Khóa Học Quản Trị Kinh Doanh Tại Hải Phòng, Khóa Học Giám Đốc Điều Hành

Trang chủ Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Trang chủ Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Trang chủ Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Địa chỉ: Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh

– Nhà C7, Trường Đại học Hải Phòng, Số 171 Phan Đăng Lưu – Kiến An – Hải Phòng

– Điện thoại: (84-225) 2221 867

– Email: khoaktqtkd.edu.vn

– Website: feba.lingocard.vn

Thành lập:21/11/2007

Trang chủ Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Tiền thân của Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng là Khoa Kinh tế – Quản lý, Trường Đại học Tại chức Hải Phòng. Năm 2000, cùng với sự ra đời của Trường Đại học Hải Phòng, Khoa Kinh tế – Quản lý tiếp tục được giữ nguyên có nhiệm vụ đào tạo hệ đại học chính quy các ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Ngày 21 tháng 11 năm 2007, Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh được thành lập trên cơ sở Khoa Kinh tế và Quản lý. Khoa được Nhà trường xác định là một trong 5 khoa trọng điểm của Nhà trường và được chọn thí điểm chương trình đào tạo mới (đào tạo theo xu hướng thực hành ứng dụng). Hiện Khoa có 50 cán bộ giảng viên, trong đó có 08 GS, PGS (thỉnh giảng), 07 Tiến sĩ, 42 Thạc sĩ, 03 chuyên viên làm công tác giáo vụ, hành chính. Đội ngũ cán bộ giảng viên của Khoa có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, đào tạo và thực tế tại các doanh nghiệp. Tập thể Khoa năng động, đoàn kết, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng có trình độ chuyên môn, học hàm học vị cao góp phần tích cực và hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đào tạo các chuyên ngành của Khoa.

Đang xem: Khóa học quản trị kinh doanh tại hải phòng

Về hoạt động đào tạo, trong gần hai thập niên (tính từ tiền thân Khoa Kinh tế – Quản lý) vừa qua, quy mô và chất lượng đào tạo của Khoa liên tục tăng. Hàng năm, Khoa đào tạo bình quân từ 35-40 lớp đại học/năm học (chính quy và không chính quy) với số lượng trên 1500 sinh viên/năm học. Bên cạnh đào tạo đại học, Khoa Kinh tế & QTKD còn là một trong hai Khoa của Nhà trường đã đào tạo cả hai trình độ bậc Sau đại học: Cao học (chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Quản lý kinh tế) và Tiến sĩ (chuyên ngành Quản lý kinh tế). Tính đến nay, Khoa đã đào tạo được khoảng 1500 Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh.

Những thành tích đạt được trong gần 20 năm qua đã được lãnh đạo Nhà trường và các cấp ghi nhận bằng các danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Chi bộ trong sạch vững mạnh và các phần thưởng: Bằng khen của UBND thành phố (2017), Bằng khen của TW Đoàn (2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Công đoàn Giáo dục VN (2013). Quá trình xây dựng và phát triển Khoa lớn mạnh như ngày hôm nay có sự chung tay góp sức của cán bộ viên chức hiện tại cũng như cán bộ viên chức các thế hệ trước đây. Là một Khoa đào tạo được lãnh đạo Nhà trường xác định vai trò “trọng điểm”, CBGV Khoa Kinh tế & QTKD càng ý thức hơn nữa vai trò, sứ mệnh của mình trong việc xây dựng uy tín, chất lượng đào tạo của Khoa đồng thời góp phần vào xây dựng thương hiệu đào tạo của Trường Đại học Hải Phòng.

 


I. KHOA
1. Vị trí, chức năng
Khoa là đơn vị quản lý chuyên môn về đào tạo, khoa học và công nghệ của một hoặc một số ngành, chuyên ngành đào tạo của Trường
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a) Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong khoa; đăng ký với Trường nhận nhiệm vụ đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo; tổ chức thi các học phần trong chương trình đào tạo do khoa quản lý.
b) Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số ngành; tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch đào tạo chung của Trường;
c) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;
d) Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ nhiệm vụ đào tạo; phối hợp với các tổ chức KH&CN, các cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất, kinh doanh để gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
đ) Quản lý viên chức và người học thuộc khoa; quản lý về chuyên môn đối với các giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng theo phân cấp của Hiệu trưởng;
e) Quản lý nội dung chương trình, phương pháp, chất lượng đào tạo; quản lý chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ;
g) Tổ chức xây dựng chương trình, giáo trình môn học do Hiệu trưởng giao; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy – học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;
h) Chủ trì tổ chức thi các học phần chuyên môn (môn riêng) do khoa quản lý đào tạo theo kế hoạch chung của Trường;
i) Cấp phát, thu hồi, hủy bỏ Bảng điểm học tập toàn khóa cho người học thuộc khoa quản lý theo quy định;
k) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho CBVC và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa;
l) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng các đội tuyển sinh viên NCKH, thi HSSV giỏi, Olympic các môn học, văn nghệ, TDTT theo kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt;
m) Tổ chức các hoạt động tư vấn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực đào tạo của đơn vị cho các cơ sở giáo dục, cơ quan, đơn vị hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu; đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn để cấp chứng chỉ theo quy định của Trường;
n) Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên và NLĐ (nếu có) thuộc khoa theo quy định của Trường.

Xem thêm: Khóa Học Price Action Master Từ A, Khóa Học Price Action


o) Xây dựng các quy định, quy trình giải quyết công việc do đơn vị phụ trách p) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

II. BỘ MÔN THUỘC KHOA
1. Vị trí, chức năng
Bộ môn là đơn vị chuyên môn về đào tạo, khoa học và công nghệ của một hoặc một số ngành, chuyên ngành đào tạo trực thuộc khoa trong Trường.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a) Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập của một hoặc một số môn học trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa;
b) Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nhóm môn học được Trưởng khoa và Hiệu trưởng giao;
c) Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;
d) Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của Trường và Khoa; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho trường; thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của bộ môn;
đ) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn;
e) Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của khoa và của trường theo yêu cầu của Hội đồng Trường, Hiệu trưởng, Trưởng khoa;
g) Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của bộ môn.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tính Nguồn Cho Led 5V, Cách Tính Nguồn Cho Led Liền Dây


h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng và Trưởng khoa giao.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Khóa học