Lời Mở Đầu Tiểu Luận Ngành Luật Kinh Tế, Lời Mở Đầu Bài Tiểu Luận Ngành Luật

Bạn đã hoàn thành xong nội dung của bài tiểu luận nhưng vẫn đang loay hoay không biết viết lời mở đầu bài tiểu luận của mình sao cho thật ấn tượng? Đừng lo, ngay bây giờ chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết lời mở đầu cho bài tiểu luận hay nhất.

Đang xem: Lời mở đầu tiểu luận ngành luật

Đầu tiên bạn cần phải nêu ra những lý do tất yếu, cần thiết nhất phải nghiên cứu, phân tích vấn đề mà bạn đã chọn. Thường sẽ gồm những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, tuy nhiên hãy cố nghĩ ra thật nhiều lý do bắt nguồn từ thực tiễn. Vì đấy là những nguyên nhân thuyết phục nhất, do chính thực tiễn đang cần.

Sau khi vạch ra những lý do rồi, bạn cần triển khai chúng ra bằng các ý nhỏ, nên nhớ phải trình bày thật rõ ràng và có sự liên kết chặt chẽ để bài luận của bạn được liên kết với nhau.

*

Cách viết lời mở đầu cho bài tiểu luận hay, ấn tượng nhất

Dưới đây là mẫu lời mở đầu tiểu luận thuyết phục cho đề tài: “Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp”, bạn nên tham khảo.

“Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Quyền tự do kinh doanh và bình đẳng của các doanh nghiệp chỉ thực sự được bảo đảm trên cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn thiện, mà trước hết là hệ thống pháp luật về tổ chức doanh nghiệp.

Xem thêm: Bảng Excel Chi Phí Kinh Doanh Nghiệp Bằng Excel Mới Nhất Năm 2020

Trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về các hình thức tổ chức kinh doanh nói riêng, được xây dựng trên nền tảng những đặc thù về chính trị, kinh tế – xã hội, có tính chất giải pháp tình thế, nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc do thực tiễn kinh doanh đặt ra. Các văn bản pháp luật về doanh nghiệp ngày càng được gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và hình thức văn bản. Tuy nhiên chất lượng của các văn bản này nhiều khi còn khác nhau.

Với quan điểm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, những năm gần đây Nhà nước ta rất quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp. Việc ban hành Luật Doanh nghiệp 1999 được xem như một bước phát triển quan trọng, với những tư duy pháp lý mới trong xây dựng pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành về doanh nghiệp vẫn chưa đạt được mức độ hoàn thiện cần thiết, chưa đáp ứng được tốt các yêu cầu mà thực tiễn kinh doanh đang đặt ra. Những vấn đề pháp lý về tổ chức doanh nghiệp được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Nội dung của các văn bản pháp luật này bộc lộ nhiều bất cập cả về nội dung pháp lý và kỹ thuật lập pháp. Tĩnh phức tạp, mâu thuẫn, chồng chéo là những biểu hiện không hiếm thấy trong pháp luật hiện hành về doanh nghiệp. Thực tế này là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến kìm hãm sự pháp triển của hoạt động kinh doanh; tạo ra sự phân bổ các nguồn lực không hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh và tính công bằng trong môi trường kinh doanh.

Đảng và Nhà nước ta có chủ trương “Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau…”. Trên tinh thần đó, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đưa Luật Doanh nghiệp (áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế) vào chương trình chuẩn bị xây dựng Luật của Quốc hội nhiệm kỳ khóa IX (2002 – 2007).

Xem thêm: Công Thức Tính Diện Tích Xung Quanh Hình Chóp Cụt Đều, Thể Tích Hình Chóp Cụt

Pháp luật về doanh nghiệp là một nội dung quan trọng của pháp luật kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đang được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu. Ở phạm vi và mức độ khác nhau, có một số công trình khoa học đã được công bố, đề cập đến một vài khía cạnh của pháp luật về doanh nghiệp. Từ việc đánh giá tình hình nghiên cứu pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, cho phép khẳng định, cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống các vẫn đề lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp nói chung, để trên cơ sở đó chỉ ra cơ sở khoa học của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy em chọn đề tài này mong muốn tìm hiểu sâu thêm về vấn đề này ở nước ta.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận