Giáo Án Ngữ Văn 8 Ông Đồ – Giáo Án Môn Ngữ Văn Lớp 8 Bài 58

Hs biết được sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.

Đang xem: Giáo án ngữ văn 8 ông đồ

2.Kỹ năng

Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.Đọc diễn cảm tác phẩm.Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3.Thái độ

Cảm thương trước tình cảnh của ông đồ và đồng cảm với nỗi niềm tâm sự của tác giả

4.Năng lực, phẩm chất

Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp …Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, yêu quê hương đất nước…

II.Chuẩn bị

Gv: Tham khảo tài liệu, phiếu học tập, máy chiếuHs: Đọc các VD trong sgk và trả lời câc câu hỏi

III.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảngKT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

IV.Tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động khởi động

*Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ

? Cảm nhận chung của em về tâm trạng của hai cha con trong đoạn trích “ Hai chữ nước nhà”?

* Tổ chức khởi động: Đoán hình sau mảnh ghép (Gv đưa ra 4 tấm hình tương ứng với 4 câu hỏi – HS trả lời; lật các mảnh ghép, hs đoán h/a ông đồ)

? Bức tranh vẽ ai? – Vẽ ông đồ.

Gv giới thiệu bài….

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

PP: Vấn đáp gợi mở, TT tích cực, đọc stKT: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời.NL: nhận thức, trình bày, CNTT

? Giới thiệu những nét chính về tác giả

HS thuyết trình về t/g (Chiếu ảnh tác giả thông tin về tác giả)

GV hướng dẫn hs xác định giọng đọcGọi hs đọc và nhận xétYC hs tự đọc chú thíchGV nhấn mạnh chú thích 1

* HS hỏi bạn trả lời về tác phẩm.

? Xác định thể thơ?

? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì

? Nêu bố cục của bài thơ? Nội dung mỗi phần?

Hoạt động 2: Phân tích

PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng, trực quanKT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhómNL: nhận thức, trình bày, hợp tác…Y/c hs đọc khổ thơ 1

? Qua khổ thơ 1 em thấy xuất hiện những hình ảnh nào? Đâu là hình ảnh trung tâm?

? Nhận xét gì về những hình ảnh này?

? Nhận xét gì về cặp từ “Mỗi …lại”?

? Qua đó em thấy hình ảnh ông đồ xuất hiện trong khổ thơ như thế nào?

– Gọi hs đọc khổ 2

? Điều ấn tượng nhất về ông đồ được mọi người cảm nhận thông qua câu thơ nào.

I.Đọc và tìm hiểu chung

1.Tác giả- sgk

Tác phẩm

Đọc , tìm hiểu chú thích

Thể thơ : Thơ ngũ ngôn

Phương thức biểu đạt : Biểu cảm kết hợp miêu tả , tự sự .Bố cục : 3 Phần

+ Hai khổ thơ đầu: Hình ảnh ông đồ thời vàng son

+ Hai khổ thơ tiếp theo: Hình ảnh ông đồ thời suy tàn

+ Khổ thơ cuối: Nỗi niềm của nhà thơ

II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1.Hình ảnh ông đồ thời vàng son

a.Khổ 1

Hoa đào nở, ông đồ già, phố đông người

.

Ông đồ là hình ảnh trung tâm. NT: Hình ảnh gợi tả

Cặp từ hô ứng: “Mỗi …lại…”

-> Ông đồ xuất hiện đều đặn, quen thuộc mỗi khi tết đến xuân về.

b. Khổ 2

“Hoa tay thảo những nét Như rồng múa phượng bay”

? Em hiêu thế nào là “thảo”?

? Em hiểu gì về cụm từ “phượng múa rồng bay”

? Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?

? Qua đó em cảm nhận gì về ông đồ?

Gv chiếu, giới thiệu tranh ông đồ /sgk.

? Thái độ của mọi người đối với tài năng của ông đồ được thể hiện qua câu thơ nào?

? Em có nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng trong câu thơ?

? Qua đó cho ta thấy thái độ của mọi người như thế nào với ông đồ và văn hóa dân tộc?

? Qua hai khổ thơ, em có cảm nhận hình ảnh ông đồ hiện lên như thế nào?

* Gv phân tích, bình giảng

Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn thảo luận theo phiếu học tập

+ Nhóm 1,2: phân tích khổ 3

+ Nhóm 3,4: Phân tích khổ 4

– Phiếu học tập số 1

? Tìm nghệ thuật được sử dụng trong khổ 3

? Qua đó khổ thơ diễn tả điều gì?

Đại diện nhóm 2 trình bày

Gọi đại diên nhóm khác nhận xét, bsungGv nhận xét, chốt kiến thức

– Phiếu học tập số 2

? Tìm nghệ thuật được sử dụng trong khổ 3

? Qua đó khổ thơ diễn tả điều gì?

+ Nt: So sánh, thành ngữ

-> Viết chữ đẹp, phóng khoáng, bay bổng thể hiện một sự tài hoa, cao quý.

Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngọi khen tài

Từ ngữ gợi tả, từ láy

-> Ngưỡng mộ, kính trọng, ngợi ca và tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống: Thú chơi chữ

* Ông đồ là trung tâm của sự chú ý, được mọi người mến mộ, trọng vọng.

Hình ảnh ông đồ thời suy tàn

Khổ 3

Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu…

NT: Quan hệ từ chỉ ý tương phản Câu hỏi tu từ, điệp từ

Giọng thơ trầm lắng, buồn bã Nhân hóa, từ ngữ gợi cảm

-> Những người chơi chữ ngày càng vắng dần rồi vắng hẳn; gợi tả sự trống trải hụt, hẫng trong lòng người.

-> Nỗi buồn sầu tê tái như ngưng đọng trên giấy, trên nghiên mực

b.Khổ 4

Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay

Đại diện nhóm 3 trình bày

Gọi đại diện nhóm khác nhận xét, bsungGv nhận xét, chốt kiến thức

? Qua phân tích trên, hãy so sánh hình ảnh ông đồ qua phần 1 và phần 2 và nhận xét?

? Từ đó, em cảm nhận gì về hình ảnh ông đồ?

? Qua đó cho biết tình cảm và thái độ của tác giả đối với ông đồ cũng như đối với văn hóa truyền thống?

* GV bình

Hs đọc hai câu đầu của khổ 5

? Hình ảnh ở khổ 5 khác gì với hình ảnh ở khổ thơ 1?

? Nhận xét về kết cấu bài thơ?

? Qua đó muốn nói lên điều gì?

? Từ thực tế ấy nỗi lòng của nhà thơ được bộc lộ qua câu thơ nào?

? Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ?

? Qua câu thơ đã bộc lộ tâm trạng gì của nhà thơ?

* Giáo viên bình

Hoạt động 3: Tổng kết

PP: Vấn đápKT: Đặt câu hỏiNL: tư duy, ghi nhớ…

? Bài thơ có những nét nghệ thuật đặc sắc nào?

? Qua bài thơ tác giả muỗn nói điều gì?

Gv chốt trên máy chiếu

+ NT: Phó từ tiếp diễn, từ phủ định Hình ảnh gợi cảm

Tả cảnh ngụ tình Giọng điệu trầm buồn.

-> Ông đồ cô đơn, lạc lõng trong sự lãng quên của mọi người.

Xem thêm: đồ án miễn phí

-> Cảnh ảm đạm, lạnh vắng thể hiện nỗi buồn thương tê tái

+ Phần 1 và phần 2: Hình ảnh tương phản, đối lập.

=> Ông đồ bị lãng quên hoàn toàn, tàn tạ, đáng thương.

-> Đây là bi kịch của ông đồ

Tác giả: Cảm thương sâu sắc đối với ông đồ; Xót xa trước sự mai một của một nét văn hóa truyền thống.

3.Nỗi niềm của nhà thơ- Khổ 5

Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa

Khổ 1: Đào nở -> ông đồ xuất hiện Khổ 5: Đào nở -> ông đồ vắng bóng

+ NT: Kết cấu đầu cuối tương ứng

-> Thiên nhiên vẫn đẹp, bất biến nhưng con người đã trở thành xưa cũ.

Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?

NT: Câu hỏi tu từ, giọng thơ ngậm ngùi

=> Buồn thương, tiếc nuối cho một lớp người xưa cũ và những giá trị văn hóa cổ truyền đang bị tàn phai.

III. Tổng kết

Nghệ thuật: Thể thơ ngũ ngôn hiện đại, xây dựng những hình ảnh đối lập, từ ngữ giản dị, gợi cảm, BPTT nhân hóa, so sánh, đối lập, kết cấu đầu cuối tương ứng, giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùiNội dung:

– Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, từ đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một

3.Hoạt động luyện tập

? Cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ

4.Hoạt động vận dụng.

? Em có suy nghĩ gì về việc xin chữ đầu xuân ở nước ta hiện nay?

? Nếu được cho một chữ, em sẽ xin chữ gì? Vì sao em lại chọn chữ đó?

? Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về một khổ thơ hoặc một hình ảnh thơ mà em cho là đặc sắc nhất?

5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Tìm hiểu thêm về truyền thống xin chữ đầu năm ở nước ta xưa và nayHọc thuộc bài thơ; Học và nắm vững nội dung bài họcChuẩn bị bài: Hai chữ nước nhà.

+ Đọc văn bản và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.

+ Tìm hiểu về tác giả, nội dung nghệ thuật của văn bản.

RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC QUA BÀI THƠ “ÔNG ĐỒ”

A. Mục tiêu cần đạt:

– Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Ông đồ

B. Chuẩn bị:

Thầy: Các dạng bài tập

Trò: Ôn tập

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra: sự chuẩn bị

2. Ôn tập

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên?

HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản sau

GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh

1.Tìm hiểu đề

– Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học

– Nội dung cần làm sáng tỏ: cảnh đáng thương của ông đồ và niềm thương cảm chân thành của nhà thơ. Đó cũng là thương cho những nhà nho cũ, thương tiếc những giá trị tinh thần tết đẹp bị tàn tạ, lãng quên.

– Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ.

2. Viết bài

a. Mở bài

Vũ Đình Liên (1913 – 1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới với bài thơ “Ông đồ” viết theo thể ngũ ngôn trường thiên gồm có 20 câu thơ. Bài thơ thuộc loại thi phẩm “từ cạn” mà “tứ sâu” biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.

b. Thân bài

Ông đồ là nhà nho không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy học. Ông th­ường xuất hiện vào dịp tết, hoa đào nở cùng với mực tàu,giấy đỏ bên hè phố đông người qua lại để viết chữ, viết câu đối bán cho mọi người. Ông đồ xuất hiện vào mùa đẹp, góp phần thêm cho sự đông vui náo nhiệt của phố phường ngày tết, hạnh phúc của mọi người. Từ ''mỗi năm'', ''lại thấy'' diễn tả sự lặp lại của thời gian, ông xuất hiện đều đặn hoà hợp với cảnh sắc ngày tết, không thể thiếu, trở nên thân quen mỗi khi Tết đến xuân về.

Tài viết chữ của ông đồ đư­ợc gợi tả qua các chi tiết

Bao nhiêu người thuê viết…

Ông rất đắt hàng sự có mặt của ông đã thu hút bao người xúm đến, ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ng­ưỡng mộ của mọi ng­ười, hoà vào không khí vui t­ươi của trời đất, tư­ng bừng rộn ràng của ngày tết; mực tàu, giấy đỏ của ông hoà vào màu đỏ của hoa đào. Họ đến để thuê viết và thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông: như phượng múa, rồng bay. Ông đồ từng được hưởng 1 cuộc sống có niềm vui và hạnh phúc: được sáng tạo, có ích với mọi người. Ông được mọi người mến mộ vì tài năng, mang hạnh phúc đến cho mọi người, được mọi người trọng vọng. Đằng sau lời thơ là thái độ quí trọng ông đồ, quí trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc của tác giả

Cùng với sự thay đổi của thời gian ông đồ dầnvắng khách. Ông vẫn xuất hiện vào dịp tết với mực tàu, giấy đỏ nhưng cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương '' người thuê viết nay đâu''

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu.

Biện pháp nhân hoá được sử dụng rất đắt.Nỗi buồn của ông đồ lan sang cả những vật vô tri vô giác. Giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng được đụng đến trở thành bẽ bàng, màu đỏ thành vô duyên không thắm lên được. Nghiên mực không hề được được bút lông chấm vào nên mực đọng lại bao sầu tủi. Ông đồ vẫn nh­ư x­ưa như­ng tất cả đã khác x­a, vắng khách, và buồn bã:

''Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay''

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa … ''

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ý tại ngôn ngoại trong thơ trữ tình, ngoại cảnh mà lại là tâm cảnh gợi tả sự tàn tạ, buồn bã. Ông đồ ngồi ở chỗ cũ trên hè phố nhưng âm thầm, lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người, ông hoàn toàn bị quên lãng, lạc lõng giữa phố phường. Mưa bụi bay chứ không mưa to gió lớn, cũng không phải mưa dầm rả rích mà lại rất ảm đạm, lạnh lẽo

*

mưa trong lòng người. Cả đất trời cũng ảm đạm, buồn bã.

Với kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ thể hiện ở khổ 1 và 5, câu phủ định nói lên 1 sự thật: không còn hình ảnh ông đồ. Thiên nhiên vẫn đẹp đẽ, con người trở thành xưa cũ. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ. Câu hỏi như gieo vào lòng người đọc những cảm thương, tiếc nuối không dứt. Nhà thơ thương cho những nhà nho cũ, thương tiếc những giá trị tinh thần tết đẹp bị tàn tạ, lãng quên.

Xem thêm: Làm Đồ Án Thuê Xây Dựng Dd&Cn, Thâm Nhập Dịch Vụ Làm Đồ Án, Luận Văn Thuê

c. Kết bài

Với bài thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu thích hợp nhất với việc diễn tả tâm tình sâu lắng đã làm nổi bật tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm thương cảm chân thành của nhà thơ. Đó cũng là thương cho những nhà nho cũ, thương tiếc những giá trị tinh thần tết đẹp bị tàn tạ, lãng quên.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Đồ án