Tiểu Luận Văn Bảo Trợ Xã Hội Đối Với Người Khuyết Tật Ở Đà Nẵng, 9Đ

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc một hay nhiều chức năng nào đó của bộ phận cơ thể bị suy giảm. Do khuyết tật nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động và tham gia hoạt động xã hội. Do đó việc đảm bảo sự bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đối với người khuyết tật là nghĩa vụ của gia đình, xã hội và nhà nước….

Đang xem: Luận văn bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật

*

LUẬN VĂN:Thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặcmột hay nhiều chức năng nào đó của bộ phận cơ thể bị suy giảm. Do khuyết tật nên họgặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động và tham gia hoạtđộng xã hội. Do đó việc đảm bảo sự bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩavụ về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đối với người khuyết tật là nghĩa vụ của gia đình,xã hội và nhà nước. Là mắt xích quan trọng trong chính sách an sinh xã hội, với truyền thống nhân đạocủa dân tộc, người khuyết tật luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta.Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6-1991) khẳng định:”Chính sách xã hội bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thànhviên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh … Chăm lo đời sốngnhững người già cả neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi” <17>. Nghị quyết Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ VI chỉ rõ “Từng bước xây dựng chính sách bảo trợ xã hội đốivới toàn dân, theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, mở rộng và pháttriển sự nghiệp bảo trợ xã hội, tạo lập nhiều hệ thống và hình thức bảo trợ xã hội chonhững người có công với cách mạng và những người gặp khó khăn. Nghiên cứu bổ sungchính sách, chế độ bảo trợ xã hội phù hợp với quá trình đổi mới và cơ chế quản lý kinhtế, quản lý xã hội” <15>. Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992 đều khẳng định người tàn tật là côngdân – thành viên của xã hội, được hưởng đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của công dân,được chung hưởng thành quả xã hội. Vì tàn tật, người tàn tật có quyền được xã hội trợgiúp để thực hiện được quyền bình đẳng và tham gia tích cực vào các hoạt động của xãhội, đồng thời vì tàn tật, họ được miễn trừ một số nghĩa vụ công dân. Hiến pháp năm1992 (sửa đổi năm 2001) khẳng định: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ emkhuyết tật được học văn hoá và học nghề phù hợp”(Điều 59), “Người già, người tàn tật,trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ” (Điều 67) <29>. Thể chế hoá các quan điểm của Đảng, quy định của Hiến pháp, nhiều văn bản phápluật đã được ban hành tạo hành lang và cơ sở pháp lý để người khuyết tật thực hiệnnhững quyền cơ bản của con người, tham gia vào đời sống và sự phát triển của xã hội.Ngày 30 tháng 7 năm 1998, Uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua Pháp lệnh về ngườitàn tật. Pháp lệnh quy định trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội đối với ngườitàn tật, quyền và nghĩa vụ của người tàn tật trên các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và hỗ trợnuôi dưỡng, học văn hoá, học nghề và việc làm, hoạt động văn hoá, thể dục thể thao vàsử dụng công trình công cộng đối với người tàn tật.” Nhà nước khuyến khích và tạo điềukiện thuận lợi cho người tàn tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, vănhoá, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng,tham gia các hoạt động xã hội. Người khuyết tật được nhà nước và xã hội trợ giúp chămsóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền kháctheo quy định của pháp luật”. Cùng với Pháp lệnh về người tàn tật, Quốc hội đã ban hànhhệ thống các luật chuyên ngành chứa đựng nhiều quy phạm liên quan đến người khuyếttật như: Bộ luật lao động, Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật bảo vệ và chăm sóc, giáodục trẻ em, Luật giao thông đường bộ, Luật thanh niên, Luật trợ giúp pháp lý, Luật xâydựng, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng… Chính phủ, các Bộ, ngành và cácđịa phương đã ban hành hàng trăm văn bản nhằm hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về ngườiTàn tật và các quy định liên quan đến người khuyết tật của các luật chuyên ngành. Sau nhiều năm thực hiện pháp luật về người khuyết tật, nhà nước đã tạo được hànhlang pháp lý và môi trường xã hội tương đối thuận lợi cho người khuyết tật hoà nhậpcộng đồng, góp phần cải thiện đời sống của người khuyết tật, đồng thời tạo điều kiện chocác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia trợ giúp người khuyết tật có hiệu quảthiết thực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện pháp luật về người khuyết tật nảy sinh nhiềuvấn đề bất cập. Hệ thống văn bản pháp luật vừa thừa, vừa thiếu, không đồng bộ, thiếutính thống nhất và sự chồng chéo giữa các văn bản luật đã gây khó khăn cho quá trình tổchức thực hiện. Có những quy phạm sau hơn mười năm vẫn không thể thực hiện như quyđịnh lập Quỹ việc làm dành cho người khuyết tật; Quy định bắt buộc một số loại hìnhdoanh nghiệp phải nhận từ 2% đến 3% lao động là người khuyết tật vào làm việc. Việcbảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế, học văn hoá, học nghề, tìm kiếmviệc làm, tham gia giao thông công cộng thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Việt Nam là một nước nghèo, chịu ảnh hưởng nặng nề sau chiến tranh, cùng với sựtác động của ô nhiễm môi trường, của tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thiên tai, dịchbệnh, chắc chắn con số 6,34% dân số là người khuyết tật hiện nay- khoảng 6 triệu ngườisẽ ngày càng tăng lên. Đất nước ta đang trong tiến trình tạo lập nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nướcpháp quyền XHCN, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội và côngbằng xã hội chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tạođiều kiện khơi dậy mọi nguồn lực, nhân lực để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước vì mục tiêu Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.Hơn lúc nào hết cần phải tổ chức tốt hoạt động thực hiện pháp luật về người khuyết tậtvới hệ thống pháp luật đồng bộ, không rào cản đối với người khuyết tật nói riêng và hoạtđộng thực hiện hệ thống pháp luật nói chung. Xuất phát từ những cơ sở nêu trên, việc nghiên cứu: Thực hiện pháp luật về ngườikhuyết tật ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.Chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ tôi hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào việc phát triển,hoà nhập đời sống cộng đồng xã hội và bảo đảm thực hiện các quyền của người khuyếttật. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề thực hiện pháp luật về người khuyết tật liên quan đến nhiều Bộ, ngành,nhiều cấp chính quyền, nhiều lĩnh vực do vậy trong quá trình tổ chức và thực hiện phápluật cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước, nhiệm vụ nghiên cứukhoa học của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đã có một số công trình khoa họcnghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Cụ thể – Dự án: Dự án phân tích, đánh giá chính sách pháp luật chăm sóc và bảo vệ trẻem có hoàn cảnh đặc biệt, năm 1999 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội. – Đánh giá việc thực hiện Bộ luật lao động đối với lao động là người tàn tật vàpháp lệnh người tàn tật- Nguyễn Diệu Hồng- Bộ Lao động, thương binh và xã hội . – Nội dung và phương pháp giáo dục trẻ em có tật ở Việt nam- Viện Khoa họcgiáo dục thuộc Bộ Giáo dục. – Đề tài: Các biện pháp tổ chức giáo dục hoà nhập giúp trẻ em khuyết tật thính giácvào lớp 1, Luận án Tiến sĩ giáo dục học của Nguyễn Thị Hoàng Yến. – Đề tài: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt nam hiện nay,Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị Báo – Học viện Chính trị – Hành chính Quốcgia. – Báo cáo kết quả thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật và đề án trợ giúp ngườikhuyết tật giai đoạn 2006 – 2010 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội năm 2008. – Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các chính sách trợ giúp phụ nữ khuyết tậtnăm 2008 của TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt nam. – Báo cáo thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật trong dạy nghề, họcnghề (Báo cáo năm 2008 của Cục việc làm – Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội). – Báo cáo thực hiện các chính sách về việc làm cho người khuyết tật- nhìn từ góc độluật pháp. Tham luận khoa học của Cục việc làm- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hộinăm 2008 tại Hội thảo về chính sách việc làm đối với người khuyết tật. – Tổng kết tình hình thực hiện Quyết định của Thủ tướng năm 2005 về thực hiện hỗtrợ người khuyết tật giai đoạn 2005 – 2010 do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội xâydựng năm 2009. Tất cả các công trình trên, dù tiếp cận dưới góc độ chính sách pháp luật, giáo dục,đào tạo người khuyết tật, chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật hoặc đánh giá quá trìnhthực hiện pháp luật lao động liên quan đến đối tượng là người khuyết tật trong quá trìnhtìm việc làm và tiếp cận xã hội trong các lĩnh vực khác nhau thì cũng đã có những nộidung liên quan tới quy trình, các giai đoạn thực hiện pháp luật về người khuyết tật. Tuyvậy hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách trực tiếp và có hệthống về hoạt động thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích của luận văn là trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về nhà nước vàpháp luật, nghiên cứu và đánh giá chính xác thực trạng công tác thực hiện pháp luật về ngườikhuyết tật ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng caohoạt động thực hiện pháp luật về người khuyết tật, góp phần bảo đảm việc thực hiện cácquyền của người khuyết tật, tạo cơ hội cho người khuyết tật bình đẳng và hoà nhập cộngđồng xã hội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây: Một là: Hệ thống hoá, khái lược hoá một số nội dung cả về lý luận và thực tiễn liênquan đến người khuyết tật, tàn tật. Trên cơ sở đó hình thành cơ sở lý luận về thực hiệnpháp luật về người khuyết tật ở nước ta hiện nay, phân tích các hình thức và vai trò thựchiện pháp luật về người khuyết tật đồng thời luận văn giới thiệu khái quát kinh nghiệmquốc tế trong lĩnh vực xây dựng văn bản pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật vềngười khuyết tật. Hai là: Phân tích đánh giá thực trạng người khuyết tật và hoạt động thực hiện phápluật về người khuyết tật, trong đó phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế,nguyên nhân của thực trạng thực hiện pháp luật về người khuyết tật hiện nay. Ba là: Khẳng định các quan điểm và đề xuất giải pháp bảo đảm hoạt động thực hiệnpháp luật về người khuyết tật ở nước ta hiện nay. Những giải pháp cần được xây dựngmang tính chất tổng thể và phù hợp với hoạt động quản lý nhà nước cũng như hoạt độngthực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu Thực hiện pháp luật về người khuyết tật có phạm vi rất rộng có liên quan đếnnhiều văn bản luật khác nhau cũng như nhiều hoạt động của các cơ quan trong bộ máynhà nước. Luận văn xác định phạm vi nghiên cứu là qúa quantrình thực hiện pháp luật màchủ yếu là từ khi có Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998. Để có căn cứ khoa học khi đưara các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về người khuyết tật, luận vănđánh giá thực trạng hoạt động thực hiện pháp luật dựa trên những báo cáo tổng kết của cơquan chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về người khuyết tật là BộLao động- Thương binh và Xã hội. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàđường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện bởi các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để xử lýtài liệu thu thập, so sánh và minh hoạ bằng biểu đồ, sơ đồ, tham khảo tài liệu trong vàngoài nước. 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên ở trong nước nghiên cứu có hệ thống hoạt độngthực hiện pháp luật về người khuyết tật và có những đóng góp mới sau đây: – Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và những đặc điểm của hoạt động thực hiện pháp luật vềngười khuyết tật. – Đánh giá có hệ thống và khái quát thực trạng hoạt động thực hiện pháp luật trongphạm vi cả nước. Trong đó có những đáng giá mang tính chất chuyên sâu hoạt động thựchiện pháp luật. – Đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện công tác thựchiện pháp luật và từ đó nâng cao nhận thức cả xã hội đối với người khuyết tật 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung nhận thức lý luận về thựchiện pháp luật và đề xuất những giải pháp cần thiết trong quá trình hoạch định chínhsách, làm tài liệu tham khảo trong thực hiện pháp luật và góp vào trong quá trình hoànthiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt nam hiện nay. Nhà nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện những quy định liên quanđền người khuyết tật mà cụ thể là xây dựng Dự án luật về người khuyết tật, những nghiêncứu của luận văn có ý nghĩa trong việc hoàn thiện chính sách và là những đóng góp cả vềlý luận và thực tiễn trong hoạch định chính sách liên quan đến người khuyết tật. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm3 chương, 7 tiết. Chương 1 cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở việt nam hiện nay 1.1. Khái niệm, đặc điểm, các hình thức và vai trò thực hiện pháp luật vềngười khuyết tật 1.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về người khuyết tật Để tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật về người khuyết tật, trước hết cần làmrõ khái niệm thực hiện pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do cơ quan nhànước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hệ thống các quy phạmnày tạo khuôn khổ cho hoạt động xã hội, chứa đựng các quy tắc cấm đoán hoặc bắt buộcchung và tác động, điều chỉnh tới các quan hệ xã hội Vì vậy hoạt động thực hiện pháp luậtkhông chỉ là sự quan tâm của Nhà nước mà còn là của mỗi cá nhân bởi kết quả của quá trìnhđó tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội. Việc tự giác thực hiện các quy phạmpháp luật gắn chặt với yêu cầu của các cơ quan trong bộ nhà nước, là mục tiêu và là đòi hỏicác tổ chức, cá nhân trong xã hội tôn trọng, thực hiện chính xác, đầy đủ pháp luật. Như vậy,thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người phù hợp vớiquy định của luật pháp. Thực hiện pháp luật là bước tiếp theo sau khi văn bản pháp luật được ban hành đểđưa các quy phạm pháp luật trở thành các quy tắc xử sự của các chủ thể pháp luật làmcho các yêu cầu, quy định của văn bản pháp luật trở thành hiện thực. Về pháp lý thì thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp, hành vi đó không trái,không vượt ra ngoài các quy định của pháp luật. Thực hiện pháp luật có thể là hành vicủa mỗi cá nhân nhưng cũng có thể là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chứcxã hội. Nghiên cứu các tài liệu hiện hành cho thấy hiện nay có một số quan niệm về thựchiện pháp luật sau: Theo tài liệu học tập và nghiên cứu môn học Lý luận chung về nhà nước và phápluật của Viện Nhà nước và Pháp luật – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thì:”Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định củapháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tếcủa các chủ thể pháp luật” <23, tr.270>. Giáo trình của Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Thực hiện phápluật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vàocuộc sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật” <21,tr.494>. Theo Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nộithì: “Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quyđịnh của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của cácchủ thể pháp luật” <31, tr.461>. Từ những quan niệm thực hiện pháp luật nêu trên cho thấy: – Các định nghĩa đều thống nhất về thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đíchnhằm thực hiện những yêu cầu của pháp luật. – Thực hiện pháp luật là các hoạt động thực tế, hợp pháp, làm cho những quy địnhcủa pháp luật trở thành hoạt động thực tế trong cuộc sống con người. – Thực hiện pháp luật là một quá trình của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Như vậy, theo chúng tôi khái niệm thực hiện pháp luật được hiểu như sau: Thựchiện pháp luật là một quá trình của chủ thể pháp luật nhằm mục đích làm cho những quyđịnh của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của cácchủ thể pháp luật. Thực hiện pháp luật về người khuyết tật là một quá trình hoạt động có mục đíchlàm cho những quy định của pháp luật về người khuyết tật đi vào cuộc sống, trở thànhnhững hành vi thực tế, hợp pháp trong mối quan hệ giữa quyền của người khuyết tật vớiquyền của các chủ thể khác nhau khi tham gia quan hệ pháp luật. Với tư cách chủ thể quản lý, nhà nước đã sử dụng pháp luật làm phương tiện quantrọng nhất để tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. khi ban hành các văn bản quyphạm pháp luật nhà nước mong muốn các văn bản đó phải được tôn trọng và thực thi cóhiệu quả trong thực tế. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, địnhhướng nhằm hiện thực hoá nội dung các quy định của pháp luật bằng các hành vi thực tếcủa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật. Dưới góc độ pháp lý, chỉ những hành vi xử sự phù hợp với các quy định của phápluật về người khuyết tật của các chủ thể có đầy đủ khả năng nhận thức được yêu cầu củaquy phạm pháp luật, có khả năng tự chịu trách nhiệm và gánh chịu những hậu quả bất lợido hành vi của họ gây ra thì được coi là quá trình thực hiện pháp luật về người khuyết tật. Như vậy, thực hiện pháp luật về người khuyết tật là hoạt động có mục đích của cácchủ thể mà các chủ thể đó có thể là cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các cánhân được nhà nước trao quyền nhằm làm cho các quy định của pháp luật về ngườikhuyết tật trở thành những hành vi trong thực tế bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp đối với người khuyết tật. 1.1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về người khuyết tật Thực hiện pháp luật về người khuyết tật mang đầy đủ đặc điểm của quá trình thựchiện pháp luật nói chung. Với bản chất là hoạt động xã hội của con người, thực hiện phápluật về người khuyết tật hàm chứa những đặc điểm chung của các hoạt động xã hội khácđồng thời với bản chất pháp lý của mình, thực hiện pháp luật về người khuyết tật đã tạonên những đặc điểm nổi trội và đặc thù sau đây: Thứ nhất: Thực hiện pháp luật về người khuyết tật bao giờ cũng thông qua nhữnghành vi cụ thể của con người. Đời sống xã hội của con người bao giờ cũng được bộc lộthông qua các hành vi cụ thể trong các mối quan hệ xã hội. Hành vi cũng chính là cácphương thức tồn tại của con người, chính vì lẽ đó, việc thực hiện pháp luật về ngườikhuyết tật thường tồn tại là những dạng hành động tích cực là chủ yếu và phổ biến củacác cá nhân hoặc cơ quan trong bộ máy nhà nước. Kết quả của việc thực hiện các hành vi đó trên thực tế không phải lúc nào cũnghợp pháp, cũng bảo vệ và mang lại lợi ích đối với người khuyết tật mà có thể do nhiềunguyên nhân dẫn tới hoặc trái pháp luật hoặc mục đích bảo vệ và bảo đảm quyền lợi chongười khuyết tật không thể đạt được. Thứ hai: Thực hiện pháp luật về người khuyết tật là hành vi phù hợp với pháp luậtvề người khuyết tật. Đó là những hành vi cụ thể của con người song thực hiện pháp luậtvề người khuyết tật có đặc điểm là phải phù hợp với các quy định hiện hành liên quan tớingười khuyết tật. Việc phù hợp ở đây được hiểu là pháp luật cấm điều gì làm ảnh hưởngtới quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật thì chủ thể không làm, pháp luật cónhững quy định bắt buộc gì nhằm tạo điều kiện và bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật,quyền tiếp cận đời sống xã hội của người khuyết tật thì chủ thể tích cực tham gia và phápluật cho phép làm gì thì các chủ thể đưa ra quyết định để thực hiện hành vi hoặc khôngthực hiện hành vi phù hợp. Nói đến việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật bao giờ các chủ thể cũngquan tâm tới việc thực hiện cái gì? Nói cách khác là thực hiện nội dung gì liên quan tớingười khuyết tật và cách thức, hình thức thực hiện bằng hình thức nào? Như vậy, tínhhợp pháp trong quá trình thực hiện pháp luật về người khuyết tật bao gồm thực hiện cảnhững quy phạm về nội dung và những quy phạm về hình thức, quy trình và thủ tục. Chỉcó sự đảm bảo và phù hợp cả về nội dung và hình thức thì quá trình thực hiện pháp luậtvề người khuyết tật mới làm cho các hành vi và quan hệ pháp luật phát sinh trong thực tếhợp pháp và tích cực bảo vệ việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật. Thứ ba: Thực hiện pháp luật về người khuyết tật là một quá trình có mục đích, nóbao gồm nhiều hoạt động kế tiếp nhau. Để biến những quyền và nghĩa vụ pháp lý bảo vệngười khuyết tật thành những hành vi xử sự trong thực tế thì cần thiết phải thông quahàng loạt các hoạt động cụ thể của con người mà các hoạt động đó phải có mục đích, mụctiêu cụ thể. Các hoạt động cụ thể đó bao gồm: Chủ thể tìm hiểu các quy định của pháp luật cónội dung cụ thể như thế nào? Xem xét vị trí, chức năng vai trò của bản thân, ra các quyếtđịnh về cách thức, thời gian hoạt động cụ thể. Tất cả các hoạt động đó phải cần thiết xácđịnh mục tiêu cụ thể là bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyếttật thông qua việc thực hiện các quy phạm cụ thể.

Xem thêm: Cách Sử Dụng 2 Màn Hình Trên 1 Máy Tính Win 10 : 13 Bước (Kèm Ảnh)

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tính Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt Được Khấu Trừ Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt

Tích mục đích có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện pháp luậtnói chung. Đối với quá trình thực hiện pháp luật về người khuyết tật có ý nghĩa vô cùngquan trọng bởi người khuyết tật là đối tượng yếu thế trong xã hội. Như vậy, đòi hỏi tíchmục tiêu, mục đích không chỉ có ý nghĩa trong việc thiết lập, xây dựng các quy phạmpháp luật cụ thể mà còn là đòi hỏi đối với các chủ thể trong quá trình thực hiện pháp luậtvề người khuyết tật. Thứ tư: Quá trình thực hiện pháp luật về người khuyết tật được bảo đảm bằng cácbiện pháp của nhà nước. Để pháp luật thật sự đi vào đời sống xã hội thì quá trình thực hiện pháp luật cầnthiết phải được bảo đảm từ phía nhà nước chính đặc điểm này tạo ra sự khác biệt cơ bảngiữa pháp luật với đạo đức. Đối với nước ta pháp luật về người khuyết tật thể hiện ý chícủa nhà nước nhằm bảo vệ và bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận với đời sống xã hộido vậy thực hiện pháp luật về người khuyết tật không chỉ là mong muốn của quản lýhành chính nhà nước mà còn là nguyện vọng chung của đa số nhân dân lao động. Chínhsự bảo đảm của nhà nước mới làm cho pháp luật về người khuyết tật được thực thi trongmôi trường thực hiện bình đẳng bảo đảm cho việc việc thụ hưởng các lợi ích hợp phápcủa người khuyết tật. Trong trường hợp các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật liênquan tới người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các yêu cầu thìnhà nước bằng quyền lực của mình sử dụng các biện pháp bắt buộc hoặc các biện phápcưỡng chế nhằm yêu cầu các chủ thể thực hiện hành vi hợp pháp với người khuyết tật.Nhà nước sử dụng các hình thức bảo đảm pháp lý, sử dụng các tổ chức xã hội hoặc cácthiết chế khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng khuyết tật. Thứ năm, thực hiện pháp luật về người khuyết tật vừa mang tính thực hiện quyềnlực nhà nước, vừa mang tính xã hội rộng rãi. Thực hiện pháp luật về người khuyết tậtthông qua các hình thức riêng có của mình làm cho những quy phạm pháp luật về ngườikhuyết tật đi vào cuộc sống. Những quy phạm này chính là hệ thống quy tắc xử sự chungdo nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệphát sinh trong lĩnh vực người khuyết tật. Đó chính là hệ thống các quy phạm quy địnhvề các giải pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật trong việc tiếpcận các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.tổ chức, về các đảm bảo kháctrong lĩnh vực quản lý nhà nước về người khuyết tật. Những quy phạm này có tính bắtbuộc chung đối với mọi công dân, mọi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về ngườikhuyết tật. Việc thực hiện nghiêm chỉnh hệ thống quy phạm này cũng chính là thực hiệnquyền lực nhà nước trong lĩnh vực người khuyết tật. Mặt khác, người khuyết tật là bộphận dân cư quan trọng, là bộ phận không thể tách rời của đời sống xã hội. Việc tiếp cậnvới đời sống xã hội của bộ phận dân cư yếu thế này như thế nào có ảnh hưởng sâu rộngtrong đời sống cộng đồng. Vì lẽ đó, để thực hiện pháp luật về người khuyết tật có hiệu quảcần phải phát huy sức mạnh tối đa của các chủ thể, các cá nhân, tổ chức và toàn xã hộitrong chấp hành, tuân thủ, sử dụng và áp dụng pháp luật về người khuyết tật. Do đó, thựchiện pháp luật có tính xã hội rộng lớn. 1.1.3. Hình thức thực hiện pháp luật về người khuyết tật Các quy phạm pháp luật liên quan đến người khuyết tật được quy định trong rấtnhiều văn bản pháp luật khác nhau. Việc thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật này đòihỏi có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong hệ thống các cơ quanquản lý nhà nước. Căn cứ vào tính chất và đặc điểm hoạt động thực hiện pháp luật vềngười khuyết tật có thể chia hình thức thực hiện pháp luật về người khuyết tật bao gồm: – Tuân thủ pháp luật về người khuyết tật . Tuân thủ pháp luật về người khuyết tật là một hình thức thực hiện pháp luật vềngười khuyết tật, trong đó các chủ thể thực hiện pháp luật tự kiềm chế để không tiến hànhnhững hoạt động mà những văn bản pháp luật chứa đựng các quy phạm điều chỉnh nhữngquan hệ pháp lý liên quan đến người khuyết tật ngăn cấm. Thực tiễn cho thấy đang tồn tạikhoảng hai mươi văn bản luật điều chỉnh những vấn đề liên quan đến người khuyết tật,những văn bản này quy định những biện pháp, giải pháp nhằm bảo vệ và bảo đảm quyềntiếp cận đối với người khuyết tật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Tuânthủ pháp luật về người khuyết tật vừa là hành vi không thực hiện những hành vi nguyhiểm đối với người khuyết tật mà còn thực hiện hành vi bắt buộc hoặc làm việc bắt buộcnào đó do pháp luật quy định nhằm bảo vệ đối với người khuyết tật trong những điềukiện và hoàn cảnh mà các quy phạm pháp luật cụ thể đã dự liệu. – Thi hành pháp luật về người khuyết tật. Thi hành pháp luật về người khuyết tật là hình thức thực hiện pháp luật trong đócác chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý bằng hành động tích cực. Điều này có nghĩa rằngnhững quy phạm pháp luật liên quan đến người khuyết tật bao giờ cũng xác định tráchnhiệm của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật cụ thể. Việc thi hành đó mang tínhchất tự nguyện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật. Trong một sốtrường hợp, nếu các chủ thể không thực hiện hành vi phù hợp sẽ bị các cơ quan chứcnăng của nhà nước thực hiện biện pháp cưỡng chế và việc thực hiện đó cũng chính là quátrình thi hành pháp luật về người khuyết tật. – Sử dụng pháp luật về người khuyết tật. Sử dụng pháp luật về người khuyết tật là hình thức thực hiện pháp luật mà trongđó các chủ thể thực hiện pháp luật sử dụng các quyền năng về mặt pháp lý, công cụ pháplý để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật. Trong nội dung này baohàm cả hoạt động mà bản thân người khuyết tật sử dụng các công cụ pháp lý nhằm bảovệ chính bản thân mình. Trong quá trình sử dụng pháp luật đối với người khuyết tật, biểuhiện là những hoạt động như sử dụng quyền khiếu nại, quyền tố cáo, quyền khởi kiệnhoặc các quyền năng pháp lý khác nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi íchcủa bản thân người khuyết tật. Quá trình sử dụng pháp luật phải bảo đảm tuân thủ pháp luật một cách tuyệt đối,bởi chính từ quá trình sử dụng pháp luật rất có thể dẫn tới hiện tượng vượt quá thẩmquyền hoặc không sử dụng đúng các quy định của pháp luật về người khuyết tật. – áp dụng pháp luật về người khuyết tật. áp dụng pháp luật về người khuyết tật là một hình thức thực hiện pháp luật trongđó nhà nước thông qua các cơ quan trong bộ máy nhà nước hoặc đội ngũ cán bộ côngchức có thẩm quyền do pháp luật quy định thực hiện hoạt động tổ chức cho các chủ thểkhác nhau thực hiện những quy định có liên quan đến người khuyết tật. Tuy nhiên biểuhiện phổ biến của hoạt động áp dụng pháp luật là các cán bộ, công chức trong các cơquan chức năng của nhà nước căn cứ vào các quy định hiện hành của nhà nước về ngườikhuyết tật để ra các quyết định pháp lý nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt cácquan hệ pháp lý liên quan tới người khuyết tật. 1.1.4. Vai trò thực hiện pháp luật về người khuyết tật. Yêu cầu quan trọng đặt ra đối với việc xây dựng pháp luật của Nhà nước ta làpháp luật phải là cơ sở của việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước, pháp luật phải làcông cụ gìn giữ trật tự, kỷ cương xã hội, pháp luật là phương tiện xử sự của mọi côngdân. Đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước, nhu cầukhách quan của xã hội phải được phản ánh thông qua hệ thống pháp luật. Quản lý xã hội bằng pháp luật nhưng vấn đề cơ bản không chỉ Nhà nước xây dựngmột hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đầy đủ, mà điều quan trọng hơn cả là pháp luật củaNhà nước phải được mọi thành viên trong xã hội tôn trọng và chấp hành một cáchnghiêm chỉnh và triệt để, pháp luật phải đi vào cuộc sống, phải biến thành hành động củamọi công dân, mọi tổ chức trong xã hội. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đầy đủ cũng chưa đủ vì pháp luật ở trạngthái đó vẫn là trạng thái tĩnh nó có thể tác động đến trật tự pháp luật, thúc đẩy quá trìnhphát triển của các quan hệ xã hội nhưng mức độ rất hạn chế và chủ yếu mới chỉ là thôngqua ý thức pháp luật của công dân ở một bộ phận không đáng kể. Pháp luật chỉ có thểphát huy hết tác dụng khi nó được tổ chức thực hiện tốt trong đời sống xã hội, khi cácquy định của pháp luật trở thành những hành vi, cách xử sự thực tế của các cá nhân, tậpthể trong cuộc sống hằng ngày. Trong đời sống xã hội có rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi Nhà nước phải xâydựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xãhội đó. Thực tiễn cho thấy có rất nhiều văn bản pháp luật phát huy tác dụng tốt, đem lạihiệu quả thiết thực trong công tác quản lý, nhưng vẫn còn không ít văn bản luật chưa pháthuy được hiệu lực thi hành, không mang lại hiệu quả như mong muốn. Mặt tồn tại đó cónhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do chưa tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật.Khi giữa hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật có một khoảng cách lớn, tứclà pháp luật được ban hành với khối lượng lớn mà ít đi vào cuộc sống, thì sẽ dẫn đến tìnhtrạng pháp luật bị coi thường, không hiệu quả. Vì vậy, thực hiện pháp luật có vai trò to lớntrong việc chuyển văn bản pháp luật của Nhà nước được thực thi trong đời sống thực tiễn. Để nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật thì phải có ph ương thức thực hiệntốt các hoạt động về pháp luật từ khâu xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục phápluật, thực hiện pháp luật, kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảovệ pháp luật. Để pháp luật phát huy hiệu lực, đạt hiệu quả trong quá trình điều chỉnhcác quan hệ xã hội, thì Nhà nước ngoài việc tạo lập môi trường chính trị – xã hội thuậnlợi, nâng cao trình độ pháp lý cho cán bộ và nhân dân, xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật, đòi hỏi phải xác lập cơ chế thực hiện pháp luật một cách có hiệu quả. Như vậy có thể khẳng định rằng, thực hiện pháp luật có vai trò và tầm quan trọngđặc biệt trong toàn bộ các hoạt động về pháp luật. Thực hiện pháp luật là hoạt động đưapháp luật vào cuộc sống, biến những quy phạm pháp luật thành những hành vi, xử sựthực tế, hợp pháp của cá nhân, tập thể trong thực tiễn xã hội. Nếu không có tổ chức tốtviệc thực hiện pháp luật thì ý chí của Nhà nước sẽ không đi vào đời sống thực tiễn, phápluật sẽ không phát huy được hiệu lực, sẽ không đạt hiệu quả trong điều chỉnh các quan hệxã hội. Vai trò của thực hiện pháp luật không chỉ thể hiện trong toàn bộ các hoạt động vềpháp luật (xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật) mà nó còn là:Một mặt quan trọng của nền pháp chế. Kết quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật làmột trong những tiêu chuẩn để xác định tính chất của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởivì, pháp chế là một phạm trù thể hiện những yêu cầu và sự đòi hỏi đối với các chủ thểpháp luật phải tôn trọng và triệt để thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Sự thựchiện pháp luật là trung tâm của pháp chế. Trên cơ sở vai trò của thực hiện pháp luật trên đây, vai trò thực hiện pháp luật vềngười khuyết tật được thể hiện cụ thể như sau. 1.1.4.1. Thực hiện pháp luật về người khuyết tật nhằm đưa pháp luật vào đờisống xã hội, bảo đảm quyền tiếp cận với mọi mặt đời sống xã hội của người khuyết tật Thực hiện pháp luật về người khuyết tật là đưa đường lối, chính sách của Đảngvào cuộc sống, khẳng định bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. Thông qua chỉđạo việc triển khai và tổ chức thực hiện pháp luật tổ chức Đảng thể hiện vai trò lãnh đạocủa mình và đánh giá đúng mức về năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảngviên đồng thời rà soát tổng kết những chính sách trên phạm vi quốc gia đồng thời từngbước tiếp cận Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật. Không thể phủ nhận sự song hành của người khuyết tật trong đời sống xã hội vàđiều đó có nghĩa rằng nhà nước cần thiết phải có trách nhiệm đối với việc bảo đảmquyền tiếp cận mọi mặt đời sống xã hội. Khi người khuyết tật được tiếp cận cũng chínhlà quyền của người khuyết tật được bảo đảm. Sự ổn định xã hội cũng như bản chất tốtđẹp của nhà nước cũng được thể hiện sinh động. Trật tự xã hội được bảo đảm là điềukiện ổn định xã hội nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế của đất nước. đồngthời góp phần ổn định xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện pháp luật chính là quá trình đua pháp luật về người khuyết tật vào thựctiễn cuộc sống. Để những quy phạm đó đi vào thực tiễn như thế nào liên quan tới vấn đềquan niệm của cả xã hội về người khuyết tật. Trên thế giới hiện nay chưa có quan niệmthống nhất về người khuyết tật. Quan niệm về mặt y tá cho rằng người khuyết tật bịkhiếm khuyết bộ phận cơ thể hoặc chức năng, như vậy những khiếm khuyết như vậy cóthể nhận thấy và dùng biện pháp giám định có thể xác định được mức độ khuyết tật. Trêncơ sở đó xây dựng chính sách phù hợp với từng nhóm đối tượng. Quan niệm này rõ ràngchưa tiếp cận dưới góc độ xã hội và quyền của người khuyết tật và chưa xác định tráchnhiệm xã hội đối với người khuyết tật. Dưới góc độ quyền có thể nhận thấy, mặc dùkhiếm khuyết về bộ phận cơ thể hoặc chức năng nhưng nếu xã hội tạo cho họ điều kiệntiếp cận thì họ hoàn toàn có thể tiếp cận vào đời sống xã hội. Một người khuyết tật nhìnhoặc khuyết tật vận động thực tế tham gia giao thông là rất khó khăn nhưng nếu nhà nướccung cấp các công cụ và phương tiện về hướng dẫn thâm gia giao thông hoặc bảo đảmcác điều kiện tiếp cận thì những cá nhân đó không còn khó khăn nữa và như vậy họkhông còn là người khiếm khuyết và không khuyết tật nữa. Phần lớn các quốc gia trên thế giới đều phân dạng và phân hạng người khuyết tậtđể có chính sách đi kèm tuy nhiên phân hạng khuyết tật dựa vào tiêu chí nào hiện nay ởnước ta chưa có câu trả lời chính xác. – Thực hiện pháp luật chính là tạo điều kiện bảo đảm tiếp cận với các hoạt động xãhội của người khuyết tật là không tách rời với môi trường hoà nhập. Hoạt động học vănhoá, học nghề, vui chơi giải trí không thể tạo môi trường tách biệt cộng đồng xã hội. 1.1.4.2. Pháp luật về người khuyết tật chi phối đến việc thực hiện hệ thốngpháp luật về an sinh xã hội Người khuyết tật là bộ phận dân cư yếu thế trong xã hội. hiện nay có 20 văn bảnluật điều chỉnh những vấn đề liên quan đến người khuyết tật.Nằm trong tổng thể chínhsách an sinh xã hội của nhà nước thì bộ phận người khuyết tật là bộ phận không thể táchrời. Vì vậy thực hiện tốt pháp luật về người khuyết tật chính là thực hiện tốt các quy địnhcủa pháp luật về an sinh xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ và bảo đảm quyền tiếpcận của người khuyết tật, bảo vệ trật tự an toàn xã hội…Tuy nhiên cũng nhận thức rõ vaitrò và vị trí của người khuyết tật trong xã hội. Bản thân người khuyết tật không có lỗi màvấn đề đặt ra là nhà nước, gia đình và xã hội có trách nhiệm như thế nào nhằm bảo đảmcho người khuyết tật thực hiện các quyền cơ bản của con người. Đó cũng chính là ranhgiới khi nghiên cứu pháp luật về người khuyết tật và thực hiện pháp luật về người khuyếttật. 1.1.4.3. Thực hiện pháp luật về người khuyết tật làm cho ý thức pháp luật củatổ chức, công dân được nâng cao trong đó đặc biệt quan trọng là xác định vai trò củanhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật Muốn thực hiện pháp luật tốt phải làm tốt công tác giáo dục, phổ biến pháp luật.Trước hết là các cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước phải hiểu rõ và nắm chắc cácquy định của pháp luật về người khuyết tật để cụ thể hoá trong triển khai, tổ chức, kiểmtra việc thực hiện và xử lý vi phạm khi có hành vi vi phạm pháp luật về người khuyết tậtxảy ra. Pháp luật được phổ biến, triển khai thực hiện tốt chính là làm cho nhận thức vàhành động “của phía Nhà nước” được nâng lên và phục vụ ngày một tốt hơn các lợi íchcủa nhân dân. Các quy định của pháp luật về người khuyết tật cần phải được phổ biến sâu rộngđến tất cả những người tham gia hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngườikhuyết tật, bởi vì những hoạt động của họ mang ý nghĩa quyết định đến thành công củahoạt động bảo vệ quyền của người khuyết tật. 1.1.4.4 Thực hiện pháp luật về người khuyết tật là đảm bảo các yêu cầu củapháp chế xã hội chủ nghĩa Chúng ta đều biết rằng pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đờisống chính trị – xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xãhội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôntrọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Pháp chế trong lĩnh vực người khuyết tật là bộ phận của pháp chế xã hội chủnghĩa. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ đặc biệt của đời sống chính trị – xã hội, trongđó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cán bộ, công chức nhànước, nhân viên của các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiệnđầy đủ pháp luật về người khuyết tật. Theo đó, để bảo đảm và tăng cường pháp chế tronglĩnh vực người khuyết tật: Một mặt, đòi hỏi phải xây dựng được hệ thống pháp luật vềngười khuyết tật đầy đủ, đồng bộ; ; mặt khác, yêu cầu mọi chủ thể tham gia quan quan hệpháp luật phải thực hiện nghiêm chỉnh, triệt để đầy đủ hệ thống pháp luật này. Có nhưvậy mới hiện thực hoá được pháp luật về người khuyết tật vào đời sống xã hội. đây cũngchính là biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực người khuyết tật. 1.2. Yêu cầu và điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về người khuyết tật 1.2.1. Yêu cầu của thực hiện pháp luật về người khuyết tật Thứ nhất, Thực hiện pháp luật về người khuyết tật cần thiết và trên nguyên tắc căncứ nội dung của các văn bản pháp lý hiện hành. Hiện nay những vấn đề liên quan tớingười khuyết tật có 20 mươi văn bản luật và khoảng 200 văn bản của các Bộ, Ngànhhướng dẫn thi hành. Thực tế trong nhiều văn bản, tính thống nhất và chặt chẽ chưa đượcbảo đảm, tuy nhiên không thể thực hiện pháp luật nếu không dựa trên cơ sở là những vănbản pháp lý quy định những vần đề bảo đảm quyền tiếp cận của người khuyết tật trongcác lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, học nghề và việc làm, tham gia giao thông, công nghệthông tin… Thứ hai, Thực hiện pháp luật về người khuyết tật đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơquan khác nhau trong bộ máy nhà nước bởi lĩnh vực người khuyết tật liên quan tới nhiềucơ quan khác nhau. Việc chăm sóc sức khoẻ hoặc học nghề đối với người khuyết tật cầncó sự phối kết hợp cả ngành Lao động- Thương binh và Xã hội , Bộ Y tế và Bộ Giáo dục. Đặt ra yêu cầu là cần thiết phải có sự tham gia của nhiều ngành trong việc thựchiện pháp luật về người khuyết tật bởi thực tiễn những khó khăn của người khuyết tật rấtphức tạp và cần thiết phải huy động nhiều nguồn lực của nhiều cấp chính quyền thì quátrình thực hiện chính sách mới đồng bộ trong phạm vi cả nước và mới khả thi trong điềukiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn như ở nước ta hiện nay. Thứ ba, Thực hiện pháp luật về người khuyết tật được bảo đảm bởi những nguyêntắc của quản lý nhà nước; công khai; minh bạch và bình đẳng trong việc thực hiện cácchính sách hỗ trợ của nhà nước. Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật bao gồm những chính sách tác độngtrực tiếp và những chính sách tác động gián tiếp. Nhũng chính sách gián tiếp phần lớn là

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn