khái niệm và mục đích của hàm trong excel

Hàm và cách sử dụng các hàm trong excel – Kinh nghiệm – Thủ thuật – Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Duy Tân

Đang xem: Khái niệm và mục đích của hàm trong excel

Hàm và cách sử dụng các hàm trong excel – Kinh nghiệm – Thủ thuật – Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Duy Tân

*

Giới thiệuGiới thiệu chungThông tin giảng viênĐào tạo & Tuyển sinhCác hoạt độngGiới thiệu ngành Đào tạoChương trình đào tạoDanh sách tổ bộ môn Nghiên cứu khoa họcDanh sách đề tàiGiảng viên tham gia nghiên cứu khoa họcSinh viên tham gia nghiên cứu khoa học Thông tinBài viết sưu tầmThông báoTuyển sinhThời khóa biểu & Lịch thiKết quả học tậpTốt nghiệpHoạt động ngoại khóaBiểu Mẫu Đào Tạo Quan hệ hợp tácQuan hệ doanh nghiệpHợp tác đào tạoNghề nghiệp Liên hệ Cộng đồng công nghệTin tức công nghệBảo mậtỨng dụngDi độngMạng & InternetHệ điều hànhLập trìnhMã nguồn mởPhần mềmThiết bị sốMạng – Máy tínhKinh nghiệm – Thủ thuậtPhần mềm-Ứng dụng Kiểm định chất lượngSứ mạngMục tiêu Đào tạoChuẩn Đầu raĐiều kiện tiên quyếtDữ liệu tuyển sinh và tốt nghiệp hàng năm
Thời khóa biểu & Lịch thi
Lịch thi kết thúc học kỳ 2 giai đoạn 1 (19.04 đến 29.04) năm học 2020-2021 ( chính thức )

*

Lịch thi kết thúc học kỳ 2 giai đoạn 1 năm học 2020-2021 ( dự kiến )Lịch thi kết thúc học kỳ 1 năm học 2020-2021 chính thức

Xem thêm: Chuyển File Excel Sang Pdf Giữ Nguyên Định Dạng, Không Lỗi, Chuyển Excel Sang Pdf

Nghề nghiệp
Thông báo tuyển dụng tại công ty Công nghệ thông tin Điện lực Miền Trung

*

Thông báo tuyển dụng Fresher tại công ty KMS.

*

HIRING IN 2020: SOFTWARE DESIGN ENGINEER (EMBEDDED/JAVA/C#)

*

Quan hệ doanh nghiệp
Tuyển thực tập sinh Game – Công ty UbisoftCuộc thi "Awaken your Inner Fire 2020"Thông báo tổ chức tuyển Internship và Fresher công ty DAC Tech ngày 28/5

Xem thêm: Hướng Dẫn Làm Đồ Án Thiết Kế Mạng Lưới Cấp Nước, Đồ Án Môn Học Mạng Lưới Cấp Nước Thiết Kế

I). KHÁI NIỆM HÀM:

Hàm là những công thức định sẵn của Excel nhằm thực hiện một chức năng tính toán riêng biệt nào đó, hoặc để thực hiện các thao tác trên bảng tính, hoặc giúp đỡ việc ra một quyết định dựa trên những thông tin cung cấp. Ta có thể sử dụng các hàm có sẵn của Excel hoặc có thể viết ra những hàm mới cho riêng mình.

Cú pháp chung của hàm như sau:

                   = TÊNHÀM(Đối số 1, Đối số 2, …, Đối số n)

Trong đó:

·        Dấu “=”: Bắt buộc phải có trước hàm, nếu kông có dấu “=” thì Excel không tính toán gì cả mà sẽ hiển thị công thức đó lên ô như một chuỗi văn bản.

·        TÊNHÀM: Do Excel qui định và mỗi hàm có một tên riêng của nó. Có thể dùng ký tự hoa hoặc thường cho tên hàm (trong tên hàm không được có khoảng trống).

·        Số lượng các đối số sẽ tuỳ thuộc theo từng hàm và tuỳ từng trường hợp mà có nhiều hay ít, các đối số sẽ ngăn cách bởi dấu phẩy “,” và chúng phải được nằm trong dấu cặp dấu ().

Trong hàm có thể chứa tất cả các loại dữ liệu của Excel, các địa chỉ ô, tên khối, tên vùng,…, riêng dữ liệu loại chuỗi khi đặt trong hàm phải được đặt trong cặp dấu nháy kép “ “. Có thể sử dụng một hàm làm đối số cho một hàm và chỉ được giới hạn trong 7 mức lồng nhau.

II). CÁC HÀM THÔNG DỤNG TRONG EXCEL:

1.         Hàm Ngày/Tháng/Năm:

          a). Hàm Lấy Ngày: (Day)

·        Cú pháp:     =Day(chuỗi  tháng ngày năm)

·        Công dụng: Hàm trả về giá trị ngày của chuỗi tháng ngày năm.

Ex:   =day(“12/24/2003”)         ®      24

          b). Hàm Lấy Tháng: (Month):

·        Cú pháp:     =Month(chuỗi  tháng ngày năm)

·        Công dụng: Hàm trả về giá trị tháng của chuỗi tháng ngày năm

Ex:   =month(“12/24/2003”)     ®      12

          c). Hàm Lấy Năm: (Year)

·        Cú pháp:    =Year(chuỗi  tháng ngày năm)

·        Công dụng: Hàm trả về giá trị tháng của chuỗi tháng ngày năm

Ex:   =year(“12/24/2003”)        ®      2003

d). Hàm Lấy ngày tháng năm: (Date):

·        Cú pháp:    =Date(năm, tháng, ngày)

·        Công dụng: Hàm trả về kiểu ngày tháng năm

Ex:   =date(2003,12,24)  ®      24/12/2003 hoặc12/24/2003

e). Hàm Lấy ngày giờ hiện tại: (Now)

·        Cú pháp:    =Now()

·        Công dụng: Hàm trả về ngày giờ hiện tại (ngày giờ hệ thống)

 

2.         Các hàm về số:

a). Hàm lấy phần nguyên: (INT)

·        Cú pháp: =INT(n)

·        Công dụng: Hàm INT cho kết quả là phần nguyên của số n.

Ví dụ:         =INT(3.1416)       sẽ cho kết quả là: 3.

                   =INT(123.456)     sẽ cho kết quả là: 123.

b) Hàm chia lấy dư: (MOD)

·        Cú pháp:    =MOD(m,n)

·        Công dụng: Hàm MOD cho kết quả là số dư của m chia cho n. Nếu n=0, MOD returns the #DIV/0! error value.

Ví dụ:         =MOD(9,2) sẽ cho kết quả là: 1.

c). Hàm làm tròn số: (ROUND)

·        Cú pháp: =ROUND(n,m)

·        Công dụng: Hàm ROUND làm tròn số n đến m số.

·        Nếu m>0 hàm làm tròn với m số lẻ.

Ví dụ: =ROUND(3.1416,2)     sẽ cho kết quả là: 3.14

·        Nếu m<0 hàm sẽ làm tròn qua phần nguyên.

Ví dụ: =ROUND(1234567, -2)         sẽ cho kết quả là: 1234600.

d). Hàm lấy cực đại: (MAX)

·        Cú pháp: =MAX(n1,n2,…,nm).

·        Công dụng: Hàm MAX cho kết quả là số nguyên lớn nhất trong m số.

Ví dụ:         =MAX(A5:B8,C9:G11,G13)

                   =MAX(12,4,3,27,14)     sẽ cho kết quả là: 27.

e). Hàm lấy cực tiểu: (MIN)

·        Cú pháp:    =MIN(n1,n2,…,nm)

·        Công dụng: Hàm MIN cho kết quả là số nhỏ nhất trong m số.

                        Ví dụ:     =MIN(A5:B8,C9:G11,G13)

                   =MIN(12,4,3,27,14)      sẽ cho kết quả là: 3.

f). Hàm tính tổng: (SUM)

·        Cú pháp:    =SUM(n1,n2,…,nm)

·        Công dụng: Hàm SUM cho kết quả là tổng các số n1,n2,…,nm.

Ví dụ:         =SUM(A5:B8,C9:G11,G13)

                   =SUM(12,4,3,27,14)     sẽ cho kết quả là: 60.

g). Hàm tính tổng có điều kiện: (SUMIF)

·        Cú pháp:   =Sumif(vùng điều kiện, điều kiện, vùng tính tổng)

·        Công dụng:Hàm tính tổng vùng tính tổng mà thỏa điều kiện.

    Ví dụ: =Sumif(B1:B5,”Nam”,C1:C5) : Tính Tổng tiền từ C1 đến C5 của Vùng từ B1 đến B5 có những ô tương ứng là Nam

h). Hàm Tính trung bình: (AVERAGE)

·        Cú pháp:    =AVERAGE(n1,n2,…,nm )

·        Công dụng: Hàm AVERAGE trả về một số là trung bình cộng của các số n1,n2,…,nm  .

Ví dụ:                   =AVERAGE(A5:B8,C9:G11,G13).

                   =AVERAGE(12,4,3,27,14)     sẽ cho kết quả là: 12.

i). Hàm đếm số: (COUNT)

·        Cú pháp:         =COUNT(Vùng dữ liệu)

·        Công dụng: Hàm COUNT cho kết quả là tổng số các ô có giá trị trong Vùng dữ liệu.

Ví dụ:                   =COUNT(“B”,2,4,1,6)   sẽ cho kết quả là: 4.

j). Hàm đếm chuỗi: (COUNTA) (đếm các ô không rỗng)

·        Cú pháp:         =COUNTA(Vùng dữ liệu)

·        Công dụng: Hàm COUNTA cho kết quả là tổng số các ô không rỗngtrong Vùng dữ liệu.

Riêng hàm Count chỉ đếm số, để đếm được chuỗi thì phải sử dụng hàm Counta

k). Hàm đếm có điều kiện: (COUNTIF)

·             Cú pháp:    =COUNTIF(vùng dữ liệu, điều kiện)

·             Công dụng: Hàm đếm vùng dữ liệu mà thỏa điều kiện.

    Ví dụ:           =Countif(A1:D5,18) : Đếm vùng dữ liệu từ A1 đến D5 mà thỏa  điều kiện =18.

                          =Countif(A1:D5,”>=18”) : Đếm vùng dữ liệu từ A1 đến D5 mà thỏa điều kiện >=18.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Excel