Khóa Học Tesol – 140 Giờ Bao Gồm Thực Hành Giảng Dạy

Sự xuất hiện của ngôn ngữ là một bước tiến quan trọng song hành với sự phát triển của loài người. Quá trình kết nối giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể, giữa tập thể với cộng đồng, không có ngôn ngữ thì xem ra không thể nào xảy ra được. Đặc biệt hơn là sự kết nối, giao tiếp giữa các dân tộc khác nhau thì càng làm mạnh mẽ hơn sự phát triển và nhu cầu giao tiếp, truyền đạt thông tin của con người.

Đang xem: Khóa học tesol

Trên hết chúng ta cần một ngôn ngữ chung để hợp thức hóa những thông tin tương đồng về bản chất. Vậy nên, trong quá trình chọn lọc thì ngôn ngữ Anh đã và đang là ngôn ngữ chung dễ tiếp cận nhất. Để học ngôn ngữ Anh với những người đang sử dụng ngôn ngữ khác đương nhiên là cần đến một sự hướng dẫn, phân tích và định hướng cụ thể của những thầy cô, những người am hiểu về hình thái ngôn ngữ Anh và biết cách truyền tải thông tin ấy sao cho phù hợp với ngôn ngữ gốc.

Với bản thân người dạy tiếng Anh, kiến thức chuyên môn là quan trọng cho nên những kiến thức ấy đã được công nhận bằng hình thức đó là sử dụng chứng chỉ để chứng minh năng lực cũng như kỹ năng của họ. Một trong những chứng chỉ mà chúng tôi nhắc đến hôm nay là chứng chỉ TESOL. Vậy chứng chỉ TESOL là gì? Mời các bạn theo dõi những thông tin về chứng chỉ TESOL dưới đây.

*

TESOL là gì? Chứng chỉ TESOL là gì?

Nội dung bài viết

Các chương trình học TESOLYếu tố đánh giá chương trình dạy TESOL hiệu quả

Chứng chỉ TESOL là gì?

TESOL là viết tắt của cụm từ Teaching English to Speakers of Other Languages. TESOL có nghĩa là “Dạy tiếng Anh cho Người sử dụng các ngôn ngữ khác không phải là tiếng Anh”. Chứng chỉ TESOL là chứng chỉ công nhận cho những cá nhân có kỹ năng sư phạm chuyên nghiệp và có khả năng đứng lớp dạy tiếng Anh tại đất nước mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ. 

Chứng chỉ TESOL đáp ứng yêu cầu chứng nhận cho các công việc giảng dạy tiếng Anh, vậy nên đây là một chứng chỉ quan trọng đối với giáo viên Anh ngữ.

*

TESOL là dạy tiếng Anh cho người sử dụng các ngôn ngữ khác.

Phân biệt TESOL với TESL, TEFL và Celta

TEFL là viết tắt của Teaching English as a Foreign Language, có nghĩa là Giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ. Nó đề cập đến việc giảng dạy tiếng Anh ở một quốc gia mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính (đúng hơn, nó là một ngoại ngữ). Một ví dụ về TEFL sẽ là một giáo viên từ Hoa Kỳ dạy tiếng Anh ở Trung Quốc.

TESL là viết tắt của Teaching English as a Second Language, có nghĩa là Dạy tiếng Anh như Ngôn ngữ Thứ hai. Đề cập đến các chương trình tại các quốc gia nói tiếng Anh cho học sinh có ngôn ngữ đầu tiên không phải là tiếng Anh. Nói cách khác quốc gia đó sử dụng song ngữ, tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Ví dụ như Singapore sử dụng song ngữ là tiếng Anh và tiếng Trung.

CELTA là viết tắt của cụm từ Certificate in English Language Teaching to Adults, có nghĩa là Chứng chỉ Giảng dạy Anh ngữ cho Người lớn. Bạn không thể dạy tiếng Anh cho trẻ em với bằng Celta. Đây là chứng chỉ đào tạo giáo viên ban đầu để giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai hoặc ngoại ngữ (ESL và EFL). Chứng chỉ CELTA được cung cấp bởi Cambridge English Language Assessment thông qua các trung tâm Chứng chỉ Giảng dạy Tiếng Anh được ủy quyền của Cambridge và có thể được thực hiện toàn thời gian hoặc bán thời gian. CELTA được phát triển để phù hợp cho cả những người quan tâm đến Giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ (TEFL) và để Dạy tiếng Anh cho người nói các ngôn ngữ khác (TESOL).

Học TESOL để làm gì? 

Với giáo viên tiếng Anh, chứng chỉ TESOL công nhận kỹ năng sư phạm chuyên nghiệp và công nhận khả năng dạy tiếng Anh tại một quốc gia không dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp chính. 

TESOL cung cấp cho giáo viên những phương pháp sư phạm tiên tiến với tính ứng dụng và thực hành cao chứ không thiên về tính học thuật như những chứng chỉ đào tạo giáo viên khác.

*

Học lấy chứng chỉ TESOL để bạn có kỹ năng dạy tiếng Anh.

Chứng chỉ TESOL giúp cho người giáo viên có thể làm chủ lớp học, có thể xử lý mọi tình huống xảy ra. TESOL giúp giáo viên có thể giảng dạy cuốn hút và sinh động với học viên hơn.

TESOL là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cho giáo viên được công nhận trên 80 quốc gia và hơn 1000 trường học, trung tâm ngoại ngữ khắp thế giới. Do đó nếu bạn có chứng chỉ TESOL bạn hoàn toàn có những cơ hội giảng dạy anh ngữ hấp dẫn ở mọi nơi trên thế giới.

Tại Việt Nam, chứng chỉ TESOL cũng là chứng chỉ bắt buộc với giáo viên dạy tiếng Anh ở các tổ chức, trường học hay trung tâm anh ngữ. Không nằm ngoài mục đích giáo viên phải có chứng chỉ quốc tế sử dụng phương pháp, kỹ năng giảng dạy tiên tiến đem lại hiệu quả cho học viên.

Chứng chỉ TESOL dành cho ai? 

Nếu bạn định trở thành giảng viên giảng viên EFL hoặc ESL trong lớp học truyền thống hoặc trực tuyến thì chứng chỉ này rất quan trọng. Hoặc bạn có mong muốn dạy tiếng Anh tại nước ngoài như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga… thì đây là chứng chỉ phù hợp. Bạn sẽ thấy yêu cầu chứng chỉ TESOL được liệt kê trong tin tuyển dụng TEFL cho các công ty giảng dạy trực tuyến, trường dạy tiếng Anh và các học viện khác trên thế giới tuyển dụng giáo viên tiếng Anh.

Điều kiện để tham gia khóa học chứng chỉ TESOL

Cả khóa học TESOL trực tuyến hay truyền thống thì đều phải đáp ứng yêu cầu để đăng ký là phải có trình độ tiếng Anh đủ để hoàn thành khóa học. Đối với những người không phải là người nói tiếng Anh bản ngữ, cấp độ khuyến nghị để được cấp chứng chỉ thường nằm trong khoảng từ B1 đến C2 CEFR (CEFR là Khung Tham chiếu Chung của Châu Âu, một tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng để mô tả trình độ khả năng ngôn ngữ).

Mỗi cơ quan, tổ chức cung cấp TESOL/TEFL sẽ có hướng dẫn riêng về trình độ tiếng Anh yêu cầu, có thể thay đổi đôi chút tùy thuộc vào mức độ nghiêm ngặt về học thuật của khóa học. 

*

Bảng điểm quy đổi tương đương.

Ví dụ: Cambridge có các yêu cầu tiếng Anh khác nhau đối với các khóa học TEFL/TESOL trực tuyến. Bao gồm các khóa học trực tuyến cấp độ tiêu chuẩn, tự học và IDELTOnline™ liên kết với trường đại học.

Một số chương trình TEFL/TESOL nâng cao hơn, hoặc thậm chí là cấp đại học (cung cấp tín chỉ). Do đó có thể yêu cầu thêm bổ sung ngoài trình độ ngôn ngữ như trình độ học vấn tối thiểu (bằng tốt nghiệp trung học hoặc đại học).

Tại Việt Nam, điều kiện học TESOL là bạn phải tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành tiếng Anh. Nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác thì bắt buộc ielts phải 6.0 trở lên hoặc chứng chỉ khác tương đương. Điều kiện học TESOL đối với những trường hợp không nằm trong hai đối tượng trên đó là làm bài test đầu vào đạt tối thiểu 6.0 IELTS.

Học phí của một khóa học TESOL là bao nhiêu?

Học phí của các khóa học TESOL tại các trung tâm thì khác nhau tuy nhiên cũng không có chênh lệch nhiều lắm. Vốn dĩ với nội dung chuyên sâu cho nên học phí của khóa học TESOL thường khá cao, dao động từ 5 đến 10 triệu đồng. Ở các nước có thu nhập cao hay thấp hơn thì học phí cũng theo giá trị đồng tiền mà khác đi.

Học phí còn tùy thuộc và số giờ dạy, số giờ càng nhiều thì học phí càng cao.

Thời gian học là bao lâu? 

Thông thường để hoàn thành khóa học TESOL trên trực tuyến thì bạn phải mất đến 3 tháng. Điều này phụ thuộc vào số giờ mà khóa học bao gồm (chúng có thể từ 40 đến hơn 150 giờ hoặc hơn). Và tùy thuộc bạn dành bao nhiêu thời gian cho khóa học của mình.

 Hầu hết mọi người chọn tham gia khóa học TESOL kéo dài 120 giờ để đủ điều kiện cho hầu hết các công việc giảng dạy. Và sẽ mất khoảng 6 tuần để để hoàn thành.

Các khóa học TESOL trên lớp thì ngắn hơn, kéo dài khoảng 4 tuần và được đào tạo chuyên sâu. Thời gian cũng tùy chỉnh vào cách phân bố số lượng giờ trong mỗi buổi học.

Chứng chỉ TESOL có giá trị bao lâu? 

Chứng nhận TESOL có giá trị vĩnh viễn. Vậy nên rất nhiều giáo viên lựa chọn chứng chỉ TESOL để làm bước đệm bạn đầu cho họ đủ điều kiện cho nhiều công việc, thêm nhiều giờ đào tạo hoặc trong lĩnh vực giảng dạy có nhu cầu cao, chẳng hạn như dạy tiếng Anh trực tuyến hoặc dạy trẻ.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tính Lương Theo Sản Phẩm Cho Công Nhân May Đơn Giản

Nội dung chương trình học TESOL gồm những gì? 

Phần lớn các chương trình TESOL sẽ đào tạo các kỹ năng giảng dạy Tiếng Anh cơ bản sau:

Phương pháp dạy Từ vựng – Ngữ pháp (Vocabulary – Grammar).Phương pháp dạy 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết (Reading – Listening – Speaking – Writing).Cách thức Quản lý lớp học (Classroom management).Cách thức Kiểm tra và đánh giá năng lực tiếng Anh của học viên (Assessment).Cách thức Sử dụng giáo trình và tài nguyên giảng dạy (Using teaching material).Cách thức Tổ chức các hoạt động trong lớp (Activities). Cách thức Soạn bài, giáo án (Lesson plan). 

Dựa trên những nội dung cơ bản này, các trung tâm sẽ xây dựng chương trình đào tạo và đưa ra thời gian khóa học TESOL tương ứng.

Nội dung giảng dạy không giống nhau giữa các trường nhưng phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản nhiều trường danh tiếng sẽ yêu cầu bạn theo học các nội dung sau trong chương trình của mình:

Cơ sở lý thuyết về TESOL. Phần này sẽ giúp bạn nắm được kiến thức tổng quát về giảng dạy ESOL. Bạn có thể sẽ được tiếp cận với nguồn kiến thức về lĩnh vực này cũng như quan sát hoặc phỏng vấn một giáo viên, lớp học hoặc một học viên ESL.

Lý thuyết giảng dạy. Phần này tập trung vào việc truyền đạt các lý thuyết, cách thức giảng dạy khác nhau cũng như ưu, nhược điểm của từng phương pháp.

Khả năng tiếp nhận ngôn ngữ. Phần này giải thích các phương pháp sử dụng để học ngoại ngữ và chiến thuật để hỗ trợ quá trình học này.

Cấu trúc tiếng Anh/Ngữ pháp tiếng Anh. Ở một số trường, nội dung này được lồng ghép vào lớp học tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai ở trên. Đây là nội dung quan trọng với các giáo viên tương lai bởi trong quá trình dạy học, các học viên sẽ có nhiều câu hỏi về ngữ pháp, và vì đây không phải là tiếng mẹ đẻ của mình nên sẽ rất khó để giải thích cho họ hiểu.

Đánh giá học viên. Phần này chỉ ra cách đánh giá các học viên thông qua chương trình ESL/EFL. Nó cũng giải thích tại sao các bài kiểm tra là cần thiết trong các lớp học.

Ngôn ngữ và văn hoá. Các giảng viên ESL tương lai sẽ được học cách tiếp cận một lớp học “đa văn hoá” thông qua các nội dung về nền giáo dục hoặc chính trị của từng quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó cũng chỉ ra cách học viên được dạy tại quê nhà, qua đó giúp bạn tìm ra những điểm khác biệt so với nơi mà bạn đang giảng dạy.

Thiết kế chương trình học. Với học phần này, sinh viên tập trung vào việc thiết kế một chương trình học của riêng mình cũng như các mục tiêu (ngắn hạn và dài hạn), tiêu chí đánh giá, nguồn tài liệu, các câu đố và các bài kiểm tra.

Phương pháp nghiên cứu. Học phần này cung cấp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, giới hạn nghiên cứu, cách sử dụng dữ liệu và công bố hay sử dụng kết quả nghiên cứu cho các nghiên cứu sau này.

*

Chương trình học TESOL chuyên sâu.

Các chương trình thạc sĩ cũng yêu cầu sinh viên hoàn thành một số bài thực hành để hoàn tất khóa học của mình. Các bài tập này bao gồm:

Thực tập. Sinh viên được yêu cầu giảng dạy một lớp ESL trong một khoản thời gian. Họ sẽ chịu trách nhiệm về giáo án, chấm điểm và tham khảo cố vấn về các vấn đề phát sinh cũng như thành công đạt được trong quá trình giảng dạy.

Portfolio. Xuyên suốt khoá học, sinh viên phải xây dựng portfolio của mình, bao gồm kế hoạch giảng dạy, triết lý giảng dạy, các bài giảng đã thiết kế và các dự án nghiên cứu đã thực hiện trong lớp. Portfolio này đóng vai trò là “hộp dụng cụ” để họ sử dụng sau này.

Luận văn. Luận văn là một bài nghiên cứu mở rộng về một vấn đề mà sinh viên quan tâm. Với các sinh viên mong muốn học lên tiến sĩ hoặc làm việc tại trường đại học, bài luận văn sẽ đóng vai trò là “điểm cộng” trong mắt ban tuyển sinh.

Các chương trình học TESOL

Đối với chương trình học lấy chứng chỉ TESOL có 3 hình thức cho bạn lựa chọn để phù hợp với thời gian và sắp xếp công việc: Chương trình truyền thống, chương trình trực tuyến, chương trình kết hợp trực tuyến và truyền thống.

Chương trình học truyền thống

Hình thức truyền thống là hình thức dạy phổ biến từ trước đến nay. Các giáo viên và học viên trao đổi thông tin, truyền tải thông tin cũng như vận dụng để thực hành được nhiều hơn, hiệu quả hơn. Đây là cách tốt để bạn tiếp xúc cũng như học hỏi kỹ năng về cách giảng dạy, kiến thức, phong thái, cách nói chuyện… 

Ngoài ra bạn còn trao đổi với các học viên học cùng nữa. Đánh giá khả năng cũng trực tiếp nên bạn biết được những vấn đề mình đang gặp phải và cải thiện nó dễ dàng hơn.

Chương trình học truyền thông thì có nhiều khung giờ cho bạn lựa chọn và hiện nay thì thường mở vào buổi tối cho những bạn vừa học vừa làm.

*

Trao đổi kiến thức thuận tiện hơn với học truyền thống.

Xem thêm: Giải Bài 5 Trang 7 Sgk Toán 9 Tập 1 ), Giải Bài 5 Trang 7 Sgk Toán 9 Tập 1

Chương trình học trực tuyến

Với sự phát triển của công nghệ kết nối thì hình thức học trực tuyến phát triển mạnh. Học trực tuyến có ưu điểm là kết nối dễ dàng dù bạn ở đâu. Học trực tuyến tiện lợi cho những bạn không gần địa chỉ học truyền thống, không sắp xếp được thời gian. Học trực tuyến thì bạn chủ động hơn.

Lớp học trực tuyến chia thành 2 dạng:

+ Lớp học có sự đồng bộ tức là các học viên sẽ tham gia vào một thời gian cố định thông qua webcam… 

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Khóa học