Hướng Dẫn Lập Dàn Ý Bài Văn Nghị Luận Xã Hội, Dàn Ý Cơ Bản 3 Dạng Bài

Dưới đây là tài liệu bao gồm 22 dàn ý nghị luận xã hội phục vụ cho học sinh lớp 10 trong kì thi tuyển sinh mà lingocard.vn muốn giới thiệu đến bạn đọc.

Đang xem: Lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội

Hy vọng với tài liệu trên có thể giúp ích cho học sinh trong quá trình ôn tập. Mời quý thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo. 

Dàn ý văn nghị luận xã hội ôn thi vào 10

Đề 1: Lòng biết ơn

I. Mở bài

Từ xa xưa, ông bà ta có câu “uống nước nhớ nguồn”, một câu nói dạy bao thế hệ về Lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và đẹp của con người. truyền thống về lòng biết ơn đã được bao đời thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy. Để tiếp nối ông cha thì thế hệ trẻ cũng đã gìn giữ nét đẹp. để hiểu thêm về lòng biết ơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về “ Lòng biết ơn”.

II. Thân bài

1. Giải thích thế nào là “Lòng biết ơn”?

Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.

2. Biểu hiện của Lòng biết ơn

– Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong lòng.

– Có những hành động thể hiện sự biết ơn.

– Luôn mong muốn đền đáp công ơn của những người đã giúp đỡ mình.

3. Tại sao phải có lòng biết ơn?

– Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.

– Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.

– Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có Lòng biết ơn.

4. Mở rộng vấn đề

Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn (nêu ví dụ cụ thể). 

5. Bài học nhận thức

III. Kết bài

– Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn.

– Nêu những công việc và thể hiện lòng biết ơn.

Đề 2: Tinh thần lạc quan yêu đời

I. Mở bài

“Người lạc quan là người nhìn đâu cũng thấy đèn xanh còn người bi quan thấy khắp nơi chỉ toàn đèn đỏ… kẻ thực sự khôn ngoan thì mù màu” đây là câu nói của Albert Schweitzer. Câu nói thể hiện lên tinh thần lạc quan, lạc quan để cuộc sống tươi đẹp hơn. Chúng ta có lạc quan thì tinh thần mới sảng khoái, mới vui tươi làm việc. Đây là một yếu tố thúc đẩy là bước đà cho cuộc sống chúng ta tươi đẹp hơn.

II. Thân bài

1. Lạc quan là gì?

– Lạc quan là thái độ sống.

– Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra.

– Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.

2. Ý nghĩa của tinh thần lạc quan

– Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người.

– Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn.

– Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống.

– Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc.

3. Ví dụ về tinh thần lạc quan

– Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng.

– Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống.

– Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình.

=> Rút ra một số tiêu cực: bi quan, tự ti.

4. Biểu hiện của tinh thần lạc quan

– Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra.

– Luôn yêu đời.

– Luôn bình tĩnh xử lý mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra.

III. Kết bài

– Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận.

– Bên cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thoái quá.

Đề 3: Tình cảm gia đình

I. Mở bài

“Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Đây là một trong những câu ca dao nói về tình cảm gia đình hay nhất. Câu ca dao nói về tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái dành cho cha mẹ, nhưng tình cảm gia đình không chỉ có thể, chúng ta cùng đi tìm hiểu về tình cảm gia đình.

II. Thân bài

1. Thế nào là tình cảm gia đình

– Tình cảm của ba mẹ dành cho con cái.

– Tình cảm của ông bà dành cho con cháu.

– Tình cảm của con cái dành cho ông bà, cha mẹ.

– Tình cảm của anh chị em đối với nhau.

2. Biểu hiện của tình cảm gia đình

– Ba mẹ thương yêu, chăm sóc con cái, luôn quan tâm và hỏi han con cái.

– Là cha mẹ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho con.

– Là sự hy sinh cả tuổi thanh xuân của cha mẹ nuôi dạy con.

– Ông bà tảo tần nuôi con khôn lớn, thương yêu cháu, dạy dỗ cháu nên người.

Xem thêm: Bài Tập Ôn Tập Chương 3 Hình Học 9 Có Đáp Án Violet, De Cuong On Tap Chuong 3 Hinh 9

– Con cái thương yêu, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ.

– Là khi con cháu học tập có thành tích tốt để ông bà cha mẹ vui.

– Con cháu biết trách nhiệm và vai trò của mình để tạo niềm vui cho ông bà, cha mẹ.

– Anh chị em trong nhà yêu thương nhau.

– Anh chị em không tranh đua, không ganh ghét nhau.

– Không vì chuyện nhỏ mà gây sứt mẻ tình cảm gia đình.

3. Ý nghĩa của tình cảm gia đình

– Gia đình có tình cảm gia đình sẽ hạnh phúc.

– Được mọi người thương yêu, quý mến và tôn trọng.

– Ông bà cha mẹ tự hào.

4. Vai trò của em trong tình cảm gia đình

– Cố gắng học tập và rèn luyện.

– Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

III. Kết bài

– Đây là một tình cảm rất thiêng liêng.

– Chúng ta cần học tập tốt để đền đáp công ơn của cha mẹ.

Đề 4: Cảm thông và chia sẻ

I. Mở bài

Trong xã hội hiện đại ngày nay con người ngày càng dửng dưng, ngày càng vô cảm với mọi thứ diễn ra quanh mình. Vì thế biết cảm thông và chia sẻ cho nhau chính là yếu tố quan trọng để con người xích lại gần nhau và để cuộc sống ngày càng ý nghĩa hơn!

II. Thân bài

1. Giải thích

– Cảm thông là sự hiểu nhau giữa hai con người hoặc giữa con người với con người trong cộng đồng xã hội.

– Chia sẻ: San sẻ nỗi lòng của nhau, san sẻ những khó khăn trong cuộc sống, san sẻ những niềm vui nỗi buồn của nhau…

2. Tại sao cần phải cảm thông và chia sẻ?

– Trong xã hội còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn: Trẻ mồ côi, người nghèo, người kiếm sống lang thang, nạn nhân chiến tranh, người khuyết tật, nạn nhân của thiên tai, những căn bệnh quái ác, những cảnh ngộ éo le… Họ cần sự giúp đỡ, cảm thông chia sẻ của người khác và cộng đồng…

3. Sự cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa gì?

– Giúp những người có hoàn cảnh khó khăn có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin trong cuộc sống, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, gần gũi với nhau hơn.

4. Suy nghĩ và hành động

– Cảm thông và chia sẻ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN vì vậy chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống đó.

– Sự cảm thông, chia sẻ không chỉ biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, thái độ mà còn bằng những hành động thiết thực, phù hợp với khả năng của mỗi người.

(Đưa ra một số dẫn chứng về sự cảm thông chia sẻ: Quỹ nhân đạo vì người nghèo, Quỹ chữ thập đỏ, phong trào mua tăm ủng hộ người mù, ủng hộ đồng bào lũ lụt..)

– Phê phán những người sống thờ ơ, vô cảm, phê phán những biểu hiện của sự lạnh lùng, dửng dưng trước những mất mát khổ đau của người khác… Đó là biểu hiện của lối sống ích kỉ

5. Liên hệ bản thân

– Đã làm được những việc gì thể hiện sự cảm thông chia sẻ với mọi người xung quanh và với bạn bè cùng trường cùng lớp…

– Cần phải biết sống đẹp đồng cảm với gia đình và mọi người

III. Kết bài

Cảm thông và chia sẻ là biểu hiện của một lối sống đẹp. Đặc biệt là học sinh mỗi chúng ta càng cần rèn luyện và phát huy lối sống đó trong cuộc sống ngày hôm nay.

Đề 5: Lòng dũng cảm

I. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.

II. Thân bài

1. Định nghĩa về lòng dũng cảm

– Là dám làm một việc gì đó mà không sợ nguy hiểm, khó khăn.

– Là một phẩm chất quan trọng mà mỗi người cần có để chung sống với cộng đồng.

– Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa

2. Những biểu hiện đẹp của lòng dũng cảm

– Trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, biết bao anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tuổi xuân và tính mạng của mình cho độc lập tự do của dân tộc. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta chứng kiến rất nhiều những hành động dũng cảm: cứu người hoạn nạn, truy bắt tội phạm, tố cáo tiêu cực…

– Những con người dũng cảm luôn vượt lên trên hiểm nguy để hành động theo lẽ phải, họ được cả xã hội ca ngợi, tôn vinh.

– Trong xã hội ngày nay, lòng dũng cảm không ngừng đứng trước những thử thách hiểm nguy, những sự mặc cảm cả của các thế lực đen tối, con người phải cân nhắc nhiều hơn khi hành động, tuy vậy vẫn có vô số tấm gương về lòng dũng cảm đáng ngợi ca.

3. Những tiêu chí để trở thành người dũng cảm

– Phải có bản lĩnh, niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa, chân lí, vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

– Phải biết nhận thức, đánh giá đúng về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai…

– Trên cơ sở của nhận thức đúng, phải vững tin vào hành động để bảo vệ chân lí, dám làm và dám chịu trách nhiệm.

– Như vậy người dũng cảm không đơn thuần là người có hành động xả thân, mà còn phải là người biết xả thân vì lẽ phải, vì chính nghĩa để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

4. Giá trị của lòng dũng cảm

– Lòng dũng cảm trở thành một chuẩn mực đạo đức của xã hội, là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người. Hồ Chí Minh đã căn dặn các thế hệ học sinh phải có lòng dũng cảm để sống tốt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn…

5. Bàn luận mở rộng

– Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.

– Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí.

– Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.

6. Bài học nhận thức và hành động

– Liên hệ bản thân đã dũng cảm trong những việc gì…

– Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn

– Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc.

Xem thêm: Quy Trình Bảo Vệ Đồ Án Tốt Nghiệp Tại Việt Nam? Kinh Nghiệm Bảo Vệ Đồ Án Tốt Nghiệp

III. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Dũng cảm là một đức tính vô cùng cần thiết trong cuộc sống, vì vậy chúng ta cần rèn luyện lòng dũng cảm để trở thành một người công dân có ích cho đất nước, đồng thời xây dựng một cuộc sống, xã hội ngày càng tươi đẹp.

…. Mời bạn đọc tham khảo thêm tài liệu chi tiết tại file tải dưới đây…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn