Soạn Bài Phân Tích Đề Lập Dàn Ý Cho Bài Văn Nghị Luận Lop 11

Hướng dẫn soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận, gợi ý trả lời câu hỏi trang 23 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1.

Đang xem: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận lop 11

1. Kiến thức cơ bản1. 1. Phân tích đề1. 2. Lập dàn ý2. Hướng dẫn soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận2. 1. Phân tích đề2. 2. Lập dàn ý3. Luyện tập4. Ghi nhớ

Tham khảo bài soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận để nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận, biết cách lập dàn ý bài văn nghị luận phục vụ việc học và làm văn.Trong chương trình học Ngữ Văn lớp 10, các em đã được tìm hiểu qua về cách lập dàn ý bài văn nghị luận cơ bản nhất. Ở bài học này, các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý cho một bài văn nghị luận từ đó áp dụng thành thạo vào quá trình viết văn thực tế của mình hiệu quả hơn.

*

Kiến thức cơ bản cần nắm vững

I. Phân tích đề- Phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề, là một quá trình quan trọng trước tiên và cần thiết khi viết một bài văn nghị luận.- Các bước phân tích đề:+ Đọc kĩ đề bài, chú ý từ ngữ quan trọng, gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề)+ Xác định 3 yêu cầu:Yêu cầu về nội dungYêu cầu về hình thứcYêu cầu về phạm vi tư liệu cần sử dụngII. Lập dàn ý- Khái niệm: Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trình tự logic, giúp người viết không bỏ sót những ý quan trọng đồng thời loại bỏ được những ý không cần thiết.- Mục đích của việc lập dàn ý: Tìm và lựa chọn ý sao cho bài viết có nội dung toàn diện, phong phú, bám sát đề, làm nổi bật trọng tâm của bài viết.- Các bước lập dàn ý:+ Xác lập luận điểm+ Xác lập luận cứ: tìm những luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm+ Sắp xếp luận điểm luận cứ:Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đềThân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo trình tự logicKết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày; nêu những nhận định, bình luận nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc

Hướng dẫn soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Đề số 1 có tính định hướng cụ thể, còn đề 2 và 3 là đề mở, yêu cầu người viết phải tự xác định hướng triển khai.Câu 2 trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 1. Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề là gì ?Trả lời:Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề:- Đề 1: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.- Đề 2: Làm rõ tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II.- Đề 3: Vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.Câu 3 trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 1. Phạm vi bài viết đến đâu ? Dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực đời sống xã hội hay văn học ?Trả lời:Phạm vi dẫn chứng bài viết của các bài: – Đề 1: Vấn đề có liên quan đến đời sống xã hội nên dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu. – Đề 2: Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương nên dẫn chứng văn học là chủ yếu. – Đề 3: Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài “Thu điếu
” nên dẫn chứng văn học là chủ yếu (thơ Nguyễn Khuyến)II. Lập dàn ýĐề 1: Có 2 luận điểm lớn:+ Cái mạnh của người Việt Nam (2 luận cứ: thông minh, sự nhạy bén với cái mới)+ Cái yếu của người Việt Nam (2 luận cứ: lỗ hổng về kiến thức, khả năng thực hành sáng tạo)Đề 2: Có 2 luận điểm:+ Bi kịch duyên phận của Hồ Xuân Hương (2 luận cứ: nỗi cô đơn; sự lỡ làng)+ Khát vọng sống (2 luận cứ: sự phẫn uất; cam chịu với hạnh phúc bị san sẻ)Đề 3: Có 2 luận điểm (nội dung và nghệ thuật) trong đó nội dung có 2 luận cứ, nghệ thuật có 3 luận cứ tùy thuộc vào vẻ đẹp của bài thơ mà học sinh lựa chọn.Tham khảo dàn ý mẫu đề 2: Dàn ý tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II

Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận phần Luyện tập

Phân tích đề và lập dàn ý 2 đề sau:Đề 1: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).Đề 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm (Bánh trôi nước hoặc Tự tình – bài II).Gợi ý cách làm:Đề 1 trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 11. Phân tích đề:– Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”- Yêu cầu nội dung:+ Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa, phù phiếm nhưng thiếu sinh khí của những người trong phủ Chúa, tiêu biểu là thế tử Trịnh Cán.+ Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê -Trịnh thế kỉ XVIII.- Thao tác: lập luận phân tích- Phạm vi dẫn chứng: Đoạn trích “Vào phú chúa Trịnh2. Lập dàn ý:a.

Xem thêm: Cách Tải Game Vui Về Máy Tính Offline Và Link hướng dẫn, Top Game Offline Hay Cho Pc Và Link hướng dẫn

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.b. Thân bài: Phân tích* Cuộc sống giàu sang, xa hoa của chúa Trịnh* Chân dung Trịnh Cán:* Thái độ của tác giả: Phê phán cuộc sống ích kỉ, giàu sang, phè phỡn của nhà chúa. Cuộc sống vật chất giàu sang quá mức, trái lại tinh thần thì rỗng tuếch, đạo đức xói mòn.c. Kết bài>> Bài văn mẫu: Phân tích giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa TrịnhĐề 2 trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 11. Phân tích đề:– Vấn đề cần nghị luận: Phân tích tài năng sử dụng ngông ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một số bài thơ.- Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận- Phạm vi dẫn chứng là những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo, thành ngữ, ca dao.2. Lập dàn ýa. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề được đặt ra.b. Thân bài:- Ngôn ngữ dân tộc được thể hiện một cách tự nhiên, linh hoạt, khái quát.- Cảm nghĩ: Sự sáng tạo đó góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung => Bà được mệnh danh cho Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm.c. Kết bàiKhẳng định lại vấn đề cần lập luận.Ghi nhớ Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luậnPhân tích đề là công việc trước tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận. Khi phân tích đề, cần đọc đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụngQuá trình lập dàn ý bao gồm: xác lập luận điểm, luận cứ, sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trình tự lôgic, chặt chẽ. Cần có kí hiệu trước mỗi đề mục để phân biệt luận điểm, luận cứ trong dàn ý.

Xem thêm: Toán Lớp 5 Trang 100 Diện Tích Hình Tròn Bài 3, Bài 3 Trang 100 (Diện Tích Hình Tròn) Sgk Toán 5

-/-Trên đây là nội dung bài soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận lớp 11 ngắn gọn nhưng đầy đủ cho các em chuẩn bị bài tốt nhất trước khi lên lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 11.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn