Bí Ẩn Tác Phẩm Hành Trình Về Phương Đông Hư Cấu, Tại Sao Lại Có Hai Cuốn Hành Trình Về Phương Đông

NÓI VỀ PHƯƠNG ĐÔNG – PHƯƠNG TÂY VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ LOGIC

Phương tây nghiên cứu sự vật hiện tượng dựa trên khoa học thực nghiệm, bằng những tư duy duy lý, logic, đòi hỏi bằng chứng xác thực, thứ mà ta có thể nhìn thấy, cảm nhận bằng những giác quan thông thường. Họ ngầm giả định mọi vật đều tồn tại dưới dạng vật chất thông thường: rắn, lỏng, khí, plasma.

Đang xem: Hành trình về phương đông hư cấu

Phương đông nghiên cứu sự vật hiện tượng trên phương diện tâm linh. Cách tiếp cận của họ khác với người phương tây, họ hoàn toàn có thể thừa nhận một sự vật gì đó tồn tại mặc dù họ không nhìn thấy mà chỉ thông qua cảm nhận của trực giác.

*

VẤN ĐỀ CỦA LOGIC

1. Lịch sử triết học phương tây cũng cho ta thấy rằng. Người phương tây đang nhận thấy nhiều khiếm khuyết trong cách tư duy duy lý của mình. Người phương tây cho rằng mọi sự kiện lạ lùng đều phải được giải thích bằng khoa học, bằng những lập luận, bằng những dẫn chứng khoa học.

Thế nhưng phần lớn các lý thuyết khoa học hiện đại, đều dựa vào những lý thuyết nền tảng không thể chứng minh . Ví dụ: Hình học cổ đại, phần lớn đều xuất phát từ tiên đề Ơclit, qua một điểm ở ngoài đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó. → Tiên đề này hiện vẫn chưa chứng minh được.

Xem thêm: Tuyển Tập 30 Đồ Án Tốt Nghiệp Tu Dong Hoa, Đồ Án Tốt Nghiệp

Để dễ hiểu, chúng ta có một chuỗi các logic sau A→ B→ ….X→ Y→ Z. Để chứng minh Z đúng người ta phải chứng minh Y đúng, để chứng minh Y đúng ta phải chứng minh X đúng, cứ như vậy B đúng. Nhưng để chứng minh được A đúng thì chúng ta chẳng thể nào chứng minh được. Ở đây A là các tiên đề, chúng ta buộc phải thừa nhận những tiên đề này là đúng.

2. Định lý Bất toàn của Gödel nói rằng: “Bất cứ điều gì mà bạn có thể vẽ một vòng tròn bao quanh nó sẽ không thể tự giải thích về bản thân nó mà không tham chiếu đến một cái gì đó ở bên ngoài vòng tròn – một cái gì đó mà bạn phải thừa nhận là đúng nhưng không thể chứng minh.” →Lập luận này cho ta thấy chúng ta sẽ chẳng bao giờ nhận thức được thế giới, vũ trụ. Những nhận thức về thế giới của chúng ta từ cổ đại cho đến nay có thể sai. →Mấy bạn tìm hiểu thêm về định lý này, một trong những định lý chấn động giới khoa học ở TK XX, tầm quan trọng nó tương đương với các thuyết của Einstein cũng thời.

Xem thêm: De Kiểm Tra Phương Trình Đường Thẳng Lớp 10, Kiểm Tra 1 Tiết Môn Toán Lớp 10

3. Bằng những tư duy logic và duy lý sẽ đẩy con người đến những vòng lẩn quẩn như:

+ Tri thức là gì? Tri thức đến từ đâu?

+ Nguồn gốc của đạo đức? Đâu là những nguyên tắc phổ quát của đạo đức?

+ Ai tạo ra loài người này? Con người xuất hiện từ bao giờ?

P/s: Phía trên là những nhận thức hạn hẹp của mình về phương đông và phương tây, mình cũng đang trên quá trình nghiên cứu về hai luồng tư tưởng và văn hóa này. Có thể những lập luận trên đúng hoặc sai, nhưng mong rằng các bạn có thể tiếp nhận nó với tinh thần cởi mở, học hỏi.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Phương trình