Hình Thức Trình Bày Tiểu Luận Chuẩn Và Chuyên Nghiệp Nhất, Hướng Dẫn Trình Bày Bài Tiểu Luận

Một bài tiểu luận đạt điểm cao ngoài nội dung hay và ấn tượng còn cần đến hình thức chỉn chu và chuyên nghiệp. Do đó mà bạn cần nắm được cách trình bày tiểu luận sao cho đẹp mắt, đảm bảo được sự trang trọng cần thiết.

Đang xem: Hình thức trình bày tiểu luận

Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ chia sẻ đến bạn cách trình bày bài tiểu luận đúng chuẩn, giúp bạn gây được ấn tượng tốt đẹp đối với thầy cô, giám khảo chấm bài.

Nếu bạn gặp khó khăn hãy liên hệ với đội ngũ Tri Thức Cộng Đồng để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ dịch vụ viết thuê tiểu luận của chúng tôi qua Gmail ttcd.group

1. Hình thức trình bày của một bài tiểu luận đúng chuẩn như thế nào?

Nhiều người thường có quan niệm sai lầm rằng việc trình bày bài luận đẹp mắt đồng nghĩa với sự sáng tạo, màu sắc và đa dạng trong cách thể hiện. 

Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng, đây là một dạng bài luận mang tính chuyên môn, do đó nó cần thể hiện được sự nghiêm túc và chuyên nghiệp của người viết.

Một bài tiểu luận chuyên nghiệp không cần sự màu mè, phá cách. 

Nó cần sự tối giản, rõ ràng, dễ đọc, dễ nắm bắt. 

Tuy vậy, sự đơn giản lại không có nghĩa là bạn có thể lơ là và trình bày một cách qua loa, đại khái. 

Điều này còn khiến bài luận của bạn trở nên thậm tệ hơn trong mắt người chấm bài. Do đó mà nắm được cách trình bày tiểu luận là vô cùng cần thiết. 

*

Hình thức trình bày của một bài tiểu luận đúng chuẩn như thế nào?

2. Cách trình bày tiểu luận trong Word theo đúng quy tắc

Khi trình bày tiểu luận trong Word, bài viết cần phải được trình bày theo đúng quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau:

– Tiểu luận trình bày trên khổ giấy A4, kiểu trang đứng

– Định dạng lề: 

Bottom: 2.0 đến 2.5 cmRight: 2.0 cmLeft: 3.0 đến 3.5 cm

– Font chữ: Times new Roman (có thể sử dụng Arial)

– Cỡ chữ (đối với phần nội dung): 13

– Giãn dòng: 1.5

– Độ dài tối đa: 30 trang

– Trang bìa tiểu luận cần có đầy đủ họ tên, MSSV, tên môn học, câu hỏi tiểu luận, giảng viên hướng dẫn

– Các trang (không tính trang bìa) đều phải được đánh số trang

3. Trình bày theo dàn ý bài tiểu luận

Dựa vào bố cục hoàn chỉnh của bài tiểu luận, bạn có thể bám sát vào đó và trình bày theo tuần tự để đảm bảo được sự đầy đủ và logic cho bài luận. 

Bố cục bài tiểu luận đầy đủ như sau:

– Trang bìa

– Lời mở đầu

– Lời cảm ơn

– Lời cam đoan

– Mục lục

– Phần nội dung chính

– Tài liệu tham khảo

– Phụ lục

Đối với phần nội dung chính của bài tiểu luận, bạn cũng cần trình bày dựa theo dàn ý chung của một bài tiểu luận. Dàn ý chung cho phần nội dung bài tiểu luận như sau:

– Chương 1: Phần mở đầu (trình bày lý do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn)

– Chương 2: Phần nội dung (trình bày lý thuyết chung, thực trạng và giải pháp cho đề tài)

– Chương 3: Phần kết luận (tóm tắt, khẳng định lại ý chính của toàn bài)

*

Trình bày theo dàn ý bài tiểu luận

4. Cách trình bày tiểu luận chuẩn nhất

Bên cạnh những quy tắc trình bày trong Word, trình bày theo dàn ý thì bạn cũng cần chú ý đến các quy định chi tiết cho từng phần đặc biệt như sau:

4.1. Phương pháp trình bày chung

– Tên chương: Các chương của bài tiểu luận luôn được trình bày với cỡ chữ 14, định dạng in hoa và in đậm, và được căn lề giữa

– Tên tiểu mục mức 1: Tiểu mục mức 1 phải được trình bày ở cỡ chữ 13, định dạng in hoa và in đậm, căn lề trái

– Tên tiểu mục mức 2: Tiểu mục mức 2 vẫn được trình bày với cỡ chữ 13, định dạng chữ thường và đậm, căn lề trái

– Tên tiểu mục mức 3: Tiểu mục mức 3 cần được trình bày với cỡ chữ 13, định dạng chữ thường và nghiêng, căn lề trái

– Nội dung: Phần nội dung tiểu luận trình bày theo cỡ chữ 13, định dạng văn bản thường (normal), căn lề đều hai bên

– Tên khóa học: Tên khóa học trình bày theo cỡ chữ 13, định dạng chữ nghiêng, căn lề đều hai bên

– Bảng biểu: Các bảng biểu sử dụng trong bài tiểu luận phải tuân theo quy định cỡ chữ 1, định dạng văn bản thường (normal), căn lề trái

– Chú thích bảng: Khi chú thích bảng, bạn chú ý để cỡ chữ 10, định dạng chữ nghiêng và căn lề trái phía dưới bảng

– Tên bảng: Trình bày với cỡ chữ 11, định dạng chữ đậm, căn lề trái phía dưới bảng

– Tên hình: Trình bày giống tên bảng, cỡ chữ 11, định dạng chữ đậm, căn lề trái phía dưới hình.

Xem thêm: Giải Toán Lớp 5 Trang 104, Luyện Tập Về Tính Diện Tích Trang 104

*

Cách trình bày tiểu luận chuẩn nhất

4.2. Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo là phần cần phải được trình bày theo đúng chuẩn, đúng quy tắc. 

Bởi nó giúp cho thầy cô dễ nhìn mà còn để học dễ tra cứu và kiểm tra tính xác thực của các thông tin bạn đề cập đến trong bài luận của mình. 

Khi trích dẫn tài liệu tham khảo trong nội dung bài tiểu luận, bạn cần đánh số thứ tự của tài liệu, để chúng trong ngoặc vuông. Ví dụ tài liệu tham khảo số 7, bạn đánh số <7> ở cuối phần trích dẫn.

Khi sắp xếp các tài liệu tham khảo với nhau, bạn phải chia ra các danh mục tài liệu tham khảo khác nhau, chia chúng theo từng khối tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, sắp xếp theo thứ tự tài liệu sách, báo đến tài liệu tạp chí và cuối cùng là tài liệu điện tử.

Xem thêm: Điều Kiện Để Phương Trình Có Nghiệm Thực, Tìm M Để Phương Trình Có Nghiệm

Trong mỗi danh mục tài liệu tham khảo, bạn cũng cần sắp xếp chúng theo trình tự alphabet bắt đầu từ tên tác giả. Mỗi tài liệu tham khảo cần ghi rõ tên tác giả, tên tài liệu, nguồn và thời gian truy cập gần nhất (đối với tài liệu điện tử).

Quy định viết tài liệu tham khảo cho bài tiểu luận như sau:

– Tên tác giả: Họ, tiếp là dấu phẩy (,) tiếp là các tên khác viết tắt đối với tiếng nước ngoài. Tên tác giả tiếng Việt nên viết đầy đủ cả họ và tên. Lưu ý khi viết tên tác giả không dùng học hàm, học vị của tác giả. Ví dụ PGS.TS. 

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận