Giáo Án Ông Đồ Ngữ Văn 8 – Giáo Án Môn Ngữ Văn Lớp 8 Bài 58

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài Ông đồ

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 58: Ông đồ được lingocard.vn sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Đang xem: Giáo án ông đồ

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Bài 58 môn Ngữ văn 8: Ông đồ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm thương cảm và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc ta. Thấy được nét đặc sắc nghệ thuật rất truyền cảm của bài thơ.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS có năng đọc, phân tích thơ.

3. Thái độ: HS có ý thức giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc ta.

4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực cảm thụ văn học.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Soạn GA, tranh ông đồ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài. HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới: Những năm 20 của TK XX, Nho học và Hán học ngày càng mất vị thế trong nền văn hóa nước ta. Hình ảnh ông dồ trong bài thơ là một hình ảnh tiêu biểu cho sự suy tàn của chữ Nho, chữ Hán mà bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu.

 

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

* HD tìm hiểu chung về VB (10’):

Mục tiêu: HS HS nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp, đặc điểm văn chương của TG; Biết đọc VB thể hiện cảm xúc; Nắm được PTBĐ và bố cục của VB.

? Qua phần chuẩn bị ở nhà và chú thích dấu sao, em hãy cho biết vài nét chính về tác giả Vũ Đình Liên và đặc điểm thơ của ông.

? Bài thơ “Ông đồ” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

– Hướng dẫn HS đọc, chú ý ngữ điệu trong VB; GV đọc mẫu và gọi HS đọc.

? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? Vì sao em biết? –? Tìm bố cục của VB? Nội dung từng phần? Thảo luận nhóm.

– GV chuyển ý:

* HD phân tích VB (24’):

Mục tiêu: HS phân tích và nắm được nội dung, nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa của bài thơ, từ đó hình thành tình cảm yêu những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

– HS đọc khổ thơ đầu.

– GV? Khổ thơ đầu là cảnh NTN? Hoa đào nở là thời điểm nào trong năm? (Tết Nguyên Đán)? Cảnh này gợi lên điều gì?

– GV? Hoa đặc trưng cho ngày tết ở miền Nam là hoa gì? (mai).

– GV? Hai câu thơ đầu cho thấy điều gì về hình ảnh ông đồ ngày xưa và truyền thống văn hóa của dân tộc ta xưa kia? (Năm nào cũng diễn ra cảnh ông đồ viết câu đối tết.)

– HS đọc khổ thơ 2.

– GV? Nội dung chính của khổ thơ 2 là gì?

– GV? Tài viết chữ của ông đồ được miêu tả qua những chi tiết nào? (Hoa tay thảo những nét – Như phượng múa rồng bay).

– GV? Phép nghệ thuật ở hai câu thơ này? Tác dụng? (So sánh).

– GV? Nét chữ của ông đồ mang vẻ đẹp NTN?

– GV? Thái độ của mọi người đối với ông đồ? (quí trọng, mến mộ).

? Mọi người mến mộ ông đồ chính là quí trọng cái gì?

– HS Thảo luận nhóm, trả lời: Quí trọng một nếp sống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, mến mộ các nhà Nho và chữ Nho.

? Qua hai khổ thơ, cho thấy ông đồ được hưởng một cuộc sống NTN?

– HS đọc tiếp khổ thơ 3, 4.

– GV? Nội dung chính của khổ thơ 3 là gì?

– GV? Biện pháp nghệ thuật nào được dùng trong hai câu cuối của khổ thơ 3. Tác dụng?

– HS: Nhân hóa – mực, nghiên cũng như có linh hồn khi bị bỏ rơi, lạc lõng, lỗi thời -> Diễn tả tâm trạng cô đơn, quạnh hiu của ông đồ.

Xem thêm: Cách Giải Hệ Phương Trình Bằng Phương Pháp Thế Và Phương Pháp Cộng Đại Số

? Nội dung chính của khổ thơ 4?

– GV? Ông đồ hiện lên NTN qua hai câu thơ đầu khổ thơ 4?

? cảnh “Lá vàng rơi trên giấy, ngoài đường mưa bụi bay” là cảnh NTN? (Buồn ảm đạm, lạnh lẽo). – Cho HS xem tranh trong SGK phóng to.

– GV? Tại sao ông đồ lại bị lãng quên như vậy? (lỗi thời)

– GV? Theo em tâm trạng của tác giả buồn hay vui? Vì sao? (Buồn vì một nét đẹp văn hóa của dân tộc bị lãng quên).

– GV? Khổ thơ 4 này có nhạc điệu buồn là do yếu tố nào? Thảo luận nhóm (Các vần thơ có nhiều thanh bằng và cách hiệp vần gợi lan tỏa: Đấy – giấy; hay – bay)

-GV? Khổ thơ cuối này cảnh thiên nhiên có gì khác ở khổ thơ đầu? (không khác).

– GV? Nhưng hình ảnh ông đồ thế nào? (không thấy)

– GV? Những người muôn năm cũ là những ai? (những nhà Nho xưa).

– GV? “Hồn” ở khổ thơ cuối em hiểu là gì? (tâm hồn, tài hoa của những người có chữ nghĩa, học thức thời xưa)

– GV? Nỗi lòng của nhà thơ thể hiện NTN?

I. Đọc – Tìm hiểu chung:

1. Tác giả, tác phẩm:

– Vũ Đình Liên (1913 – 1996) quê ở Hải Dương, là một trong những nhà thơ đầu tiên của phong trào thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.

– “Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên.

2. Đọc văn bản:

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + miêu tả.

4.Bố cục: 3 phần:

– Hình ảnh ông đồ xưa: Khổ thơ 1, 2.

– Hình ảnh ông đồ ngày nay: Khổ thơ 3, 4.

– Nỗi lòng của tác giả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Đọc – Tìm hiểu VB:

1. Hình ảnh ông đồ xưa:

a. Giới thiệu ông đồ xưa (khổ thơ đầu):

=> Cảnh hài hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa người với người. -> Gợi niềm vui, hạnh phúc.

b. Ông đồ viết chữ (khổ thơ 2):

– Phép so sánh -> Nét chữ đẹp, phóng khoáng, bay bổng, sinh động.

– Mọi người quí trọng, mến mộ tài năng của ông đồ.

– Cuộc sông tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

2. Hình ảnh ông đồ thời nay(khổ thơ 3, 4):

– Phép nhân hóa -> Nỗi buồn cô đơn của ông đồ, quạnh hiu khi vắng khách.

– Hình ảnh già nua, lỗi thời, lạc lõng giữa phố phường.

=> Ông đồ hoàn toàn bị lãng quên.

3. Nỗi lòng của tác giả:

– Thương cảm cho những nhà Nho danh giá một thời nay bị lãng quên do thời cuộc thay đổi.

Xem thêm: mô hình đồ án k1

– Thương tiếc những giá trị tinh thần, tốt đẹp của dân tộc ta nay bị tàn tạ, lãng quên.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Đồ án