luận văn phát triển kinh tế hộ gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.87 KB, 26 trang )

Đang xem: Luận văn phát triển kinh tế hộ gia đình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN NGỌC SƠN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUY NHƠN

Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 60.31.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2012

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Hữu Hòa

Phản biện 1: PGS. TS. Bùi Quang Bình

Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Trọng Hoài
.

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
05 tháng 01 năm 2013

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
– Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng;
– Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn hai thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới cùng với
sự chuyển biến to lớn của nền kinh tế, kinh tế hộ gia đình (kinh tế
hộ) đã từng bước phát triển và ngày càng khẳng định vai trò, vị trí
của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của
Nhà nước. Tính đến cuối năm 2011 cả nước có 4.236.352 hộ kinh
doanh cá thể phi nông nghiệp; giải quyết việc làm cho 8.071.686
lao động. Vai trò của kinh tế hộ ngoài giải quyết việc làm, tăng thu
nhập, tăng thu cho ngân sách còn là mạng lưới rộng lớn phát
triển về tận những vùng xâu, vùng xa mà các lĩnh vực kinh doanh
khác không đáp ứng được. Nhờ đó, kinh tế hộ là kênh lưu thông
hàng hóa tới vùng sâu vùng xa giúp cân đối thương mại, phát triển
kinh tế địa phương.
Mặc dù vậy, trong nhiều năm qua khu vực kinh tế hộ vẫn
có quy mô kinh doanh nhỏ, công nghệ thiếu hiện đại, chất lượng
sản phẩm chưa có sức cạnh tranh cao nhưng lại đối mặt trước
nhiều thách thức khó khăn về vốn, lao động, mặt bằng… đặc biệt
là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế thế giới, khu vực và
trong nước có nhiều biến động, sức mua giảm làm cho một số hộ
kinh doanh có nguy cơ phá sản. Nhà nước mới chỉ có chính sách
hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có chính sách riêng để
hỗ trợ riêng cho kinh tế hộ. Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu một
cách hệ thống, bao quát về thực trạng kinh tế hộ từ đó đưa ra các
giải pháp phát triển tốt hơn đối với thành phần kinh tế này trong
thời gian đến.
2

Quy Nhơn hiện có 17.813 hộ kinh doanh, giải quyết việc
làm cho 27.249 lao động, đóng góp GDP khoảng 954.124 nghìn
đồng, nộp ngân sách khoảng 36 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá
trình phát triển, kinh tế hộ cũng đang gặp nhiều khó khăn cần

được tháo gỡ.
Với mong muốn góp phần đưa ra các giải pháp phát triển
kinh tế hộ được tốt hơn tôi xin chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp
phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn Quy Nhơn”. Đề tài
tập trung phân tích thực trạng quản lý kinh tế hộ trên cơ sở đánh
giá những kết quả đạt được, chỉ ra nguyên nhân hạn chế, từ đó đề
xuất giải pháp phát triển kinh tế hộ tốt hơn trong thời gian đến.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
– Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đặc điểm,
vai trò, vị trí và các công cụ chính sách sử dụng trong việc hỗ trợ
và kiểm soát quá trình phát triển kinh tế hộ trong điều kiện công
nghiệp hóa đất nước.
– Làm rõ thực trạng, chỉ ra những thành công, hạn chế và
các nguyên nhân dẫn đến hạn chế của kinh tế hộ trên địa bàn Quy
Nhơn thời gian qua.
– Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy phát
triển và tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với khu vực kinh
tế hộ của thành phố Quy Nhơn đến năm 2015 và tầm nhìn đến
năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Do lĩnh vực kinh tế hộ tương đối
rộng nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
kinh tế hộ (hộ kinh doanh cá thể) không bao gồm các hộ trực tiếp
3

tham gia sản xuất nông nghiệp. Đề tài cũng đi nghiên cứu các hộ
kinh doanh đã ký và chưa đăng ký kinh doanh.
– Phạm vi nghiên cứu:
* Không gian nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu các hộ
kinh doanh phi nông nghiệp có trụ sở tại Quy Nhơn, không phân

biệt có hay không có hộ khẩu thường trú.
* Thời gian nghiên cứu: Số liệu thu thập trong 5 năm gần
nhất (từ 2007-2011) và dự kiến sẽ áp dụng đến năm 2015, tầm
nhìn đến năm 2020.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
– Làm rõ thực trạng phát triển kinh tế hộ trên địa bàn Quy
Nhơn, nhằm đưa ra các giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế hộ cho
phù hợp với điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa và phát triển
kinh tế thị trường.
– Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế hộ trên địa bàn
Quy Nhơn được tốt hơn trong thời gian đến.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn tóm tắt được trình
bày thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế hộ.
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế hộ trên địa bàn
thành phố Quy Nhơn.
Chương 3: Giải pháp phát triển kinh tế hộ trên địa bàn
thành phố Quy Nhơn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
6. Tổng quan tài liệu

4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ
HỘ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA
1.1.1. Khái niệm kinh tế hộ
Trong lịch sử kinh tế Việt Nam, có nhiều khái niệm về

kinh tế hộ. Tuy nhiên, các khái niệm đều xem “hộ” là một cơ sở
kinh tế có các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu gia đình, sử dụng chủ
yếu sức lao động của gia đình để sản xuất và thường nằm trong hệ
thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được đặc trưng bởi sự tham
gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ
hoàn hảo không cao.
Về mặt pháp lý, kinh tế hộ được thể hiện dưới hình thức hộ
cá thể (hay hộ kinh doanh cá thể). Cơ sở pháp lý của loại hình hộ
cá thể được thiết lập chính thức ở Nghị định 27-HĐBT của Hội
đồng Bộ trưởng ngày 09/3/1998. Tên gọi “Hộ kinh doanh cá thể”
được ghi nhận tại Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/12/2000
và Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004. Hiện nay, theo
Nghị định số 36/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 và Nghị định số
43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ, hộ kinh doanh
được định nghĩa như sau: Hộ kinh doanh do một cá nhân là công
dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm
chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không
quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
1.1.2. Đặc điểm của kinh tế hộ
– Kinh tế hộ không có tư cách pháp nhân:
5

Theo Điều 84 Bộ luật dân sự quy định một tổ chức có tư
cách pháp nhân phải đủ 04 điều kiện: (1) Thành lập hợp pháp; (2)
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; (3) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ
chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó và (4) nhân danh
mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Do
kinh tế hộ không đủ điều kiện về tổ chức và tài sản nên không phải
là pháp nhân.

– Kinh tế hộ là hình thức kinh doanh có quy mô nhỏ:
Theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP thì kinh tế hộ chỉ được
sử dụng tối đa không vượt quá 10 lao động và chỉ được kinh
doanh tại một địa điểm do đó xét về quy định của pháp luật hộ
kinh doanh thường có quy mô nhỏ.
– Chủ hộ chịu trách nhiệm vô hạn các khoản nợ:
Do không phân biệt được tài sản của hộ kinh doanh với
chủ hộ nên lợi nhuận làm ra của hộ cũng là của chủ hộ. Do đó, chủ
hộ phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của hộ bằng
toàn bộ tài sản của mình.
– Tính bền vững của kinh tế hộ không cao:
Do đặc thù hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, thiếu vốn, ngành
nghề kinh doanh thường không ổn định nên trong quá trình kinh
doanh dễ bị chấm dứt hoạt động do đó tính bền vững của kinh tế
hộ là không cao.
– Trong kinh tế hộ, không phân biệt được giữa lao động
của chủ hộ với người lao động làm thuê:
Trong kinh tế hộ, chủ hộ vừa quản lý vừa kiêm luôn công
việc của người lao động. Do đó, rất khó phân biệt lao động nào là
lao động của chủ hộ và lao động làm thuê.
6

1.1.3. Vai trò của kinh tế hộ
– Đóng góp GDP cho kinh tế của địa phương.
Kinh tế hộ gia đình đã có những đóng góp nhất định vào
tổng sản phẩm (GDP) cho kinh tế thành phố. Mức đóng góp trung
bình giai đoạn 2007-2011 là 6,7%, trong đó riêng năm 2011 là
7,7% tương ứng với số tiền là 335.986 triệu đồng.
– Đóng góp vào tổng thu NSNN địa phương.
Năm 2011 kinh tế hộ đã đóng góp khoảng 36 tỷ đồng/tổng

số thu của thành phố là 584 tỷ đồng và tăng gấp đôi số thu năm
2007, số thu bình quân giai đoạn 2007-2011 là 27,2 tỷ đồng.
– Kích thích, thúc đẩy thị trường phát triển.
Đối với thị trường đầu vào, kinh tế hộ tham gia thị trường
thông qua việc cung ứng các nguyên vật liệu do khai thác hoặc thu
mua lại của người dân. Đối với thị trường bán ra, kinh tế hộ tham
gia phân phối hàng hóa đến trực tiếp người tiêu dùng nhất là vùng
xa, vùng sâu.
– Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
Năm 2011 lao động ở khu vực này của cả nước là
8.701.686 người và của Bình Định là 144.793 người. Hiện nay,
khi việc làm ở các công ty giảm sút thì lĩnh vực kinh tế hộ giúp
tạo thêm việc làm cho người lao động.
– Nâng cao thu nhập cho người lao động.
Hiện nay cả nước có khoảng 8.071.686 lao động cá thể, do
đó kinh tế hộ ngoài tạo việc làm còn giúp nâng cao thu nhập, xóa
đói giảm nghèo cho người dân.
– Tiền đề phát triển thành công ty, doanh nghiệp.
7

Kinh tế hộ còn có ý nghĩa trong việc tạo ra tiền đề, cơ sở
ban đầu để phát triển lên công ty, doanh nghiệp.
1.1.4. Khái niệm phát triển kinh tế hộ
Phát triển kinh tế hộ là sự tăng trưởng cả về mặt lượng lẫn
mặt chất của hộ kinh doanh. Về mặt lượng, phát triển kinh tế hộ
thông qua sự gia tăng số hộ; gia tăng quy mô từ đó làm gia tăng
kết quả đầu ra. Về mặt chất, phát triển kinh tế hộ được thể hiện ở
sự gia tăng hiệu quả kinh doanh của chính hộ kinh doanh, nâng
cao chất lượng sản phẩm; gia tăng tích lũy; gia tăng đóng góp cho
xã hội.

1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
1.2.1. Phát triển về mặt số lượng
Phát triển số lượng hộ kinh doanh là sự gia tăng về số
lượng hộ, số lượng hộ kinh doanh gia tăng hàng năm chứng tỏ hộ
kinh doanh ngày càng phát triển. Để phát triển nhanh về số lượng
hộ kinh doanh Nhà nước cần có những chính sách như thúc đẩy
các hộ gia đình, các đơn vị kinh tế tập thể hoặc những doanh
nghiệp kinh doanh không hiệu quả chuyển sang kinh tế hộ.
1.2.2. Phát triển về mặt chất lượng.
Phát triển kinh tế hộ về mặt chất lượng là việc gia tăng chất
lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh của lĩnh vực kinh tế hộ theo
một số tiêu chí đánh giá nhất định nào đó. Phát triển về chất
lượng hộ kinh doanh thường thấy ở việc cải thiện trình độ quản lý,
trình độ công nghệ, tỷ lệ tài sản/lao động được nâng lên, chất
lượng sản phẩm…
1.2.3. Phát triển về mặt quy mô.
Mở rộng quy mô hộ kinh doanh là quá trình tăng năng lực
8

sản xuất kinh doanh của từng hộ kinh doanh, là tiêu chí phản ánh
tổng hợp sự kết hợp một cách có hiệu quả các yếu tố nguồn lực
như về tổ chức, kỹ thuật, nhân sự, cơ sở vật chất và về tài chính hộ
kinh doanh.
1.2.4. Phát triển về mặt cơ cấu.
Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản
xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng
sản xuất vật chất và được thể hiện ở hai khía cạnh chất lượng và số
lượng. Muốn phát triển cơ cấu kinh tế nên tập trung việc đẩy mạnh
tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP; hình thành các vùng
kinh tế dựa trên lợi thế địa phương; chuyển dịch cơ cấu kinh tế …

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.3.1. Chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước về phát triển kinh tế hộ.
Đảng, Nhà nước luôn có những chủ trương, chính sách
nhất quán khuyến khích kinh tế hộ phát triển, điều này đã được
Đảng ta tiếp tục khẳng định lại tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI. Đây là nền tảng để kinh tế hộ phát triển.
1.3.2. Tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Quy Nhơn có nhiều sản phẩm truyền thống đặc trưng
nhưng nằm còn rãi rác. Việc vận dụng tiềm năng, lợi thế vốn có
của địa phương vào phát triển sản phẩm kinh tế hộ là hết sức cần
thiết.
1.3.3. Năng lực, khát vọng làm giàu của người dân.
N ă ng lực và khát vọng làm giàu của người dân ảnh hưởng
9

lớn đến kết quả kinh doanh. Đây là chỉ tiêu khó đánh giá vì học
vấn cao chưa hẳn có năng lực kinh doanh giỏi và ngược lại, tuy
nhiên qua khảo sát phần lớn các hộ kinh doanh hiệu quả tỷ lệ
thuận với trình độ học vấn.
1.3.4. Quy mô và tính chất của thị trường.
Thị trường tiêu thụ quyết định sản lượng bán ra, do đó nhu
cầu thị trường ảnh hưởng lớn đến kinh tế hộ. Quy Nhơn có nhiều
đặc sản nhưng số lượng bán ra hạn chế, cần thiết phải nghiên cứu
mở rộng thị trường tiêu thụ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trước đây kinh tế hộ ít được quan tâm bởi lĩnh vực này
được cho là nhỏ lẻ, tuy nhiên trước những đóng góp thiết thực của

nó hiện nay đòi hỏi các nhà kinh tế, Chính phủ không thể không
quan tâm. Nghiên cứu lý luận về kinh tế hộ sẽ giúp có cơ sở
nghiên cứu thu thập dữ liệu liên quan đến hoạt động của kinh tế hộ
trên địa bàn thành phố, từ đó đánh giá đúng vai trò, những điểm
mạnh, yếu của kinh tế hộ trong quá trình công nghiệp hóa đất
nước.
10

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ
HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quy Nhơn nằm ở phía đông nam của tỉnh Bình Định, diện
tích 285,529 km², gồm 21 phường-xã, đường bộ Bắc-Nam chạy
qua, có 2 cảng biển Quy Nhơn và Thị Nại, ga Quy Nhơn nằm
ngay trung tâm thành phố.
2.1.2. Điều kiện kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng
tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông, lâm,
ngư nghiệp trong GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố
bình quân thời kỳ 2007-2011 là 12,904%/năm.
2.1.3. Điều kiện về xã hội
– Điều kiện dân số, lao động, việc làm, thu nhập:
Quy Nhơn có tổng dân số là 282.575 người, mật độ dân
số khoảng 989,66 người/km
2
,

số người trong độ tuổi lao động là
177.010 người. Về lao động, việc làm và thu nhập: Lao động cá
thể liên tục tăng tuy nhiên chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua
đào tạo. Đời sống dân cư có cải thiện nhưng vẫn còn một bộ phận
còn khó khăn.
– Điều kiện về cơ sở hạ tầng:
Hệ thống giao thông đồng bộ có đầy đủ các loại hình vận
tải và hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
11

– Điều kiện về văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế:
Chất lượng giáo dục có tiến bộ. Y tế có phát triển, số
lượng cơ sở khám chữa bệnh và trình độ đội ngũ ngành y được
nâng cao.
– Môi trường kinh doanh:
Được cải thiện nhưng hệ thống chính sách còn thiếu đồng
bộ, chưa có chính sách hỗ trợ riêng cho hộ kinh doanh.
2.1.4. Một số thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế
hộ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn
– Một số thuận lợi:
Quy Nhơn có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kỹ thuật hoàn
chỉnh; y tế và giáo dục được đảm bảo, có tiềm năng riêng để phát
triển kinh tế hộ.
– Một số khó khăn:
Do pháp luật khống chế số lao động và địa điểm kinh
doanh nên ít nhiều hạn chế sự phát triển kinh tế hộ, thiếu mặt
bằng, vốn, công nghệ …
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ CỦA
THÀNH PHỐ QUY NHƠN THỜI KỲ 2007-2011
2.2.1. Thực trạng phát triển về số lượng

Số hộ kinh doanh liên tục tăng, tính đến cuối năm 2011
Quy Nhơn đã có 17.813 hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp,
tăng bình quân mỗi năm là 603 hộ.
2.2.2. Thực trạng phát triển về chất lượng
– Nguồn nhân lực của kinh tế hộ:
Trình độ chuyên môn của chủ hộ và của người lao động
còn thấp, lao động chủ yếu là chưa qua đào tạo.
12

– Hoạt động liên kết:
Hoạt động liên kết yếu. Một số hiệp hội ngành hàng được
thành lập nhưng hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả.
2.2.3. Thực trạng phát triển về quy mô
– Thực trạng về nguồn vốn:
Chính sách khuyến khích hỗ trợ về vốn của thành phố chưa
rõ ràng, chủ yếu sử dụng vốn tự có, thiếu vốn, khó tiếp cận nguồn
vốn vay từ các tổ chức tín dụng.
– Thực trạng về trang thiết bị sản xuất:
Máy móc thiết bị lạc hậu, trình độ sử dụng công nghệ kém.
2.2.4. Thực trạng phát triển về cơ cấu
– Thực trạng phát triển theo cơ cấu ngành:
Cơ cấu các ngành nghề có phát triển, có dịch chuyển dần
cơ cấu ngành thương mại, dịch vụ hơn nông, lâm, ngư nghiệp
nhưng không ổn định.
– Thực trạng phát triển theo cơ cấu lĩnh vực:
Cơ cấu theo lĩnh vực đều phát triển. Các ngành nghề và
dịch vụ mang tính xa xỉ giảm dần thay vào đó tăng dần các ngành
nghề phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu.
2.2.5. Phân tích ảnh hưởng tác động của các chính sách
khuyến khích phát triển kinh tế hộ trên địa bàn thành phố

Quy Nhơn thời gian qua
– Những mặt đạt được:
Thời gian qua nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng và
Nhà nước đã tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, góp phần
giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đóng góp GDP và số thu
cho NSNN.
13

– Những mặt hạn chế cần khắc phục:
Cơ chế hỗ trợ vốn, mặt bằng, thị trường, đào tạo chưa rõ
ràng đặc biệt là chưa chú trọng hỗ trợ phát triển ngành nghề
truyền thống đang có chiều hướng mất gốc.
2.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ
NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN TRONG THỜI
GIAN QUA
2.3.1. Những thành công
Các hộ kinh doanh thời gian qua có những bước phát triển
tốt là do chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tận dụng
được một phần về lợi thế của địa phương, do chú tâm đầu tư cơ sở
hạ tầng đồng bộ.
2.3.2. Những tồn tại hạn chế.
Số lượng kinh tế hộ tăng nhưng tự phát, quy mô nhỏ, thiếu
quy hoạch, công nghệ còn lạc hậu, thiếu vốn và mặt bằng, chất
lượng nguồn nhân lực thấp … nên chất lượng sản phẩm còn kém.
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế.
* Nguyên nhân khách quan:
Môi trường kinh doanh chưa thật sự bình đẳng giữa kinh tế
hộ so với doanh nghiệp, kinh tế địa phương chưa phát triển.
* Nguyên nhân chủ quan:

Tiềm lực vốn kinh doanh hạn chế, công nghệ lạc hậu,
chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ chưa được quan tâm, trình
độ chuyên môn của chủ hộ và của công nhân còn thấp.

14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Quy Nhơn có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế hộ
nhưng thời gian qua sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
vốn có. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân
hoạt động của kinh tế hộ chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện
nay, kinh tế hộ của Quy Nhơn đang gặp khó khăn, Ủy ban nhân
dân thành phố Quy Nhơn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, kinh
tế hộ cần chủ động thực hiện nhiều giải pháp thiết thực.

15

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN ĐẾN NĂM 2015
VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP
3.1.1. Dự báo biến động môi trường phát triển kinh tế hộ
trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đến năm 2020.
– Dự báo các nhân tố làm biến động tăng:
Dự báo từ nay đến năm 2020 số hộ kinh doanh tiếp tục
tăng do khủng hoảng kinh tế các doanh nghiệp phải tạm ngừng
nghỉ hoặc giải thể chuyển sang kinh doanh hộ; công nghiệp hóa

dẫn đến diện tích đất nông nghiệp thu hẹp, một số bộ phận chuyển
nghề kinh doanh.
– Dự báo các nhân tố làm biến động giảm:
Do số hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Việc phát triển các hệ thống siêu thị cũng sẽ làm giảm đáng kể đến
sự phát triển kinh tế hộ.
3.1.2. Đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước về phát triển Kinh tế hộ
– Đường lối, chủ trương của Đảng:
Đại hội Đảng toàn quốc XI tiếp tục đã khẳng định: “Hỗ trợ
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ sản xuất kinh
doanh, đặc biệt trong nông nghiệp và khu vực nông thôn, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.”
Cùng với chủ trương khuyến khích của Đảng được Nhà nước thể
chế thành luật, trong thời gian đến kinh tế hộ sẽ tiếp tục phát triển.
16

– Các chính sách, pháp luật của Nhà nước:
Nhà nước công nhận, bảo vệ quyền sở hữu, thu nhập hợp
pháp của kinh tế cá thể, thành phần kinh tế này được liên kết, liên
doanh bình đẳng với thành phần kinh tế khác. Mặc dù các chính
sách trên cũng chưa đáp ứng hết các khó khăn nhưng phần nào
giúp cho hộ kinh doanh phát triển.
3.1.3. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển
Kinh tế hộ trên địa bàn Quy Nhơn trong tương lai
– Quan điểm phát triển:
Thứ nhất: Khẳng định kinh tế hộ cá thể phi nông nghiệp
đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế thành
phố.
Thứ hai: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để kích

thích sự phát triển cho kinh tế hộ.
Thứ ba: Môi trường kinh doanh phải mang tính hội nhập.
Thứ tư: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trong mối
liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp và liên kết các kinh tế hộ
cùng ngành với nhau.
Thứ năm: Nên xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập
trung ở khu vực vùng ven thành phố cho kinh tế hộ có nhu cầu về
mặt bằng.
Thứ sáu: Có chính sách đầu tư phát triển các làng nghề
truyền thống, tận dụng thế mạnh của địa phương.
– Phương h ướng phát triển:
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cải cách thủ tục hành
chính, chính sách tài chính; ban hành các chính sách khuyến khích
khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng; xúc tiến phổ biến thông
17

tin, kỹ thuật-công nghệ; khuyến khích kinh tế hộ tham gia liên kết;
thực hiện trợ giúp một số ngành hàng có lợi thế.
– Mục tiêu phát triển:
Nhằm giải quyết các vướng mắc về cơ chế chính sách cản
trở sự phát triển kinh tế hộ của thành phố; tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi để các kinh tế hộ của thành phố phát huy tối đa
nội lực.
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN ĐẾN NĂM 2015,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
3.2.1. Giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển về số lượng.
– Nhóm giải pháp vĩ mô:
C ả i thiện môi trường đầu tư; cải cách thủ tục hành chính;
duy trì đối thoại; thực hiện kết nối giữa Phòng kinh doanh với Chi

cục Thuế và Chi cục Thống kê để tạo điều kiện trao đổi thông tin
– Nhóm giải pháp vi mô:
Kích thích ngày càng nhiều các hộ gia đình sản xuất
mang tính chất tự cấp, tự túc và bán tự túc, tự cấp sang hộ kinh
doanh; thúc đẩy các thành phần kinh tế tập thể, doanh nghiệp kinh
doanh kém hiệu quả sang lĩnh vực kinh tế hộ.
3.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển.
Tận dụng triệt để được lợi thế địa phương. Ủy ban nhân
dân thành phố cần có chiến lược dài hạn, bám sát kinh tế hộ, lắng
nghe vướng mắc và có giải pháp hỗ trợ kịp thời.
3.2.3. Giải pháp tăng cường phát triển quy mô.
– Hỗ trợ về mặt tài chính:
18

Thiết lập ngân hàng có sự đầu tư của tỉnh, thành phố để
phục vụ riêng cho kinh tế hộ; thành lập quỹ hỗ trợ và bảo lãnh tín
dụng.
– Giải pháp mở rộng thị trường:
Khuyến khích việc phát triển thương hiệu, quảng bá sản
phẩm; theo dõi phản ứng của khách hàng về sản phẩm để có giải
pháp kịp thời.
3.2.4. Giải pháp phát triển về cơ cấu
Ủy ban nhân dân thành phố cần chỉ đạo các bộ phận liên
quan quy hoạch phát triển kinh tế hộ theo hướng hạn chế các
ngành nghề, lĩnh vực ít có lợi thế, khuyến khích những ngành
nghề, lĩnh vực có lợi thế. Các hộ kinh doanh cần chủ động đầu tư
các ngành nghề sinh lợi cao nhưng phải phù hợp với định hướng
phát triển của thành phố.
3.2.5. Các giải pháp bổ sung
– Hỗ trợ về thông tin, dịch vụ công nghệ thông tin

Xem thêm: Lịch Bảo Vệ Luận Văn Thạc Sĩ Ueh, Viện Đào Tạo Sau Đại Học

Thiếu thông tin đang là một trong những rào cản lớn cho
việc phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của lĩnh vực kinh
tế hộ. Kinh tế hộ cho đến nay vẫn chưa có hệ thống thông tin riêng
về thị trường, về những sản phẩm thích hợp để đưa ra thị trường
trong và ngoài tỉnh, về các đối thủ cạnh tranh, về nhwuxng rủi ro
trên các lĩnh vực kinh doanh, mà chủ yếu dựa trên các kênh thông
tin khác. Vì vậy, Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn cần tập
trung thiết lập hệ thống thu thập và xử lý thông tin về cơ chế,
chính sách, chế độ, thông tin về thị trường giá cả, về công nghệ kỹ
thuật nhằm hỗ trợ cho lĩnh vực kinh tế hộ phi nông nghiệp.
Cần phải có cơ chế đào tạo hỗ trợ sử dụng thư điện tử cho
19

kinh tế hộ để cắt giảm giá thành thay vì hiện nay sử dụng các hình
thức giao dịch như điện thoại, fax.
Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức bằng các
phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các buổi thảo luận về vai
trò của thương mại điện tử, tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức
tin học, cách thức sử dụng và khai thác mạng internet, vai trò của
các trang website và cách thức kinh doanh trên internet
– Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Hiện nay nguồn lao động của các kinh tế hộ có trình độ
tay nghề thấp, lao động phổ thông chưa qua đào tạo là chủ yếu, do
đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả
kinh doanh của kinh tế hộ. Do đó, để thực hiện việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, thành phố và lĩnh vực kinh tế hộ cần phải
hướng vào những vấn đề cơ bản sau đây:
+ Cải cách mạnh mẽ hệ thống đào tạo nhằm nâng cao tỷ lệ
công nhân đã qua đào tạo nghề và tổ chức xúc tiến việc làm.
+ Cần có cơ chế chính sách và giải pháp cụ thể để nâng

cao năng lực tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ
mới cho chủ hộ kinh doanh và người lao động qua các chương
trình học tập, huấn luyện thiết thực – tại chỗ, thăm quan mô hình,
qua các chương trình phổ biến kiến thức khoa học công nghệ trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Tăng cường hỗ trợ các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng,
thực hiện dịch vụ tư vấn khuyến công, dịch vụ tiếp cận thị trường
nhằm nâng cao nhận thức, trình độ năng lực, kỹ năng, tay nghề,
tri thức khoa học cho chủ hộ kinh doanh và người lao động.
+ Nâng cao trình độ cho chủ hộ kinh doanh, có cơ chế thu
20

hút những người lao động có trình độ, tay nghề cao tham gia vào
hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với những mặt hàng
có sức cạnh tranh cao. Ngoài ra, cần thường xuyên tổ chức thi thợ
giỏi, thi nâng bậc nhằm động viên khích lệ và nâng cao kỹ thuật sử
dụng thiết bị tại các hộ kinh doanh.
+ Cần có biện pháp thúc đẩy sự tích cực học tập văn hóa
và chuyên môn của công nhân để nâng cao trình độ và kỹ năng
nghề nghiệp.
– Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
Quá trình hiện đại hóa máy móc thiết bị sẽ giúp cho lĩnh
vực kinh tế hộ tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành
hạ. Trên cơ sở đó nâng cao năng lực cạnh tranh chiếm lĩnh thị
trường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
– Hoàn thiện liên kết kinh tế hộ
Trong xu thế hội nhập hiện nay, khi Nhà nước hầu như
không can thiệp vào hoạt động kinh doanh thì vai trò của các Hiệp
hội ngành hàng ngày càng quan trọng và cần thiết trong việc định
hướng sản xuất kinh doanh, phối hợp có hiệu quả các cơ sở sản

xuất kinh doanh trên thị trường trong nước và ngoài nước. Hiện
nay, lĩnh vực kinh tế hộ cá thể phi nông nghiệp thành phố Quy
Nhơn có các Hiệp hội ngành hàng như Hiệp hội chế biến gỗ, Hiệp
hội ngành chế biến thủy hải sản, Hiệp hội ngành giấy và bao bì,
Hiệp hội ngành khai thác và chế biến đá Để nâng cao hơn nữa
vai trò của các hiệp hội và để có thể tăng cao sức cạnh tranh trên
thị trường trong nước và thế giới, các hiệp hội cần phải tập trung
thực hiện một số giải pháp sau: Hiệp hội cần có cơ chế quản lý
chuyên nghiệp với các quy định về hội viên, tổ chức bộ máy, tài
21

chính và quỹ của hiệp hội, chức năng quản lý, đàm phán, kiểm tra
giám sát các hội viên; tăng cường sự phối hợp với các cơ quan
quản lý nhà nước trung ương và địa phương trong việc cung cấp,
trao đổi thông tin thường xuyên về sản xuất kinh doanh, kỹ năng
quản lý, khoa học công nghệ, thị hiếu, giá cả thị trường trong nước
và nước ngoài. Phối hợp hành động giữa các hội viên về xúc tiến
thương mại như tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức hội chợ, hội
thảo, triển lãm quốc tế, thăm dò, khảo sát các thị trường lớn; liên
kết, bảo vệ lẫn nhau, chống những hành vi độc quyền, tranh chấp
thị trường, đầu cơ gây tổn hại đến lợi ích chung. Đồng thời giúp
đỡ nhau trong các vấn đề về vốn, đào tạo, môi giới, tư vấn kỹ năng
quản lý doanh nghiệp và áp dụng công nghệ mới. Tập trung xây
dựng và phát triển thương hiệu. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng
những thương hiệu mạnh cho mỗi sản phẩm; tham gia với cơ quan
Nhà nước trong việc thẩm định các chủ trương chính sách, các văn
bản pháp quy có liên quan đến sức cạnh tranh của ngành hàng mà
hội viên là đối tượng thi hành. Trên cơ sở đó đưa ra những kiến
nghị xuất phát từ thực tiễn sản xuất kinh doanh của cơ sở vì lợi ích
chung; tăng cường công tác thông tin và dự báo về thị trường. Cần

tập trung vào các thông tin và dự báo chiến lược về tình hình thị
trường và giá cả mặt hàng ở thị trường trong nước cũng như thế
giới để các kinh tế hộ có các giải pháp chiến lược cho phù hợp.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CÁC CẤP CÓ THẨM QUYỀN VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ ĐẾN NĂM 2015, TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2020
3.3.1. Kiến nghị đối với chính quyền tỉnh Bình Định
– Hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
22

– Sớm quy hoạch mặt bằng kinh doanh;
– Hỗ trợ giới thiệu sản phẩm mở rộng thị trường;
– Hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ;
– Hỗ trợ kiến thức thông tin truyền thông
3.3.2. Kiến nghị các cơ quan, tổ chức có liên quan
– Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh nên có chính sách phát triển
kinh tế hộ gia đình theo từng giai đoạn sao cho phù hợp với thế
mạnh của thành phố.
– Các Ngân hàng, tổ chức tín dụng nên có cơ chế chính
sách cho vay riêng cho hộ kinh doanh.
– Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại quỹ đất đề xuất
quy hoạch mặt bằng kinh doanh cho kinh tế hộ.
– Đối với Cục Thuế cần triển khai thực hiện tốt các chế
độ-chính sách về thuế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển kinh tế
hộ của Quy Nhơn là hết sức cấp thiết. Trên cơ sở những lý luận
sẵn có và qua thực tiễn phát triển kinh tế hộ trong những năm qua,
Chương 3 của luận văn đã đề xuất được một số giải pháp phát

triển kinh tế hộ cá thể trong thời gian đến.

23

KẾT LUẬN

Quy Nhơn là một thành phố giàu tiềm năng để phát triển
kinh tế, nhưng sự phát triển của thành phố trong thời gian qua chưa
tương xứng với tiềm năng vốn có của thành phố, trong đó có nhiều
nguyên nhân, nhưng nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là
hiệu quả hoạt động kinh tế hộ của thành phố chưa cao. Vì khả năng
vốn còn hạn chế, trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, năng lực
cạnh tranh thấp, Hệ quả này đã tác động đến tốc độ phát triển của
kinh tế hộ, ảnh hưởng đến số thu ngân sách, giải quyết việc làm, mở
rộng thị trường và mức đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội
của thành phố.
Cho nên việc nghiên cứu đánh giá toàn diện hoạt động
kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, đã
được nghiên cứu đề tài thực hiện trong Chương 2. Kết luận rút ra
từ sự phân tích đánh giá của kinh tế hộ phi nông nghiệp đang hoạt
động trên địa bàn thành phố có những lợi thế và khó khăn nhất
định. Giải quyết được những khó khăn hiện nay của thành phần
kinh tế hộ phi nông nghiệp, đặc biệt khó khăn do thiếu vốn kinh
doanh và trình độ lao động của người lao động sẽ tạo động lực cho
loại hình này phát triển và lớn mạnh hơn, nâng cao khả năng cạnh
tranh của kinh tế hộ và của nền kinh tế nói chung trong quá trình
hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.
Vì vậy, để phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp và có thể
mở rộng thị trường trong nước góp phần vào việc hòa nhập vào thị
trường thế giới, kinh tế hộ phi nông nghiệp cần có nổ lực và không

Tài liệu liên quan

*

Luận văn: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUY NHƠN docx 26 4 16

*

Nghiên cứu vai trò của giới trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên 108 624 0

*

Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý Nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 94 837 1

*

Thực trạng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ dân tộc tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã bộc bố huyện pác nặm tỉnh bắc kạn 72 450 0

*

Đánh giá vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã tứ quận huyện yên sơn tỉnh tuyên quang 69 670 3

*

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn xã Đồng Bảng huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình 77 495 2

*

Nghiên cứu vai trò giới trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn 90 300 0

*

Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 109 425 2

*

Luận văn nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên 101 445 2

*

Giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn Quy Nhơn 26 330 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Xem thêm: Khóa Học Quản Lý Spa Chuyên Nghiệp, Khóa Học Quản Lý Spa

(244.87 KB – 26 trang) – Luận văn: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUY NHƠN docx

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn