Mẫu Lời Mở Đầu Cho Bài Tiểu Luận Mác – Lênin, Tiểu Luận Triết 1

Triết học được xem là một hoạt động mà con người thực hiện khi họ tìm cách hiểu những chân lý cơ bản về bản thân, thế giới mà họ đang sống, và các mối quan với nhau. Triết học phương Tây hiện đại từ lâu đã du nhập vào Việt Nam và có vai trò rất lớn trong phát triển tư duy và sản xuất. Những chia sẻ của Tri Thức Cộng Đồng về triết học đặc biệt là lời mở đầu tiểu luận triết hay sẽ giúp bạn. 

*

Hướng dẫn cách viết lời mở đầu tiểu luận triết học

1. Hướng dẫn cách viết lời mở đầu tiểu luận triết học 

Để có một bài tiểu luận triết học thu hút, đầy đủ và hấp dẫn đầu tiên bạn nên đặt ra cho mình những yêu cầu và mục tiêu cơ bản cần hoàn thành. Cụ thể là những câu hỏi về “Cái gì”, “Tại sao”, “Bằng cách nào” đối với bài làm của mình.

Đang xem: Lời mở đầu cho bài tiểu luận mác – lênin

Bài tiểu luận của bạn nói về vấn đề gì? Tại sao lại chọn vấn đề này, tính hữu ích của nó là gì?Bằng cách nào để phân tích và tranh luận cho lý lẽ của mình?

Nếu đã trả lời đầy đủ 3 câu hỏi thắc mắc trên, tiếp theo là nên bắt tay vào viết phần mở đầu cho bài tiểu luận triết học của mình luôn nhé. Bạn có thể tham khảo các bước sau để có lời mở đầu bài tiểu luận triết học hoàn chỉnh nhất:

Bước 1: Mở đầu lời mở đầu bằng một câu đề

“Câu đề” ở đây có thể là một lời trích dẫn, một giai thoại ngắn hay lời nói hài hước, một con số thống kê gây bất ngờ… để thu hút sự chú ý của người đọc.

Bước 2: Thêm thông tin cơ sở vào phần mở đầu

Bước 3: Trình bày luận điểm của tiểu luận

Bạn nên sử dụng một số câu chuyển tiếp giữa phần thông tin với trình bày luận điểm một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhất để thu hút sự chú ý, quan tâm của người đọc.

2. Vai trò của lời mở đầu tiểu luận triết học

*

Vai trò của lời mở đầu tiểu luận triết học

Lời mở đầu cho bài tiểu luận triết học là một phần rất quan trọng cho bài luận của mỗi bạn. Bởi vì đây là góc nhìn đầu tiên mà người đọc có cơ hội tiếp xúc đến phần nội dung bên trong, phần mở đầu thu hút và ấn tượng sẽ tạo được tình cảm tốt cho người chấm cho cả bài.

Phương pháp luận thường được sử dụng trong phần mở đầu sẽ là tổng – phân – hợp. Đầu tiên, bạn nên dẫn dắt vào đề tài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp, sau đó là phần giới thiệu về đề tài và giới thiệu sơ bộ về đề tài mà bạn đang thực hiện. Một vài ví dụ tổng quát hoặc những ví dụ gắn với cuộc sống một cách chân thực nhất cũng là điểm nhấn tuyệt vời cho lời mở đầu tiểu luận triết học đó. 

Sau khi dẫn chứng ví dụ, bạn nên tổng hợp lại nội dung đề tài, việc tổng hợp này sẽ giúp làm thức tỉnh suy nghĩ và tâm trí của người đọc, giúp cho họ hình dung được bạn sẽ trình bày những gì trong bài luận ấy.

Thông thường lời mở đầu sẽ rơi vào trên dưới 200 từ, một con số đảm bảo cho sự đầy đủ và sâu sắc của bài tiểu luận triết học của bạn.

3. Mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học hay tham khảo

*

Mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học hay tham khảo

Mẫu 1: Chiến lược kinh doanh quốc tế của Công ty X

Mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học:

Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới ngày càng hiện đại và phát triển, quá trình hội nhập và giao lưu lại ngày càng mở rộng hơn ở những doanh nghiệp Việt Nam. Là một doanh nghiệp hàng đầu cả nước về lĩnh vực dịch vụ vận tải, công ty X ngày càng vươn xa và mở rộng hoạt động kinh doanh ra nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên, cùng những thành quả đạt được, công ty cũng gặp phải không ít khó khăn trên con đường hội nhập. Một phần là công ty chưa có đủ nguồn lực để phát triển doanh nghiệp cũng như chiến lược kinh doanh quốc tế còn nhiều hạn chế chưa thật sự hiệu quả.

Đó là lý do tại sao bài tiểu luận: “Chiến lược kinh doanh quốc tế của Công ty X” ra ra đời. Hy vọng những góp sức nhỏ này sẽ giúp một phần vào việc phát triển kinh doanh quốc tế của công ty trong tương lai.

Mặc dù đã có nhiều sự cố gắng và cải thiện cũng như học học tìm tòi rất nhiều, tuy nhiên với kiến thức và sự hiểu biết còn giới hạn chắc chắn bài luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được những đánh giá và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Xem thêm: Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 2 Hình Học, Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 2

Mẫu 2: Tư tưởng triết học của Phật giáo và sự ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người 

Mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học:

Đạo Phật được xem là một trong những học thuyết Triết học – tôn giáo lớn nhất thế giới tồn tại từ rất lâu đời với hệ thống giáo lý đồ sộ và số lượng phật tử được phân bố rộng khắp nơi. Đạo phật được truyền bá vào nước ta từ khoảng thế kỷ II sau Công nguyên và từ đó nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Việt Nam bên cạnh Thiên chúa giáo, đạo NHo, đạo Lão. 

Trong công cuộc xây dựng chế độ Chủ nghĩa Xã Hội (CNXH), chủ nghĩa Mác – Lênin là một tư tưởng chủ đạo và là vũ khí lý luận quan trọng của cả đất nước. 

Giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam, góp phần tạo nên kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ. Việc xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó ảnh hưởng của nó là không thể thực hiện được, do đó chúng ta cần vận dụng một cách hợp lý để góp phần đạt được mục đích của thời kỳ quá độ cũng như sau này. 

Vì vậy việc nghiên cứu lịch sử, giáo lý và sự tác động của đạo Phật nói chung và tư tưởng của Phật giáo nói riêng đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người tốt hơn quá khứ của nhân dân. Chính vì vậy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Tư tưởng triết học của Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt.

Mẫu 3: Đấu tranh giai cấp

Mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học:

Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của các giai cấp và tầng lớp bị trị, chiếm đoạt của cải xã hội vào tay mình. Các giai cấp, tầng lớp bị trị không những bị chiếm đoạt kết quả lao động mà họ còn bị áp bức về chính trị, xã hội và tinh thần. Không có sự bình đẳng giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, chẳng hạn giữa giai cấp các nhà tư bản với giai cấp những công nhân làm thuê. Giai cấp bóc lột bao giờ cũng dùng mọi biện pháp và phương tiện bảo vệ địa vị giai cấp của họ, duy trì củng cố kinh tế xã hội cho phép họ được hưởng những đặc quyền, đặc lợi giai cấp. Công cụ chủ yếu là quyền lực nhà nước. Lợi ích cơ bản của giai cấp bị trị đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị. Đây là đối kháng về quyền lợi giữa những giai cấp áp bức bóc lột và những giai cấp, tầng lớp bị áp bức, bị bóc lột. 

Đối kháng là nguyên nhân của đấu tranh giai cấp. Có áp bức thì có đấu tranh chống áp bức. Vì vậy đấu tranh giai cấp không do một lý thuyết xã hội nào tạo ra mà là hiện tượng tất yếu không thể tránh được trong xã hội có áp bức giai cấp. 

Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội có sự phân chia giai cấp.

Mẫu 4: Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người

Mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học:

Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất cả nhất của toàn nhân loại. Làn sóng văn minh thứ ba đang được loài người tới một kỉ nguyên mới, mở ra bao khả năng để họ tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai. Trong bối cảnh đó sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa càng làm cho các tư tưởng tự do tìm kiếm con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người Việt Nam càng dễ đi đến phủ nhận vai trò và khả năng của chủ nghĩa Mác ­ Lênin.

Trong thực tế, không ít người rẽ ngang đi tìm khả năng phát triển đó trong chủ nghĩa tư bản. Nhiều người trở về phục sinh và tìm sự hoàn thiện con người trong các tôn giáo và hệ tư tưởng truyền thống, con người lại “sáng tạo” ra những tư tưởng, tôn giáo mới cho “phù hợp” hơn với con người Việt Nam hiện nay. Song nhìn nhận lại một cách thật sự khách quan và khoa học sự tồn tại của chủ nghĩa Mác ­- Lênin trong xã hội ta, có lẽ không ai phủ nhận được vai trò ưu trội và triển vọng của nó trong sự phát triển con người. 

Trên cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Mác ­- Lênin về con người tại hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành trung ương khoá VII, Đảng ta đã đề ra và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là “động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Đó là “con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. 

Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề con người, em đã chọn đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người”.

Mẫu 5: Lịch sử phát triển của phép biện chứng trong triết học

Mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học:

Biện chứng và siêu hình là hai phương pháp tư duy ngược nhau hoàn toàn trong triết học. Phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái đứng im, không vận động, tách biệt và cô lập với nhau. Quan sát kỹ hơn sẽ cho chúng ta thấy rõ sự tồn tại của sự vật hiện tượng ở trạng thái đứng im tương đối, nhưng nếu tuyệt đối hoá phương pháp này sẽ dẫn đến sai lầm phủ nhận sự phát triển, không nhận thấy mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Trong khi ngược lại, phương pháp biện chứng là: là phương pháp xem xét những sự vật hiện tượng và những phản ánh của chúng vào tư duy, chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại của chúng, trong sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng.

Trong lịch sử triết học có những thời gian, tư duy siêu hình chiếm ưu thế so với tư duy biện chứng. Nhưng xét trong toàn bộ lịch sử triết học, thì phép biện chứng luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần xã hội. Phép biện chứng là một khoa học triết học, vì vậy nó cũng phát triển từ thấp tới cao mà đỉnh cao là phép biện chứng duy vật Mác – xít của triết học Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin luôn đánh giá cao phép biện chứng, nhất là phép biện chứng duy vật, coi đó là một công cụ tư duy sắc bén để đấu tranh với thuyết không thể biết, tư duy siêu hình, củng cố niềm tin vào sức mạnh và khả năng của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới.

Việc nghiên cứu lịch sử phát triển của phép biện chứng sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn bản chất của phép biện chứng và sự phát triển của tư duy biện chứng của nhân loại. Xuất phát từ mục đích đó, tôi chọn đề tài tiểu luận về: lịch sử phát triển của phép biện chứng trong triết học, để nghiên cứu.

4. Một số lưu ý khi viết lời mở đầu cho bài tiểu luận triết học đạt điểm cao

*

Một số lưu ý khi viết lời mở đầu cho bài tiểu luận triết học

Để có một phần mở đầu bài tiểu luận triết học đạt kết quả cao nhất bạn nên hiểu rõ và sâu sắc nhất luận điểm của mình. Nhớ là không “vơ đũa cả nắm” để tránh tình trạng không đúng trọng tâm mà còn làm giảm chất lượng nội dung bài viết của mình.

Xem thêm: Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 4 Tập 2 Trang 69 Vở Bài Tập (Vbt) Toán 4 Tập 2

Thêm vào đó, bạn nhớ trình bày làm sao để luôn giúp người đọc hiểu rõ được hết những điều mà họ đang học bằng cách sử dụng những câu văn đơn giản, dễ hiểu và thú vị. Bạn cũng có thể thêm vào đó những cách thông báo mới lạ thay cho việc trình bày mục đích đề tài tiểu luận như thường sử dụng. Ngoài ra, một dàn ý chi tiết nhất sẽ giúp bạn bao quát được hết tất cả nội dung và không bị mất ý khi triển khai chi tiết.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận