luận văn thạc sĩ về nhà văn lê minh khuê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.15 KB, 111 trang )

Đang xem: Luận văn thạc sĩ về nhà văn lê minh khuê

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới GS.TS
Trần Đăng Xuyền đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận
văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong tổ bộ môn Văn học Việt Nam
hiện đại cũng như các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, khích
lệ em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Học viên

Trần Thị Toan
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Bất kì một tác phẩm nào cũng có hai phương diện nội dung và hình thức
nghệ thuật. Chúng gắn bó với nhau một cách mật thiết như hai mặt của một tờ
giấy. Nội dung là nội dung của hình thức và hình thức là hình thức của nội dung.
Xem nhẹ vai trò của nội dung, chạy theo sự tô vẽ hình thức, văn chương sẽ rơi vào
lối viết phô trương, kĩ xảo, dấu hiệu của sự bế tắc. Xem nhẹ vai trò của hình thức
nghệ thuật, chỉ chú trọng nội dung, văn chương sẽ bị mòn, bị luẩn quẩn trong
những đề tài và cách thể hiện cũ. Nghiên cứu hình thức của một đối tượng nào đó
1

(thơ, văn xuôi) là một việc làm rất khó khăn đòi hỏi sự tinh tế ở người nghiên cứu.
Hình thức là vấn đề hấp dẫn, kết tinh sự tiến hóa của nghệ thuật và tài năng thực sự
của người nghệ sĩ. Hình thức của văn xuôi rất đa dạng và phong phú, trong đó nghệ
thuật trần thuật là một phương diện quan trọng, thể hiện rõ tài năng của người cầm
bút. Tất nhiên, khi nghiên cứu nghệ thuật trần thuật, chúng tôi không tách rời nghệ

thuật với nội dung mà chúng tôi nghiên cứu nghệ thuật để làm sáng tỏ nội dung
đồng thời thấy sự đổi mới của Lê Minh Khuê về phương diện nghệ thuật.
1.2. Lê Minh Khuê là một cây bút truyện ngắn sung sức và có sức bền trong
nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn của nữ cây bút này đã theo sát và
phản ánh chân thực những biến động của cuộc sống. Trước năm 1986, truyện ngắn
của Lê Minh Khuê chủ yếu nói về những người anh hùng với giọng điệu hào hùng.
Sau năm 1986, bà chủ yếu nói về con người trong cuộc sống thường ngày với sự
đa dạng của phương thức trần thuật và giọng điệu trần thuật. Khi nhắc tới Lê Minh
Khuê, người ta nhắc đến một ngôi sao, một ngôi sao không cố gắng để tỏa sáng
nhưng vẫn nổi bật với vẻ đẹp tự thân. Văn chương của Lê Minh Khuê cũng vậy,
dung dị nhưng ý nghĩa. Có lẽ, văn chương của bà đẹp và làm say lòng người chính
bởi sự dung dị toát ra trong từng câu, từng chữ. Lê Minh Khuê hai lần đạt giải
thưởng của Hội nhà Văn Việt Nam (năm 1987 với tập Một chiều xa thành phố in
năm 1986 và năm 2000 với tập Trong làn gió heo may in năm 1999), đạt giải
thưởng của tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1994 với tập Bi kịch nhỏ (in năm
1993). Đặc biệt gần đây, bà có đạt giải thưởng văn học Quốc tế mang tên văn hào
Hàn Quốc Byeong – zu Lee lần thứ nhất (tháng 4/ 2008) với tập The Star, the
Earth, the River (Những ngôi sao, trái đất, dòng sông), nhà xuất bản Curbstone
Press của Mĩ in năm 1998. Nhìn vào những truyện ngắn của bà, chúng ta có thể
thấy sự nỗ lực không ngừng của nhà văn để làm mới mình, làm mới văn mình và
làm mới cho văn học Việt Nam hiện đại.
2

1.3. Lê Minh Khuê là cây bút quen thuộc trong chương trình trung học. Tìm
hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sẽ giúp cho việc giảng
dạy tác giả này tốt hơn. Đặt Lê Minh Khuê trong cái nhìn so sánh với các nhà văn
khác, chúng tôi sẽ thấy được một phần diện mạo của văn học Việt Nam đặc biệt là
văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Việc này sẽ phục vụ đắc lực cho công tác giảng
dạy. Là một giáo viên, tôi rất hứng thú với lối viết văn của Lê Minh Khuê, giọng

văn đa dạng, phong phú đầy nữ tính.
Vì những lí do trên, người viết quyết định chọn đề tài Nghệ thuật trần thuật
trong truyện ngắn Lê Minh Khuê.
2. Lịch sử nghiên cứu
Từ những ngày đầu cầm bút tới nay, Lê Minh Khuê đã để lại cho văn học
Việt Nam hiện đại một khối lượng tác phẩm khá lớn với hơn mười tập truyện ngắn
in riêng và những truyện ngắn lẻ được in chung trong các tập truyện với các cây
bút khác. Truyện ngắn của nhà văn phản ánh khá chân thực cuộc sống kháng chiến
cũng như cuộc sống thường nhật của con người Việt Nam với một phong cách và
một quan niệm riêng. Một số người nghiên cứu về Lê Minh Khuê trên các phương
diện khác nhau như: Hành trình truyện ngắn Lê Minh Khuê của Nguyễn Thị Mai
Loan, Truyện ngắn Lê Minh Khuê của Mai Thị Thúy Ninh, Truyện ngắn Lê
Minh Khuê (nhìn từ thi pháp thể loại) của Cao Thị Hồng, Thế giới nhân vật
trong truyện ngắn Lê Minh Khuê của Nguyễn Thị Hương,… Nghệ thuật là một
lĩnh vực khá thú vị, các công trình nghiên cứu có nhắc tới nghệ thuật của truyện
ngắn Lê Minh Khuê tuy nhiên chỉ nhắc tới một khía cạnh nào đó. Một số công
trình khi viết về Lê Minh Khuê, có đưa ra một vài nhận xét về các phương diện
khác nhau trong nghệ thuật trần thuật của tác phẩm.

3

Trong những tập đầu tay, nghệ thuật viết của Lê Minh Khuê còn non nớt với
lối thể hiện gọn, dứt khoát, có những xếp sẵn mà người đọc có thể đoán trước, biết
trước hoặc sơ sài, đơn giản đến khô khan… Người đọc có thể tìm thấy những công
thức thể hiện quan niệm giản đơn về cuộc sống của cây bút trẻ Lê Minh Khuê như
trong tập truyện Đoạn kết. Ở tập truyện này, đôi lúc, nhà văn như cố “rướn lên
một chút thành ra nhiều chỗ lạc điệu không phù hợp với tạng của Lê Minh Khuê”
<92, 3>. Nhà văn cũng có ý thức về sự đổi mới nhưng còn rất lúng túng và thực sự
chưa thành công. Nhưng với sự cố gắng không ngừng vì nghệ thuật, những hạn chế

này dần được khắc phục ở các tập truyện ngắn sau.
Nhận xét về tập truyện Cao điểm mùa hạ, Lê Thị Đức Hạnh, trong bài viết
Lê Minh Khuê – cây bút truyện ngắn sung sức, nhận thấy ngay từ những ngày
đầu cầm bút, Lê Minh Khuê đã hình thành dáng vẻ riêng trong sáng tác khi ghi lại
một cách chân thực, sống động dáng vẻ của một tầng lớp thanh niên trong thời
điểm trọng đại của đất nước, phản ánh một hiện thực hào hùng của dân tộc. Dù
chưa vượt ra những hạn chế chung của các nhà văn khác trong điều kiện lịch sử lúc
đó nhưng truyện ngắn Lê Minh Khuê mang lại cho người đọc những cảm xúc, ước
mơ bay bổng đồng thời người viết khẳng định: Lê Minh Khuê là “một cây bút nữ
có nhiều đóng góp về truyện ngắn. Từ hồn nhiên, trong trẻo đến sắc sảo, nghiêm
ngặt, chị luôn có một chất giọng riêng” <27, 27>.
Lê Minh Khuê là một cây bút trẻ từng xông pha hết mình trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước. Sang thời bình, cây bút này rất nhạy bén để chuyển chủ
đề, cảm hứng cũng như cách thể hiện hiện thực. Trong tạp chí Văn hóa doanh
nhân, Vũ Hà có viết bài Lê Minh Khuê – một cốt cách văn chương. Tác giả bài
viết thấy Lê Minh Khuê rất dễ hòa tan trong đám đông nhưng một lần đọc truyện
của cây bút ấy là không thể quên, lưu giữ trong ta một tình cảm dịu dàng, một dấu
ấn khó phai mờ trong tâm tưởng… Và một điều đáng ghi nhận là trong sáng tác,
4

Lê Minh Khuê ngày càng đằm hơn, sâu sắc hơn với một văn phong đẹp cùng sự
châm biếm tinh tường và đưa ra những nhận xét đầy tính chất khêu gợi. Lê Minh
Khuê quả là một cây bút truyện ngắn “sung sức” và có nhiều đóng góp cho truyện
ngắn Việt Nam hiện đại. Ngòi bút của Lê Minh Khuê đi sâu vào khai thác và thể
hiện mọi mặt của đời sống hiện thực đầy bề bộn, đầy ngổn ngang. Tuy nhiên, cây
bút này cũng không hoàn toàn chăm chăm vào cái hiện thực khô khan ấy mà chú
trọng nhiều hơn tới cách thức thể hiện hiện thực, để hiện thực hiện lên một cách
sinh động, sâu sắc và toàn diện. Nhà văn sử dụng một chất giọng riêng khó lẫn với
bất kì tác giả nào khác. Hồ Anh Thái khi viết lời cuối sách cho cuốn Lê Minh

Khuê, truyện ngắn chọn lọc có nói: “Chị rất có ý thức nói bằng giọng của mình tiết chế, đôi khi như chủng chẳng khô khan nhưng đầy hàm ý” <87, 339 - 440>. Hồ
Anh Thái thấy nhân vật của Lê Minh Khuê thường xuất hiện trong hai khung cảnh
chính: công trường và tập thể với những lời thoại độc đáo: “Lê Minh Khuê khéo
viết đối thoại. Gọn gàng, chắc chắn hiếm khi thừa lời và có ấn tượng. Những đối
thoại chính xác chứa đầy thông tin và ngổn ngang tâm lí” <87, 449>. Trong các tác
phẩm, giọng của Lê Minh Khuê thường điềm đạm, thấu hiểu và đấy kiềm chế.
Chính chất giọng này đã cuốn hút độc giả, gây ấn tượng mạnh cho các sáng tác của
bà.
Cùng chú ý đến ngôn ngữ và giọng điệu, Cao Thị Hồng, một người rất say
mê Lê Minh Khuê, đã đưa ra rất nhiều ý kiến sắc sảo, thú vị về truyện ngắn của
nhà văn này. Trong số các công trình nghiên cứu của mình, Cao Thị Hồng đôi lúc
có nhắc tới các yếu tố của nghệ thuật trần thuật. Cao Thị Hồng nhận thấy Lê Minh
Khuê không áp đặt tư tưởng của mình cho nhân vật, nhà văn để nhân vật tự nói lên
suy nghĩ của mình bằng việc “gia tăng tính đối thoại, nhà văn như đưa người đọc
đứng trước cuộc đối thoại cùng nhân vật và sự cọ xát giữa các nhân vật <…>. Nhìn
vào cấu trúc đối thoại của Lê Minh Khuê thấy gọn, chắc, ấn tượng, hiếm khi thừa
5

lời. Qua những đối thoại cho thấy phong cách ngôn ngữ của nhà văn, đó là ngôn
ngữ đời thường, thô ráp, góc cạnh chứ không phải ngôn ngữ được gọt rũa óng ả,
êm mượt – thứ ngôn ngữ tự nhiên như ta thường gặp trong cuộc sống hàng ngày”
<36, 30>. Ngôn ngữ của Lê Minh Khuê không cầu kì, gò câu đẽo chữ mà đó là thứ
ngôn ngữ tự nhiên như bay từ cuộc đời đầy vị mặn của mồ hôi và nước mắt. Chính
sự giản dị đó đã làm nên cái duyên riêng của nhà văn. Đặc biệt đi sâu vào giọng
điệu, Cao Thị Hồng nhận thấy, Lê Minh Khuê không thuần túy sử dụng một giọng
điệu chủ đạo nào mà sử dụng đan xen, kết hợp rất nhiều các giọng điệu khác nhau
“có giọng xót xa thương cảm, có giọng hài hước, châm biếm, có giọng sắc lạnh
khách quan” <35, 28>. Đằng sau những tác phẩm với những chất giọng khác nhau
ấy, người đọc thấy những day dứt, băn khoăn, những trăn trở dằn vặt của nhà văn

về nhân thế và kiếp người.
Mai Thị Thúy Ninh trong Truyện ngắn Lê Minh Khuê có nhận xét về cảm
hứng chủ đạo và nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê đồng thời có điểm qua
một vài nét về nghệ thuật trần thuật. Thúy Ninh nhận thấy tác giả sử dụng điểm
nhìn “của nhân vật, điểm nhìn của người trần thuật, điểm nhìn pha trộn giữa nhân
vật và người trần thuật, điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn
không gian, thời gian… Song tất cả lại ở trong tầm chi phối của điểm nhìn tác giả,
một điểm nhìn mang đậm sắc thái nữ” <77, 74>. Đồng thời, người viết có đưa ra
một chút nhận xét về giọng điệu của Lê Minh Khuê, đó là giọng châm biếm hài
hước và giọng trữ tình đằm thắm. Giọng điệu này xuất hiện ở một số tác phẩm với
những dẫn chứng được phân tích khá công phu cùng cái nhìn sắc sảo, tinh tế.
Đặc biệt trong cuốn luận văn Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh
Khuê, Đinh Lưu Hoàng Thái có nói nhiều tới nghệ thuật của truyện ngắn Lê Minh
Khuê. Tuy nhiên, tác giả luận văn chỉ chủ yếu đề cập đến vấn đề cốt truyện, không

6

gian, thời gian và nêu một vài nhận xét nhỏ về điểm nhìn và giọng điệu của truyện
ngắn Lê Minh Khuê.
Trong các công trình nghiên cứu về Lê Minh Khuê, chưa có công trình nào
đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê. Với đề
tài Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, chúng tôi mong
muốn làm sáng tỏ những đặc điểm về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của
cây bút nữ tài hoa này.
3. Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê,
chúng tôi tập trung làm rõ các phương diện cơ bản là phương thức trần thuật, ngôn
ngữ và giọng điệu trần thuật, nhằm nổi bật tài năng của cây bút dẻo dai và sung sức
này.

Luận văn còn chỉ ra sự thay đổi về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Lê
Minh Khuê theo thời gian (trước và sau 1986), làm rõ những đóng góp đồng thời
khẳng định vị thế của Lê Minh Khuê trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát truyện ngắn của Lê Minh Khuê in trong các tập:

Cao điểm mùa hạ –NXB Quân đội nhân dân, 1978

Đoạn kết – NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1981

Một chiều xa thành phố – NXB Tác phẩm mới, 1986

Bi kịch nhỏ – NXB Hội nhà văn, 1993

Lê Minh Khuê truyện ngắn – NXB Hội nhà văn 1995

Mái hiên – NXB Kim Đồng, 1998


Trong làn gió heo may – NXB Văn học, Hà Nội, 1999
7

Những dòng sông, buổi chiều, cơn mưa – NXB Hội nhà văn, 2003

Màu xanh man trá – NXB Phụ nữ, Hà Nội 2005

Một mình qua đường – NXB Hội nhà văn, 2006

Những ngôi sao, Trái đất, dòng sông (tiếng Việt) – NXB Phụ nữ, 2009

Nhiệt đới gió mùa – NXB Hội nhà văn, 2012

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khi tìm hiểu, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu
sau:
5.1. Phương pháp so sánh văn học
Chúng tôi đặt Lê Minh Khuê trong sự so sánh với các cây bút khác đặc biệt

là những cây bút nữ cùng thời, để thấy sự gặp gỡ cũng như sự khác biệt giữa Lê
Minh Khuê và các nhà văn khác về nội dung cũng như về hình thức nghệ thuật, đặc
biệt là các phương diện của nghệ thuật trần thuật.
5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện luận văn.
Trên cơ sở phân tích những truyện ngắn cụ thể, chúng tôi sẽ rút ra những điểm
chung nhất về nghệ thuật của truyện ngắn Lê Minh Khuê.
5.3. Phương pháp thống kê, phân loại
Trên cơ sở khảo sát các truyện ngắn của Lê Minh Khuê, chúng tôi sẽ thống
kê và phân loại các tác phẩm của nhà văn, tìm ra các tác phẩm được viết theo các
giọng điệu khác nhau, sử dụng các ngôi trần thuật khác nhau.
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp này sẽ được sử dụng tổng hợp
và hỗ trợ nhau một cách đắc lực.
8

6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Con đường đến với văn học và vị trí truyện ngắn Lê Minh Khuê
Chương 2: Phương thức trần thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê
Chương 3: Ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI VĂN HỌC
VÀ VỊ TRÍ TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ
1.1. Con đường đến với văn học
1.1.1. Tiểu sử
Lê Minh Khuê là một cây bút tài hoa, bà sinh ngày 6 tháng 12 năm 1949,
năm Kỉ Sửu. Lê Minh Khuê sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống

văn học. Ông nội của bà là cụ Lê Huy Đô sinh tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
9

Cụ làm một chức quan nhỏ dưới triều Khải Định và lập gia đình tại Huế. Ông
ngoại của bà là cụ Nguyễn Trinh Đàn, người Hà Đông nhưng vào Thanh Hóa dạy
học và bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Bà ngoại Lê Minh Khuê ở làng Me, Từ
Sơn, Bắc Ninh, là người thuộc dòng dõi khoa bảng. Hai miền quê Thanh Hóa và
Bắc Ninh, hai luồng văn hóa của xứ Thanh và văn hóa Kinh Bắc đã đan quyện một
cách hài hòa đồng thời ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành tài năng văn chương
của Lê Minh Khuê. Lê Minh Khuê ảnh hưởng của cả hai vùng văn hóa, tuy nhiên
có lẽ văn hóa Kinh Bắc ảnh hưởng tới bà nhiều hơn. Vùng đất Bắc Ninh với những
bài dân ca, những câu quan họ đã ngấm vào con người bà từ nhỏ, dần hình thành
một cây bút viết văn đằm thắm, trữ tình và đầy dịu dàng, duyên dáng.
Cha của Lê Minh Khuê là giáo viên dạy văn tại Thanh Hóa, vùng đất nuôi
dưỡng tuổi thơ của bà. Sinh ra và lớn lên tại Thanh Hóa nhưng thỉnh thoảng Lê
Minh Khuê có những chuyến ra ngoài bắc để thăm họ hàng. Những chuyến đi này
đã in dấu trong kí ức tuổi nhỏ, dần hình thành vốn sống, khả năng quan sát, khả
năng ghi nhớ của nhà văn. Tuổi thơ êm đềm qua mau, cha mẹ mất sớm, Lê Minh
Khuê sống với chú dì, hai người đều là giáo viên dạy văn và có một kho tàng sách
vô cùng quý giá. Đây là tài sản của chú dì mà Lê Minh Khuê đã được tiếp cận từ
khi còn rất nhỏ. Những cuốn sách vô tình để lại những ấn tượng, những tác động
mạnh tới tâm hồn cô bé Khuê khi còn đang là học sinh trung học. Những bộ sách
kinh điển của văn học thế giới được Khuê đọc từ lúc này như: Chiến tranh và hòa
bình, Sông Đông êm đềm, Phía Tây không có gì lạ, Chuông nguyện hồn ai,… Lê
Minh Khuê hình thành niềm đam mê đối với sách và việc đọc sách đồng thời có sự
ảnh hưởng từ những cuốn sách đó. Chính Lê Minh Khuê cũng nhận thấy bà có sự
ảnh hưởng rất lớn từ văn học Pháp, Nga và cả văn học Việt Nam với những cây bút
như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng. Khi tìm hiểu các tác phẩm của bà, chúng ta sẽ
thấy rõ điều này.

10

Lê Minh Khuê là người có tinh thần yêu nước, ý thức về vận mệnh của đất
nước từ rất sớm đồng thời cũng là một người quả cảm. Năm 1965, cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra ác liệt, Lê Minh Khuê khai tăng tuổi, tình
nguyện gia nhập lực lượng thanh niên xung phong, hăm hở vào tuyến đường
Trường Sơn đầy máu lửa. Trong chiến tranh, Lê Minh Khuê bắt đầu sự nghiệp của
mình bằng việc viết báo. Năm 1967, Lê Minh Khuê cộng tác với báo Tiền Phong,
viết phóng sự và kí để ca ngợi cuộc chiến đấu phi thường của nhân dân ta. Năm
1969, Lê Minh Khuê đã từ chối việc đi học mà lựa chọn việc đi làm phóng viên
cho báo Tiền Phong. Chuyện viết lách đã gắn bó với bà ngay từ ngày đó. Một nữ
phóng viên xông pha nơi chiến trường, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để quan sát, suy
ngẫm và viết về chiến tranh cùng những con người trong chiến tranh. Những bài
báo đầu tiên này trở thành nguồn tư liệu vô cùng phong phú cho những truyện
ngắn của bà sau này. Nhờ những năm xông pha nơi lửa đạn, nhà văn có dịp được
tận mắt chứng kiến cuộc chiến, những con người trong cuộc chiến để sau này viết.
Có lẽ vì vậy, những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh của Lê Minh Khuê rất
phong phú. Nhà văn có thể tái hiện một cách sinh động và đưa ra những triết lí thật
sâu sắc. Cuối năm 1973, Lê Minh Khuê viết đơn xin trở lại chiến trường khu B tiếp
tục dùng ngòi bút phục vụ chiến đấu.
Năm 1975, Lê Minh Khuê tham gia giải phóng Đà Nẵng. Năm 1976, nhà
văn về làm biên tập viên văn nghệ đài truyền hình Việt Nam. Sau hai năm, chuyển
sang làm biên tập viên văn học ở nhà xuất bản Tác phẩm Mới, nay là nhà xuất bản
Hội nhà văn Việt Nam. Lê Minh Khuê vừa làm một nhà biên tập vừa làm một nhà
sáng tác văn học, cho ra đời nhiều tác phẩm văn học có giá trị đặc biệt là truyện
ngắn.
Khi tiếp xúc với Lê Minh Khuê, chúng ta thấy bà là người đơn sơ, cổ xưa
trong cách ăn mặc cũng như ứng xử nhưng cũng là người rất mạnh mẽ, cá tính.
11

Nhiều người thấy Lê Minh Khuê là người khó tính, khó gần nhưng thực tế thì hoàn
toàn khác. Con người của bà cũng hơi đặc biệt, ít nói, trầm ngâm, ít quan tâm tới
người khác nghĩ về mình như thế nào. Ngay cả các tác phẩm của bà cũng vậy, số
phận của những tác phẩm đó, bà cũng ít quan tâm thậm chí bà còn thấy, ít người
đọc cũng không sao, miễn là bản thân thể hiện được cái tạng của mình trong đó,
bản thân mình thấy văn chương là một niềm vui thú. Khi thả mình vào các trang
viết, mình cảm thấy thực sự thoải mái, dễ chịu, nhẹ nhàng. Có lẽ, chính điều đó đã
làm cho tác phẩm của bà có được sự say mê, cuốn hút của người đọc. Trái ngược
hoàn toàn với vẻ bề ngoài hiền lành, ngôn ngữ của Lê Minh Khuê trong các tác
phẩm nhiều lúc rất đanh. Thứ ngôn ngữ này, ta thường gặp trong các trang văn của
Nam Cao, Vũ Trọng Phụng. Có lẽ, đó chính là điều làm nên sức hấp dẫn trong các
truyện ngắn của Lê Minh Khuê. Khai thác lợi thế của một nhà văn nữ, Lê Minh
Khuê thể hiện rõ sự tinh tế, nhạy cảm trong cách cảm nhận hiện thực và con người.
Bà thể hiện một cách thú vị, khéo léo những cảm xúc khó giải mã trong tâm hồn
con người. Người ta thường nói “văn là người” quả không sai. Trên báo Văn nghệ
năm 1986, Bùi Việt Thắng nhận xét: “Văn của Lê Minh Khuê, ngay từ đầu đã có
một vẻ gì đó hoang dã. Phải nói ngay là kiểu viết như thế này bộc lộ rất rõ chất
văn của chị”. Đến giờ, chúng ta thấy nhận xét đó ngày càng đúng. Cái mà Bùi Việt
Thắng gọi là “hoang dã” ấy không đồng nghĩa với tính chất tự nhiên, xô bồ mà là
một cái gì hồn nhiên, giàu bản năng – một thứ bản năng cậy nhờ vào trực giác của
người viết. Văn Lê Minh Khuê có vẻ đẹp của người phụ nữ tự tin vào nhan sắc trời
phú nên không cần trang điểm nhiều. Nó tự mình toát ra cái hấp dẫn đến hút hồn
người đọc giống như chính con người viết lên chúng vậy.
1.1.2. Quá trình sáng tác
* Sáng tác của Lê Minh Khuê trước năm 1986

12

Lê Minh Khuê bắt đầu sáng tác từ những năm 60 của thế kỉ thứ XX. Sáng
tác của bà gắn liền với cuộc chiến đấu gian nan của dân tộc Việt Nam và công cuộc
đổi mới. Dường như, Lê Minh Khuê sinh ra là để viết văn, tác phẩm đầu tiên của
bà là Nơi bắt đầu của bức tranh in trên báo Văn nghệ năm 1971 được kí với cái
tên Vũ Thị Miền. Vũ Thị Miền là bút danh của Lê Minh Khuê thời kì đầu với một
vài tác phẩm như Nơi bắt đầu của những bức tranh, Con sáo nhỏ của tôi rồi sau
đó nhà văn dùng tên khai sinh của mình để sáng tác. Bởi theo nhà văn, cái tên Vũ
Thị Miền được dùng cho phổ thông, dễ in ấn và dễ nhớ, phù hợp với thời chiến
tranh. Sáng tác của Lê Minh Khuê được chia thành hai chặng: chặng đầu là những
sáng tác trước năm 1986, chặng sau là những sáng tác từ năm 1986 đến nay.
Từ năm 1986 trở về trước đặc biệt là giai đoạn 1945 – 1975, đất nước ta diễn
ra nhiều biến cố quan trọng, tác động một cách sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã
hội và con người. Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám, cuộc Cách mạng giải phóng
dân tộc cùng cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại đã khơi dậy và phát huy cao độ
truyền thống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Văn học Việt Nam cũng gắn với
những bước đi lớn của lịch sử dân tộc nên nhanh chóng tìm được nguồn cảm hứng
mới, hướng vào thể hiện hiện thực, làm nên cuộc hồi sinh kì diệu. Năm 1964, đế
quốc Mĩ bắn phá miền Bắc nước ta, cuộc kháng chiến chống Mĩ được mở rộng. Cả
dân tộc bước vào cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cuộc
kháng chiến đặt nhân dân ta trước thử thách vô cùng khó khăn, gian khổ, đòi hỏi
huy động triệt để sức người, sức của cho kháng chiến. Trong hoàn cảnh đó, văn
học trở thành vũ khí tinh thần quan trọng, phụ vụ mục tiêu cao cả, sống còn của
dân tộc. Nền văn học nhanh chóng đứng vào đội ngũ chung, cùng cả nước ra trận.
Thời kì này, chúng ta biết đến nhiều tác phẩm giàu giá trị nhân văn như: Bức thư
Cà Mau của Anh Đức, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Trên quê hương
những anh hùng Điện Ngọc của Nguyễn Trung Thành,… Văn học thời kì này
13

được sáng tác chủ yếu với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nghệ thuật
xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật nhiều khi còn đơn giản bởi các tác giả
không dụng công nhiều cho nghệ thuật mà đặt nhiệm vụ quan trọng của đất nước
lên hàng đầu.
Hòa trong không khí chung của văn học, Lê Minh Khuê dùng ngòi bút làm
vũ khí chiến đấu, phục vụ cách mạng và cuộc kháng chiến của dân tộc. Trước năm
1986, truyện ngắn Lê Minh Khuê được tập hợp lại trong cuốn Cao điểm mùa hạ
(sáng tác vào trước năm 1975 nhưng tới năm 1978 mới in ấn và ra mắt độc giả) và
Đoạn kết (in năm 1981). Đây là những sáng tác chủ yếu nói về con người trong
cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc. Họ hiện lên là những người mang vẻ đẹp lí
tưởng, là những viên ngọc không tì vết, trong “bầu không khí vô trùng”, là những
người anh hùng được nhà văn hết lời ca ngợi. Trong chặng đường đầu tiên, ta thấy
các tác phẩm của nhà văn chủ yếu dựng lên bức tranh đời sống hiện thực với không
gian chính là không gian chiến trường. Con người được đặt vào môi trường là cuộc
chiến đấu, trong tình huống thử thách mà ranh giới của sự sống và cái chết là rất
mong manh.
Một số truyện ngắn trong giai đoạn đầu của sự nghiệp văn học, Lê Minh
Khuê sử dụng ngôi trần thuật thứ nhất, nhân vật xưng tôi và kể lại câu chuyện mà
chính bản thân mình đã trải qua với âm hưởng hào hùng ngợi ca, âm hưởng mang
đậm tính chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Lê Minh Khuê viết văn trong giai đoạn
chiến tranh khi còn là thanh niên xung phong, làm đường, lấp hố bom. Bom đạn cả
ngày, hai tai ù đặc, nhìn thấy người chết thường xuyên. Tất cả được tái hiện lại một
cách chân thực trong các tác phẩm như: Con sáo nhỏ của tôi, Nơi bắt đầu của
những bức tranh, Cao điểm mùa hạ, Con trai của những người chiến sĩ, …. Tập
truyện ngắn đầu tay, Cao điểm mùa hạ, của Lê Minh Khuê khá thành công. Tới
tập truyện thứ hai, tập Đoạn kết, người đọc thấy tập truyện không nhiều hấp dẫn
14

lắm bởi kết cấu trùng lặp ở một số truyện như: Dòng sông sữa, Căn nhà bên kia

đồi, Miền quê, Đoạn kết. Các tác phẩm xây dựng những con người lí tưởng, hết
mình cống hiến cho sự nghiệp đổi mới. Song, người đọc có thể dễ dàng đoán ra kết
thúc của tác phẩm.
Trước năm 1986, truyện ngắn Lê Minh Khuê mang đậm một cái nhìn trong
sáng, đầy tính lí tưởng. Cái nhìn đó đẹp nhưng có phần còn đơn giản, dễ dãi. Hiện
thực mà nhà văn phản ánh “có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại mà là
cái hiện thực mọi người đang mơ ước” (Nguyễn Minh Châu). Nhân vật chỉ đóng
vai trò làm đường dây xâu chuỗi các sự kiện lịch sử lại với nhau và sự kiện đã lấn
át con người. Xét về nghệ thuật, ta thấy Lê Minh Khuê chưa thực sự có nhiều sáng
tạo đột phá. Những sáng tạo của Lê Minh Khuê được thể hiện trong những truyện
ngắn giai đoạn sau năm 1986.
* Sáng tác của Lê Minh Khuê từ năm 1986 đến nay
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi mở ra một kỉ nguyên mới
cho dân tộc Việt Nam, kỉ nguyên độc lập, tự do. Năm 1986, Đảng đưa ra đường lối
đổi mới toàn diện trên mọi mặt trong đó có văn hóa, tư tưởng. Cả đất nước trải qua
cuộc trở dạ đau đớn, đời sống văn học cũng có nhiều biến động lớn lao, phức tạp.
Nhu cầu đổi mới nền văn học trở thành một nhu cầu thiết yếu. Nguyễn Minh Châu,
“người mở đường tinh anh và tài năng” trong bài Viết về chiến tranh đã đặt ra câu
hỏi và tự trả lời: “Con người hay sự kiện? Câu trả lời dường như không còn phải
lựa chọn nữa: phải viết về con người. Tất nhiên con người không tách rời sự kiện
chiến tranh. Rồi trước sau, con người cũng đã leo lên trên các sự kiện để đòi
quyền sống”. Nhu cầu nhìn lại nền văn học thời chiến tranh để đánh giá đúng
những thành công và chỉ ra những hạn chế của nó đã được nhiều nhà văn, nhà
nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm. Bằng những tìm tòi, thể nghiệm trên cả
15

sáng tác lẫn lí luận, văn học đã hình thành tư duy nghệ thuật mới trên cơ sở đổi
mới toàn diện các quan niệm về văn học, mối quan hệ giữa văn học và công chúng,
đổi mới nghệ thuật trần thuật và quan niệm về con người. Nhiều vấn đề cốt lõi, cơ

bản của văn học trước đây được xem là chân lí hiển nhiên thì bây giờ cũng phải
được xem xét lại và trở thành vấn đề gây nhiều tranh cãi, được tranh luận một cách
gay gắt, quyết liệt. Đường lối hội nhập của Đảng tạo cơ hội mở rộng, giao lưu văn
hóa với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước phương Tây, tạo điều kiện cho
nhiều trào lưu, nhiều khuynh hướng văn học phát triển mạnh, tác động tới sự tìm
tòi, sáng tạo của nhà văn và làm biến đổi nhiều mặt của đời sống văn học.
Một loạt các tác phẩm ra đời trên tinh thần đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào
sự thật như Thời xa vắng của Lê Lựu, Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam, Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,… của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của
Nguyễn Huy Thiệp, Bến không chồng của Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh,… Tất cả các nhà văn đều hướng vào hiện thực với những gì gai góc,
xù xì nhất. Hiện thực hiện lên một cách sinh động và tàn nhẫn. Nằm trong xu
hướng chung đó, Lê Minh Khuê cũng nhận thấy nhu cầu đổi mới tất yếu trong sự
nghiệp sáng tác của mình. Ngòi bút này đã xoay mình theo chiều xoay của lịch sử,
đổi mới quan niệm nghệ thuật, quan niệm con người cũng như thay đổi nghệ thuật
trần thuật. Con người hiện lên với nhiều vẻ phức tạp, trong họ có cả thiên thần và
ác quỷ, rồng phượng và rắn rết. Cái nhìn hiện thực đậm tính chất phê phán đã thay
thế cho nhãn quan lí tưởng hóa. Niềm tin vào con người và cuộc đời giờ không còn
giản đơn, niềm tin ấy phải được hình thành qua những khó khăn, thử thách thậm
chí phải được đánh đổi bằng nước mắt và máu của bản thân. Nhà văn sử dụng khá
đa dạng các ngôi trần thuật: ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba. Nhà văn không còn đồng
nhất mình với chân lí, điểm nhìn trần thuật cũng không phải là điểm nhìn của
người phán truyền chân lí. Tác giả đã trần thuật từ nhiều điểm nhìn đồng thời
16

người đọc có thể “đồng sáng tạo” với tác giả trong quá trình tìm hiểu nội dung tác
phẩm. Trước năm 1986, Lê Minh Khuê chủ yếu sử dụng giọng điệu trang trọng
hào hùng với ngôn ngữ trang nhã, đậm màu sắc sử thi thì giờ đây, nhà văn sử dụng
đa dạng các giọng điệu với ngôn ngữ giản dị, suồng sã, đưa văn chương về với

Xem thêm: Giải Bài Tập Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Và Tập 2, Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 4

cuộc đời.
Sự đổi mới này thể hiện trong hầu hết các sáng tác của nhà văn từ năm 1986
đến nay và nó được đánh dấu bằng tập truyện Một chiều xa thành phố. Sự tinh tế,
nhạy cảm của một cây bút nữ đã giúp Lê Minh Khuê quan sát và phản ánh một
cách chính xác sự biến đổi âm thầm nhưng mạnh mẽ của con người hiện đại trong
cuộc sống tiện nghi, vật chất. Những con người đó sẵn sàng chà đạp lên tình máu
mủ ruột thịt, đối xử với ân nhân của mình một cách vô nhân tính. Nhân vật Đáng
trong Xóm nhỏ sẵn sàng lừa dối, đổi xử tàn ác với một bà cô đã cưu mang nó
trong suốt thời gian nó học đại học, lo lắng, chăm chút cho nó. Nhưng cuối cùng
khi bà ốm, nó để mặc bà rồi chiếm không căn nhà của bà. Với cái nhìn của người
đứng ngoài câu chuyện và giọng kể khách quan, lạnh lùng, sự tàn nhẫn của Đáng
và sự đáng thương của bà cô hiện lên một cách rõ nét. Với một loạt các tác phẩm
như: Dòng sông, Ngày đi trên đường, Chuyện nhỏ hồi chiến tranh, Một chiều xa
thành phố, Bật rễ,… tập truyện đánh dấu sự đổi mới của Lê Minh Khuê trong
nghệ thuật trần thuật, mở đường cho một loạt những thành công sau này của tác
giả.
Sau thành công bước đầu, Lê Minh Khuê phải đối mặt với khá nhiều sóng
gió vào năm 1993 khi tập Bi kịch nhỏ ra mắt công chúng. Tập truyện với một loạt
các tác phẩm như Anh lính To – ny D, Đồng đô la vĩ đại, Đồng tiền có màu xanh
huyền ảo, Bi kịch nhỏ,… Tập truyện làm người đọc sững sờ và bàng hoàng trước
sự tha hóa khủng khiếp về nhân cách con người. Vì đồng tiền con người có thể làm
tất cả mọi chuyện. Bi kịch nhỏ bị coi là “bảy cuốn sách tai tiếng” (Đậu Thị Vĩnh),
17

khiến người đọc bị đè nặng trong bầu không khí oi bức, nặng nề, ghê sợ, mất hết
lòng tin đối với con người và cuộc đời. Đây bị coi là một cuốn sách không trung
thực khi tác giả xuyên tạc sự thật, chỉ viết theo định kiến chủ quan về con người và
cuộc đời, khiến con người tự thất vọng về mình và những người xung quanh.
Người đọc bị sốc khi tác giả lột trần bản chất con người trên trang giấy. Lê Minh

Khuê bị phê phán mạnh mẽ vì thóa mạ con người. Nhưng cuối cùng, thời gian đã
trả lại cho tập truyện một vị trí xứng đáng và những đóng góp của Lê Minh Khuê
đã được ghi nhận. Nhà văn không hề thóa mạ con người mà phơi trần sự xấu xa
của con người với mong muốn con người trở nên tốt đẹp hơn, người gần với người
hơn thông qua cách kể và giọng kể đầy thâm trầm đôi lúc xen lẫn sự mỉa mai giễu
nhại sâu cay. Ngòi bút trần thuật của Lê Minh Khuê đã trở nên khá dày dạn với
một bi kịch không thể bị lãng quên trong thời gian.
Tài năng của Lê Minh Khuê được khẳng định trong những tập truyện ngắn
sau của mình như: Mái hiên xuất bản năm1998, Trong làn gió heo may xuất bản
năm 1999, Những dòng sông, buổi chiều, cơn mưa in năm 2003, Màu xanh man
trá in năm 2005, Một mình qua đường in 2006, Những ngôi sao, Trái đất, dòng
sông in năm 2009. Tập truyện Những ngôi sao, Trái đất, dòng sông đã nhận được
nhiều ý kiến tán thưởng của độc giả. Tập truyện tổng hợp các tác phẩm của Lê
Minh Khuê được mở đầu với Một buổi chiều thật muộn và Những ngôi sao xa
xôi đồng thời kết thúc với Dòng sông và toàn bộ cuốn truyện là những câu chuyện
xoay quanh đời sống nhân sinh, thế sự với bao trăn trở, âu lo của người cầm bút.
Với nghệ thuật trần thuật sắc sảo, Lê Minh Khuê đã viết về con người với tất cả sự
thành thật vốn có. Có những người thật đẹp, thật anh hùng như những con người
trong Những ngôi sao xa xôi, có những người sống thiên về nội tâm, lưu giữ trong
mình những tình cảm đẹp như Mong manh như là tia nắng nhưng cũng có những
con người tầm thường, ti tiện như nhân vật trong Đồng đô la vĩ đại, Anh lính To 18

ny D, Bi kịch nhỏ,…. Tập truyện khẳng định tài năng của Lê Minh Khuê không
chỉ trong việc nêu lên hiện thực mà còn thể hiện tài năng của bà trong cách thể hiện
hiện thực đó.
Và gần đây nhất, Lê Minh Khuê một lần nữa khẳng định vị thế của mình với
tập truyện Nhiệt đới gió mùa ra mắt độc giả năm 2012. Tập truyện có những tác
phẩm viết về chiến tranh nhưng không phải là một cuộc chiến đấu hào hùng mà là
một cuộc chiến tranh nhân danh con người và quyền sống của con người để lên

tiếng. Đó không còn là cuộc chiến chính nghĩa nữa mà là một cuộc chiến phi nghĩa
với cả hai bên tham chiến. Cuộc chiến đã qua đi nhưng dư âm của nó vẫn còn trong
lòng người. Vết thương trên thịt da đã lành nhưng trong tâm hồn con người vẫn
hằn in những thương tổn mà không có bất kì điều gì có thể xóa bỏ. Những ti tiện,
những xấu xa của người từng là anh hùng trong chiến đấu cũng được hiện lên một
cách rõ nét trong tập truyện. Đọc những tác phẩm trong Nhiệt đới gió mùa, người
đọc có thể thấy, Lê Minh Khuê đã gặp gỡ các cây bút như Nguyễn Minh Châu,
Bảo Ninh,… khi viết về đề tài chiến tranh và thời hậu chiến. Mười hai truyện ngắn
trong tập Nhiệt đới gió mùa đã gây hứng thú với người đọc. Cuốn sách nói đến câu
chuyện thời chiến tranh với những tình tiết có thật, với câu chuyện éo le của hai
bên chiến tuyến đã thu hút sự chú ý của rất nhiều độc giả.
Theo thời gian, văn chương Lê Minh Khuê có những tiến bộ vượt bậc, có
nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại về nghệ thuật trần thuật, thể
hiện nỗ lực đổi mới không ngừng của một cây bút luôn cố gắng mang lại những
cách tân cho văn chương của mình.
1.2. Vị trí truyện ngắn Lê Minh Khuê
* Vị trí truyện ngắn trong sự nghiệp sáng tác của Lê Minh Khuê

19

Lê Minh Khuê bắt đầu cầm bút viết những bài phóng sự phản ánh hiện thực
cuộc chiến, ca ngợi, cổ vũ con người trong chiến đấu. Những bài phóng sự đó đã
đưa nhà văn đến với sự nghiệp viết văn và gắn cuộc đời mình với ngòi bút. Trong
suốt thời gian cầm bút, Lê Minh Khuê thử tài với nhiều thể loại khác nhau. Năm
1990, nhà văn cho ra đời tiểu thuyết Em đã không quên. Năm 1988, nhà văn in
cuốn truyện kí Thiếu nữ mặc áo dài xanh. Nhà văn cũng sáng tác bút kí Những
người miền Tây, Chú và cháu năm 1999 – 2000. Khi viết những truyện dài hoặc
tiểu thuyết, Lê Minh Khuê thấy dường như đấy không phải là mình. Nhà văn thích
viết cái gì ngắn gọn, súc tích, những gì dài lê thê làm nhà văn thấy không hứng thú.

Bà tự thấy phục những người viết tiểu thuyết, nhà văn cho rằng viết tiểu thuyết hay
cực kì khó. Tiểu thuyết trói chân người viết ở bàn, cần tập trung tư duy để phát
triển mạch truyện. Viết tiểu thuyết có cái cực nhọc của nó dù viết truyện ngắn cũng
có cái nhọc nhằn riêng. Lê Minh Khuê thấy bản thân không có duyên với thể loại
dài hơi này. Nhà văn chỉ muốn chớp lấy một khoảnh khắc của cuộc sống rồi ghi
lại, chụp lại kèm theo cảm nghĩ, suy tư của bản thân.
Trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại của nhà xuất bản Hội Nhà văn in
năm 1997, Lê Minh Khuê đã chia sẻ: “Văn chương như thể thao. Mỗi lần nhảy qua
được xà, nhà văn muốn đạt kỉ lục cao hơn chút nữa. Nhưng tôi lại mong người ta
cư xử với nhà văn như một ngôi sao sáng trong thể thao. Anh ta có thể dừng lại ở
mức nào đấy và hãy xem anh ta đã đạt được chiến công… Khi nhà văn im lặng
đừng nên than phiền và lu loa rằng anh này chưa từng nhảy qua xà… Có thể, năm,
mười năm đi nữa, những nhà văn lúc này đang gây chấn động, sẽ vì lí do nào đó
không viết nữa, thì hãy xem đó là tất nhiên và không nên phủ nhận quãng thời gian
này của họ. Họ đã nhảy qua xà. Như thế mới là văn chương. Như thế mới là thể
thao. Tôi thích những nhà văn hiện nay thoát được cái gọi là chủ nghĩa tình cảm,
tránh được thói biện luận dài dòng vô nghĩa và tránh cả cái nhìn thiển cận. Tôi
20

cũng mê những người nhìn được bí mật của tương lai… Văn chương sẽ sống cái
sức sống tự nhiên của nó. Nhưng như tất cả mọi việc trên đời này, văn chương
cũng có giới hạn, có sự sáng lên, sự mất đi, có cái cao cả, nhưng cũng có cái bình
thường”. Nữ sĩ cũng có giới hạn với tiểu thuyết, bút kí và có duyên với truyện
ngắn. Đối với Lê Minh Khuê, dường như thể loại chọn nhà văn, thể loại truyện
ngắn tự tìm đến với nhà văn để nhà văn trổ tài. Lê Minh Khuê cho ra đời hơn mười
tập truyện ngắn in riêng. Ngoài ra, các truyện ngắn của bà còn được in chung với
các nhà văn khác như Hai mươi mốt truyện ngắn trên báo văn nghệ (1995), Ba
mươi lăm truyện ngắn nữ chọn lọc (1997), Truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi
mới (2001), Những truyện tình lãng mạn (2005), Thần dược của sắc đẹp (2006),

Quỹ đạo những mảnh đời (2006), Văn chương một thời để nhớ (2006), Truyện
ngắn hay 2006 (2006), Trăng gầy (1993), Truyện ngắn tuổi 20 (2006),…
Những sáng tác độc đáo mang lại cho nhà văn rất nhiều giải thưởng. Truyện
ngắn Hai người bạn đạt giải B của tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1983 – 1984.
Truyện ngắn Bi kịch nhỏ đạt giải thưởng của tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1994.
Tác phẩm Câu chuyện tác thành đạt giải nhất cuộc thi báo Tiền Phong năm 2004.
Năm 1987 và năm 2001 bà đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam với hai tập
Một chiều xa thành phố và tập Trong làn gió heo may. Đặc biệt, gần đây bà vinh
dự là nhà văn đầu tiên đạt giải thưởng văn học quốc tế mang tên văn hào Hàn Quốc
Byeong – zu Lee lần thứ nhất (tháng 4/ 2008) với tập truyện ngắn: The Stars, The
Earth, The River (Những ngôi sao, trái đất, dòng sông) do Nhà xuất bản
Curbstone Press ấn hành ở Mỹ. Thông báo của Hội đồng Giải thưởng ngày
7/3/2008 viết: “Là một nhà văn nữ hàng đầu, Lê Minh Khuê ban đầu được biết đến
bằng những tác phẩm viết về các cô gái tham chiến trong cuộc chiến tranh giữ
nước. Tác phẩm thời hậu chiến của bà quan tâm đến hậu quả chiến tranh đối với
đất nước mình, những vấn đề sau khi thống nhất đất nước, sự nghèo đói và tình
21

trạng xói mòn văn hoá và tinh thần khi đất nước chuyển sang một xã hội tiêu thụ.
Những vấn đề này được thể hiện bằng một văn phong đẹp, chua xót và trang
nghiêm”. Giải thưởng Byeong – zu Lee được thành lập từ Liên hoan Văn học Quốc
tế Hadong năm 2007, mỗi năm xét trao giải cho một nhà văn duy nhất. Ứng viên
được chọn trong số các nhà văn xuất sắc của Hàn Quốc và nhiều nước trên thế
giới. Lê Minh Khuê là nhà văn đầu tiên được nhận giải thưởng vinh dự này, trị giá
10.000 đô la, vào ngày 25/4/2008 trong dịp Liên hoan Văn học Quốc tế tổ chức tại
thành phố Hadong (Hàn Quốc). Đây là tác phẩm viết về thời hậu chiến, hậu quả
của chiến tranh trên mảnh đất hình chữ S. Phần thưởng từ giải thưởng này là rất
lớn. Nhưng điều lớn lao với Lê Minh Khuê không phải là giá trị vật chất của giải
thưởng mà quan trọng đây là một giải thưởng quốc tế. Lê Minh Khuê đã khẳng

định tên tuổi của mình đồng thời khẳng định của vị thế của đất nước ta với bạn bè
thế giới thông qua những trang văn. Thành công của Lê Minh Khuê không chỉ
được trong nước công nhận mà được cả thế giới ghi nhận. Lê Minh Khuê vui mừng
khôn xiết khi trong cuốn Nghệ thuật truyện ngắn thế giới (The Art of the Short
Story) do Mĩ in ấn đã có tên tuổi của nhà văn với tác phẩm Những ngôi sao xa
xôi. Về tác phẩm Những ngôi sao xa xôi , Vũ Hà, người chuyển thể truyện ngắn
của Lê Minh Khuê thành kịch bản truyền thanh đã từng nhận xét: “Những câu
chuyện kể về những cô gái thanh niên xung phong, những người con gái chưa một
lần yêu nhưng trái tim nhiệt huyết với một lí tưởng cao đẹp, dâng hiến tuổi thanh
xuân đẹp nhất cho đất nước với bao nỗi niềm thầm kín. Nhưng ngời lên vẫn là tình
yêu cuộc sống, khát khao những giây phút bình yên. Cảm động vô cùng. Đọc cứ
rưng rưng…”. Nguyễn Đình Thi cũng nhận xét về tác phẩm, coi “đó là tác phẩm
không thừa không thiếu, mọi chi tiết đều không xê xích được đi đâu mà vẫn giản
dị, tự nhiên như cuộc sống…”. Truyện của Lê Minh Khuê như có một ma lực nào
đó hút hồn người đọc, càng đọc càng thấy những điều thú vị, càng ngẫm càng thấy
hay. Truyện ngắn của nữ sĩ rất bình dị nhưng dường như được soi bằng một thứ
22

ánh sáng kì lạ nào đó. Những chuyện Lê Minh Khuê viết ra không chuyện nào
giống chuyện nào, có những chuyện đượm mùi chua xót nhất là những tác phẩm
viết ở giai đoạn sau nhưng chúng đều mang đến dư vị khó quên cho người thưởng
thức, để họ được trải nghiệm những cảm giác khác nhau. Thể loại truyện ngắn đã
mang lại vinh dự cho Lê Minh Khuê. Trong bộ Từ điển Tiểu sử Văn học của nhà
xuất bản Gale – Cengage Learning giới thiệu các nhà văn khu vực Đông Nam Á,
Lê Minh Khuê vinh dự được nhắc tới trong bộ sách này và được coi là một trong
số nhà văn Việt Nam đương đại có ảnh hưởng lớn nhất, viết về con đường đi của
thế hệ mình từ trong những cánh rừng về lại với cuộc đấu tranh phức tạp hơn của
đời sống hậu chiến – cả về thể xác, tinh thần, tình cảm và tư tưởng. Truyện ngắn
chính là thể loại thành công nhất, chiếm vị trí quan trọng nhất trong sự nghiệp sáng

tác của Lê Minh Khuê.
* Vị trí truyện ngắn Lê Minh Khuê trong văn học Việt Nam đương đại
Có lúc, Lê Minh Khuê tâm sự về nguyên nhân đưa bà đến với nghề viết văn,
bà nói một nguyên nhân vô cùng đơn giản: Vào năm mười bảy tuổi, khi nằm trong
quân y viện, một người lính ghé qua cho bà mượn sách. Thấy bà đọc rất nhiều,
người lính gợi ý tại sao bà không viết văn. Từ đó, Lê Minh Khuê bắt đầu viết
những bài cho báo Tiền Phong. Không ngờ, chính những bài báo ban đầu đó đã
đưa nhà văn dần tiến tới nghề gắn với bà suốt cuộc đời và mang lại nhiều vinh
quang cho bà. Lê Minh Khuê dần khẳng định được vị trí của mình trong nền văn
học Việt Nam đương đại với sự tìm tòi, đổi mới về lối viết cùng những tư tưởng
tiến bộ. Đọc trang văn của Lê Minh Khuê, người đọc thấy được hoàn toàn thỏa
mãn về nhu cầu thẩm mĩ. Ngòi bút trong tay nhà văn trở thành chiếc dao thần kì có
thể luồn lách, mổ xẻ và nhìn thấu tâm can của con người khiến người đọc tưởng
như bị phơi trần trước mắt tác giả. Nhà văn có thể thể hiện tất cả những tình cảm
giản đơn nhất ai cũng có thể cảm nhận được nhưng không phải ai cũng nói ra được.
23

Lê Minh Khuê đặt chúng ta vào những tình huống nghẹt thở, không biết phải giải
quyết ra sao, người đọc phải suy nghĩ rồi cuối cùng hài lòng về cách giải quyết
thông minh, hợp lí của người viết. Lê Minh Khuê đã khẳng định tên tuổi của mình
trong nền văn học bằng một loạt các giải thưởng văn học mà chúng tôi vừa nhắc
tới trong phần trước.
Từ sau năm 1975 và đặc biệt từ sau năm 1986, văn học Việt Nam hiện đại có
xu hướng hướng về hiện thực đời sống, phản ánh chân thực hiện thực và khát khao
tìm đến một cách viết mới, coi cách viết là mối quan tâm hàng đầu để hiện đại hóa
văn học. Nhiều cây bút lặng lẽ tìm kiếm và sáng tạo cách viết. Dường như, văn học
trở về với chính nó khi nó tự khẳng định mình bằng những cách tân về nghệ thuật.
Trong xu hướng chung này, Lê Minh Khuê đã thực hiện sự đổi mới bằng chính các
tác phẩm của mình. Bà đã mạnh dạn đổi mới và thể nghiệm lối viết mới. Những

sáng tác của bà khẳng định đường lối đổi mới văn nghệ là hoàn toàn đúng đắn. Với
sự mạnh dạn đổi mới, Lê Minh Khuê đã đạt được nhiều thành công và khẳng định
tên tuổi của mình trong làng văn.
Với những gì đã đạt được, Lê Minh Khuê góp phần cổ vũ, khích lệ các cây
bút trẻ khác trong sự nghiệp của mình. Lê Minh Khuê là nhà văn tiêu biểu trong số
các nhà văn nữ Việt Nam và là cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.
*Tiểu kết
Những phóng sự đăng báo đã dẫn Lê Minh Khuê đến với con đường sáng
tác văn chương một cách tình cờ. Thử bút với nhiều thể loại khác nhau nhưng nhà
văn như có mối duyên nợ với truyện ngắn nên đã gắn bó ngòi bút của mình với thể
loại này và bà đạt được khá nhiều thành công với thể loại truyện ngắn. Nhìn lại quá
trình sáng tác truyện ngắn của Lê Minh Khuê trước và sau năm 1986, chúng ta có
thể thấy nữ sĩ luôn trăn trở, vật lộn, tìm kiếm một cách nhìn mới, một cách thể hiện
24

mới trong tác phẩm của mình. Nghệ thuật trần thuật cũng biến đổi cho phù hợp với
nội dung, phù hợp với cái nhìn hiện thực sắc sảo, già dặn. Trước năm 1986, nhà
văn hướng tới những người cầm súng chiến đấu vì Tổ quốc và những người hết
mình vì sự nghiệp xây dựng xã hội mới với cảm hứng ngợi ca, tự hào. Phù hợp với
nội dung này, trong các sáng tác, nhà văn sử dụng chủ yếu ngôn ngữ trang trọng,
giọng hào hùng, ngợi ca đầy tự hào. Từ năm 1986 đến nay, nhà văn hướng đến
hiện thực và con người “đa sự đa đoan” (Nguyễn Minh Châu) nên nghệ thuật trần
thuật cũng có sự chuyển biến. Sự thay đổi trong nghệ thuật trần thuật cho thấy nỗ
lực bám sát đời sống cũng như những thay đổi của nhà văn trong cái nhìn hiện thực
và con người. Chính điều đó đã cho ra đời những tác phẩm nhiều chủ đề, những tác
phẩm phức tạp, nhiều tầng, nhiều vỉa, đòi hỏi sự nỗ lực trong tiếp nhận của độc giả.
Từ khi cầm bút sáng tác tới nay, Lê Minh Khuê có sự tiến bộ rõ rệt trong nghệ
thuật trần thuật. Đó là lí do vì sao truyện ngắn của nhà văn luôn chiếm được sự ưu
ái của người đọc và đây cũng là niềm hạnh phúc trong đời của Lê Minh Khuê như

bà từng tâm sự: “Khi viết ra một cái gì đấy, chỉ độ mười người đọc cẩn thận, là đã
hạnh phúc”. Những tác phẩm của bà không chỉ được người đọc trong nước mà còn
được cả người đọc trên thế giới đón nhận và coi như tài sản quý giá.

25

Tài liệu liên quan

*

Biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 63 1 4

*

Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 83 1 3

*

Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 153 1 3

*

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT THA HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU 1975 8 354 1

*

Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 63 1 8

*

Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 197 62 1 7

Xem thêm: Đồ Án Kiến Trúc Biệt Thự 2 Tầng, Đồ Án Thiết Kế Kiến Trúc Biệt Thự

*

Biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn minh châu 64 843 3

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn