Luận Văn Kế Toán Nguyên Vật Liệu Theo Thông Tư 200, Luận Văn Kế Toán Nguyên Vật Liệu

Kế toán nguyên vật liệu là gì và có vai trò như thế nào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Kế toán nguyên vật liệu là một môn học thiết thực và có thể ứng dụng ngay vào tình hình thực tiễn các công ty một cách cụ thể.

Đang xem: Luận văn kế toán nguyên vật liệu

Luận Văn 1080 sẽ giúp các bạn nắm rõ khái niệm và vai trò của kế toán nguyên vật liệu trong bài viết dưới đây, cũng như đưa ra các gợi ý đề tài và hướng dẫn cách viết luận văn.

– Danh Sách Các Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Kế Toán Hay Nhất

– Tổng hợp các đề tài luận văn thạc sĩ kế toán chọn lọc

 

Mục lục

1. Khái niệm và vai trò của kế toán nguyên vật liệu

1. Khái niệm và vai trò của kế toán nguyên vật liệu

*

Tìm hiểu về kế toán nguyên vật liệu theo thông tư 200

1.1 Kế toán nguyên vật liệu là gì?

Kế toán nguyên vật liệu là nhiệm vụ theo dõi và ghi chép chi tiết tình hình thu mua, dự trữ nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Qua đó, phản ánh được chất lượng, số lượng và chủng loại của nguyên vật liệu giúp cho người quản lý có thể đưa ra các biện pháp chính xác nhằm kiểm soát giá cả, chất lượng và số lượng nguyên vật liệu.

1.2 Vai trò của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

– Nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu giúp kiểm tra sát sao việc sử dụng và cung cấp nguyên vật liệu theo kế hoạch. Qua đó có thể đưa ra những phương pháp phù hợp nhằm đảm bảo đủ nguồn nguyên vật liệu chất lượng cho sản xuất hiệu quả nhất và góp phần thực hiện kế toán giá thành sản phẩm.

– Kế toán nguyên vật liệu còn giúp cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về tình hình sử dụng, số lượng và chất lượng nguyên vật liệu, giúp người lãnh đạo nắm bắt chính xác tình hình nhằm đưa ra những biện pháp điều chỉnh thiết thực.

2. Nguyên tắc kế toán nguyên vật liệu theo thông tư 200

*

Hạch toán nguyên vật liệu theo thông tư 200 sẽ được thực hiện theo 5 nguyên tắc dưới đây:

1) Theo thông tư 200, tài khoản nguyên vật liệu được gọi là tài khoản 152 (TK 152). Trong đó định nghĩa nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động được doanh nghiệp mua từ nguồn bên ngoài hoặc có thể tự chế biến để phục vụ cho mục đích sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

2) Nguyên liệu vật liệu trong TK 152 bao gồm nhiều phân loại như: nguyên liệu vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, vật tư thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản.

Kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu cần được thực hiện đúng nguyên tắc giá gốc theo chuẩn mực “Hàng tồn kho”. Tùy theo từng nguồn nhập khác nhau mà nội dung giá gốc cũng khác nhau. Các nguồn nhập nguyên liệu vật liệu có thể là từ mua ngoài, tự chế biến, thuê ngoài gia công, hoặc góp vốn liên doanh và cổ phần.

3) Có 3 phương pháp để tính trị giá của nguyên liệu, vật liệu tồn kho là:

Phương pháp tính theo giá đích danhPhương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳPhương pháp nhập trước, xuất trước

4) Nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu cần được thực hiện riêng biệt theo từng kho, từng loại, từng nhóm, từng thứ nguyên liệu vật liệu. 

Khi dùng giá hạch toán trong kế toán chi tiết nhập, xuất nguyên vật liệu, kế toán doanh nghiệp phải tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán nguyên vật liệu vào cuối kỳ, nhằm tính giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trong kỳ. 

Sử dụng các công thức sau:

 

Công thức tính hệ số chênh lệch:

 

A = (B+C) / (D+E)

Trong đó:

A: Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên vật liệu

B: Giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ

C: Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ

D: Giá hạch toán của nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ

E: Giá hạch toán của nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ

 

Công thức tính giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ:

 

F = G x A

Trong đó:

F: Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ

G: Giá hạch toán của nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ

A: Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên vật liệu

5) Tài khoản 152 không phản ảnh các nguyên liệu, vật liệu không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như nguyên liệu, vật liệu nhận giữ hộ, nhận để gia công, nhận từ bên giao ủy thác xuất nhập khẩu…

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến dịch vụ viết thuê luận văn tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, … để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline?

Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

3. Đề tài kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ

*

Đề tài kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp là một dạng đề tài phổ biến và thường được dùng để thực hiện các luận văn tốt nghiệp ngành kế toán.

Cách tìm đề tài này rất đơn giản, bạn hãy tìm hiểu nghiệp vụ kế toán nguyên liệu vật liệu công cụ dụng cụ của một công ty nào đó, nắm được các quy trình xuất, nhập, tồn kho, phân loại nguyên vật liệu… để dùng làm đề tài luận văn kế toán nguyên vật liệu của mình.

Xem thêm: hướng dẫn Mẫu Bìa Đồ Án Word 3/2021, hướng dẫn Mẫu Bìa Word

Ví dụ:

Kế toán nguyên liệu vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất nước uống đóng chai ABC Kế toán nguyên liệu vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty may mặc ABC Kế toán nguyên liệu vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty in ấn ABC Kế toán nguyên liệu vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty xe hơi ABC Kế toán nguyên liệu vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty bánh ngọt ABC Kế toán nguyên liệu vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty tôn, thép ABC

4. Hướng dẫn làm luận văn kế toán nguyên vật liệu

Để làm luận văn kế toán nguyên vật liệu, bạn có thể thực hiện lần lượt các bước sau đây:

Bước 1: Xác định đề tài luận văn

Luận văn kế toán nguyên vật liệu cần được viết trên một hoàn cảnh công ty cụ thể vì mọi cách thức về nghiệp vụ kế toán đã được quy định sẵn. Do đó, bạn nên tìm hiểu bối cảnh xuất, nhập, tồn và sử dụng nguyên liệu vật liệu của công ty nào đó (tốt nhất là ở công ty bạn thực tập) để làm đề tài cho luận văn của mình.

Bước 2: Viết đề cương luận văn

Đề cương luận văn cần được lập trước khi bạn bắt tay vào viết phần nội dung chính, nhằm giúp bạn bao quát tất cả các ý mình sẽ viết và xây dựng hướng đi cho luận văn của mình. 

Qua đó, bạn cũng sẽ định hướng được những tài liệu tham khảo nào cần thiết để tìm đọc và sử dụng vào phần cơ sở dữ liệu.

Đề cương sẽ được lập theo cấu trúc của luận văn kế toán nguyên vật liệu, tức là bao gồm các mục lớn nhỏ như sau:

Mở bài

– Giới thiệu đề tài, nêu những vấn đề cấp thiết cần giải quyết của đề tài

– Xác định rõ mục đích và những đóng góp của luận văn.

– Lựa chọn phương pháp nghiên cứu dùng trong nghiên cứu luận văn.

Thân bài

– Trình bày các cơ sở lý luận.

– Mô tả quá trình áp dụng phương pháp nghiên cứu.

– Đưa ra những kết quả tìm được.

Kết bài

– Nhắc lại mục đích nghiên cứu luận văn.

– Liệt kê ngắn gọn các kết quả tìm được.

– Đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề từ kết quả tìm được

– Nêu lên các kiến nghị của bạn nhằm ứng dụng giải pháp hiệu quả.

Bước 3: Tiến hành viết nội dung chính

Dựa trên đề cương luận văn và các cơ sở lý luận đã tìm được trong tài liệu tham khảo, bạn sẽ tiến hành viết phần nội dung chính của luận văn kế toán nguyên vật liệu tuần tự theo từng mục một. Trong quá trình viết, bạn nên dò lại cẩn thận những mục, những ý đã ghi trong đề cương để chắc chắn bạn không bỏ sót bất kỳ ý nào, mục nào.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Xóa Mật Khẩu Máy Tính Khi Quên Mật Khẩu, 4 Cách Gỡ Rối Cho Bạn

Bước 4: Kiểm tra lại

Sau khi hoàn thành phần nội dung chính, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ luận văn để chắc chắn rằng bạn đã viết đúng và đủ tất cả các ý và không mắc sai phạm bất kỳ lỗi chính tả hay ngữ pháp nào.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn