Soạn Bài Lập Dàn Ý 1 Bài Văn Nghị Luận Xã Hội: Các Dạng Bài Phổ Biến

Để làm một bài văn nghị luận hay, đầy đủ ý và đạt điểm cao trong các kỳ thi kiểm tra, chuyển cấp thì việc phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận là kiến thức mà các bạn cần phải nắm vững.

Đang xem: Lập dàn ý 1 bài văn nghị luận

Trong bài học này lingocard.vn chỉ hướng dẫn cách lập dàn ý về một đoạn thơ, đoạn văn cần nghị luận.

I Phân tích đềII Lập dàn ý Bài tập minh họa cách lập dàn ý văn nghị luậnCách lập dàn ý và viết bài nghị luận 13 câu thơ đầu bài vội vàng

I Phân tích đề

Phân tích đề khi làm 1 bài nghị luận văn học nào thì các bạn cần tuân thủ theo 3 bước dưới đây gồm:

Vấn đề nghị luận

Với dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn thơ, bài thơ thì đề bài thường không gợi ý bất vấn đề nghị luận nào. Vì vậy chúng ta cần chủ động tìm hiểu 2 vấn đề chính gồm:

Đoạn thơ có nội dung chính là gì?Các biện pháp nghệ thuật, biện pháp tu từ được thể hiện trong đoạn thơ đó.

Thao tác lập luận

Có thể áp dụng một trong 6 thao tác lập luận gồm: Phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh và bát bỏ. Tuy nhiên, chúng ta chỉ áp dụng một thao tác lập luận chính và dùng các thao tác lập luận khác để bổ sung thêm ý.

Phạm vi dẫn chứng

Cần xác định được phạm vi dẫn chứng cụ thể mà đề đưa ra. Ví dụ như phân tích 4 câu thơ đầu trong bài “Thu Điếu” thì các bạn chỉ cần tập trung vào 4 câu thơ trên và không cần dẫn chứng các câu thơ khác.

II Lập dàn ý 

A) Phần mở bài

Thường có 2 cách mở bài trong bài văn nghị luận về đoạn trích, bài thơ, đoạn thơ là mở bài trực tiếp và gián tiếp.

Mở bài trực tiếp: 

Có thể dẫn dắt trực tiếp đến vấn đề cần nghị luận.Nêu rõ vấn đề cần nghị luận và giới hạn vấn đề.

Mở bài gián tiếp:

Thông qua một hình ảnh, nhân vật, sự việc có liên quan để giới thiệu vấn đề chính cần nghị luận.

B) Phần thân bài

Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ, bài thơ…

Phân tích cụ thể từng, câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ…

Phân tích theo bố cục của bài hay từng câuPhân tích theo hình tượng hoặc nội dung xuyên suốt bài thơ.

Nhận xét chung: Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ như các hình ảnh giàu ý nghĩa, biểu tượng, cấu trúc, nhịp điệu…

C) phần kết bài

Khái quát về ý nghĩa, giá trị của đoạn thơ, bài thơ.Mở rộng vấn đề, nhận xét, đánh giá của người viết.

Bài tập minh họa cách lập dàn ý văn nghị luận

Đề bài: Cảm nhận của Anh/ Chị về đoạn thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu:

Tôi muốn tắt nắng đi 

Cho màu đừng nhạt mất; 

Tôi muốn buộc gió lại 

Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần trăng mật; 

Này đây hoa của đồng nội xanh rì; 

Này đây lá của cành tơ phơ phất; 

Của yến anh này đây khúc tình si. 

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; 

Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; 

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; 

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: 

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Đáp án

Như dàn ý mà lingocard.vn đã hướng dẫn ở phần trên, mình cùng theo trình tự này để lập dàn ý cho đoạn thơ vội vàng.

Phân tích đề bài

Những vấn đề cần nghị luận gồm: 

Nội dung: Là tình yêu nồng nàn, đắm say, quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mỹ.Nghệ thuật: Kết hợp yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại.Những thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh và lập luận.

Xem thêm: Tiểu Luận Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Trong Nền Kinh Tế Mở

Phạm vi dẫn chứng: gồm 13 câu thơ đầu bài vội vàng.

Cách lập dàn ý và viết bài nghị luận 13 câu thơ đầu bài vội vàng

Mở bài

Xuân Diệu được coi là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới: là tiếng nói của một tâm hồn ham sống, yêu đời tha thiết, rạo rực mê say với cách thể hiện sáng tạo, đột phá và mạnh mẽ.

Vội vàng là tác phẩm tiêu biểu nhất thể hiện phong cách thơ hiện đại của Xuân Diệu, được in trong tập Thơ Thơ.

Tình yêu nồng nàn say đắm của nhà thơ với thiên nhiên và quan điểm nhân sinh tích cực, quan niệm thẩm mỹ mới lạ, hiện đại, phá cách.

Thân bài

Luận điểm 1: là 4 câu thơ đầu với nội dung chính là tác giả muốn can thiệp vào quy luật bất biến của thiên nhiên, đây là điều mà không ai có thể làm được. Thể hiện một khát vọng phi thường, mãnh liệt.

Khát vọng phi thường: như “tắt nắng, buộc gió” => can thiệp vào quy luật tự nhiên.Mục đích: “màu, hương” tác giả muốn níu giữ thời gian, nâng niu những hương sắc của cuộc đời.

Luận điểm 2: Tình yêu tha thiết của thi nhân với bức tranh mùa xuân tươi đẹp. ( 5 câu thơ tiếp theo)

Hình ảnh diễn tả: ong, bướm, hoa, lá, chim…

Đây là những hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên mà ta bắt gặp mỗi ngày, là hình ảnh quen thuộc trong thơ xưa.

Tác giả lại thể hiện hình ảnh trên một cách mới mẻ, độc đáo như có cặp có đôi, giao thoa thắm thiết…

Biện pháp tu từ:

Liệt kê: gợi tả cảnh vật đâu đâu cũng lên sắc, bén hương.Điệp ngữ: “này, đây” muốn khẳng định cuộc sống trần gian là thiên đường.

Luận điểm 3: Quan điểm nhân sinh tích cực, quan niệm thẩm mỹ mới mẻ, hiện đại và tâm trạng của thi nhân.

Quan niệm nhân sinh “ thần vui” – biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

Khẳng định mỗi sớm mai thức dậy luôn có niềm vui chờ đón.

Nhấn mạnh và khẳng định được sống giữa trần gian là niềm vui, niềm hạnh phúc bất tận.

Quan niệm thẩm mỹ: “ tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Sử dụng biện pháp hoán dụ, so sánh vẻ đẹp của con người là chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp của nhân gian.

Tâm trạng: “ tôi sung sướng. nhưng vội vàng một nửa” 

Tâm trạng sung sướng say sưa tận hưởng phong cảnh mùa xuân nhưng cũng ngậm ngùi, luyến tiếc vì thời gian trôi nhanh và tuổi xuân ngày càng ít lại.

Luận điểm 4: Nhận xét và đánh giá chung về đoạn thơ.

Xem thêm: Mô Hình Nhà Thông Minh Chọn Lọc

Đoạn thơ làm khơi mạch cảm xúc, chi phối giọng điệu cả bài thơ.Lòng ham sống, khát khao giao cảm với đời và quan niệm sống tích cực, đậm tính nhân sinh.Sáng tạo nghệ thuật mới mẻ, độc đáo.Kết bài

Qua đoạn thơ trên ta hiệu được quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu không phải là sống gấp, chỉ biết hưởng thụ. Đó là một quan niệm sống tích cực, mới mẻ, đậm tính nhân văn mà nhà thơ muốn gửi đến người đọc: Hãy biết trân trọng, tận hưởng từng khoảnh khắc thời gian, hãy sống sôi nổi, mãnh liệt hết mình, đặc biệt là những tháng năm tuổi xuân.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn