Khóa Học Phát Triển Sản Phẩm Mới, Khóa Học Phương Pháp Phát Triển Sản Phẩm Mới

Giới Thiệu Khóa Học Phương Pháp Phát Triển Sản Phẩm Mới

Trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và nhu cầu khách hàng liên tục thay đổi, cùng với sự tiến bộ không ngừng và nhanh chóng của công nghệ, doanh nghiệp cần thay đổi sản phẩm cũ để phục vụ tốt hơn nhu cầu hiện tại hoặc tạo ra sản phẩm mới để đáp ứng những nhu cầu chưa được thoả mãn, nói rộng hơn, đổi mới sản phẩm giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, đổi mới sản phẩm giúp doanh nghiệp tạo dựng sự khác biệt với đối thủ và phát huy lợi thế cạnh tranh của mình. Với chương trình đào tạo của Trung Tâm Hợp Tác Nguồn Nhân Lực Việt Nam – Nhật Bản sẽ mang đến những phương pháp thực tiễn nhằm phục vụ trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cho doanh nghiệp.

Đang xem: Khóa học phát triển sản phẩm

Đối Tượng Tham Gia

– Các cá nhân có nhu cầu tìm hiểu phương pháp phát triển sản phẩm mới– Các bạn yêu thích khóa học này

Nội Dung Khóa Học Phương Pháp Phát Triển Sản Phẩm Mới

– Phát triển sản phẩm mới là gì?+ Mục đích của phát triển sản phẩm + Yêu cầu đối với việc phát triển sản phẩm mới- Quy trình cơ bản của phát triển sản phẩm mới+ Quy trình cơ bản + Quản lý rủi ro khi phát triển sản phẩm mới + Vai trò và huấn luyện trưởng nhóm dự án- Cách thức quản lý và marketing sản phẩm mới+ Phân tích SWOT – Kỹ thuật marketing+ 7 công cụ lập kế hoạch sản phẩm+ Tổng kết các vấn đề phát triển sản phẩm của các công ty – Luyện tập phân tích SWOT- Quản lý phát triển sản phẩm mới để đạt được mục tiêu sản phẩm lỗi bằng 0+ Lập bản kế hoạch + Sơ đồ tăng lợi ích bằng phát triển sản phẩm mới là gì+ Phương án giảm sản phẩm lỗi, giảm tổn hại từ ban đầu+ Ý nghĩa của FMEA – Phân tích mô hình sai lỗi và ảnh hưởng (Failure Mode & Effects Analysis)và FTA – Phân tích sai lỗi dạng cây (Fault Tree Analysis)- Đưa ra vấn đề và luyện tập+ Cách thức thực hiện FMEA+ Nâng cao lợi nhuận dựa trên thiết kế của sản phẩm.- Phát triển sản phẩm và chiến lược thực hiện: Phát triển theo mô hình reverse engineering- Tổng kết: Giới thiệu về thực tế của liên kết giữa ngành công nghiệp – chính phủ – trường học ở Nhật bản

Từ Khóa: Khóa học Chiến lược công ty, Chiến lược sản phẩm mới, Chiến lược công ty, Quy trình phát triển sản phẩm, Kế hoạch phát triển sản phẩm mới, Lập chiến lược kinh doanh

Xem thêm: Bài Văn Nghị Luận Ngắn Về Quyền Trẻ Em Về Quyền Và Trách Nhiệm Của Trẻ Em

Chia sẻ

*
*

*

Xem thêm: luận văn bản đồ chiến lược

Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) được thành lập sau hiệp định được ký kết chính thức giữa Chính phủ hai nước Việt Nam – Nhật Bản và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2002 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.Mục tiêu của Trung tâm là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế ở Việt Nam, đồng thời, thông qua các hoạt động giáo dục tiếng Nhật cũng như giao lưu văn hóa góp phần tăng cường hiểu biết giữa hai quốc gia.Hoạt động chính của Trung tâm là đào tạo các nhà quản lý cấp trung và cấp cao của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua hình thức tổ chức các khóa học kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, Trung tâm cũng thực hiện hoạt động tư vấn giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập vào nền kinh tế Thế giới.Song song với công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, Trung tâm còn tổ chức các khóa học tiếng Nhật sơ cấp, trung cấp và cao cấp cho các đối tượng yêu thích và mong muốn sử dụng tiếng Nhật nhằm phục vụ cho công việc hay du học. Bên cạnh đó, VJCC đã và đang tích cực triển khai các hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản và hoạt động hỗ trợ du học, lấy đó làm tiền đề để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa giữa hai quốc gia.Với những thành tựu đã đạt được, VJCC đã và đang nỗ lực hết mình, để thực sự trở thành một địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực tin cậy, đóng góp một cách hiệu quả vào sự phát triển của Cộng đồng doanh nghiệp, của nền kinh tế Việt Nam và sự hiểu biết sâu rộng lẫn nhau trên mọi lĩnh vực giữa hai đất nước Việt Nam và Nhật Bản.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Khóa học