Giải Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2 Tuần 22 : Luyện Tập Quan Sát Cây Cối

LỚP 5TOÁN LỚP 5LỚP 6TOÁN LỚP 6VẬT LÝ LỚP 6TIẾNG ANH LỚP 6VĂN MẪU LỚP 6SINH HỌC LỚP 6LỚP 7NGỮ VĂN LỚP 7Bài tập làm văn mẫu lớp 7 – Tập 1LỚP 8NGỮ VĂN LỚP 8VĂN MẪU LỚP 8LỚP 9TOÁN LỚP 9NGỮ VĂN LỚP 9TIẾNG ANH LỚP 9SINH HỌC LỚP 9LỚP 10VĂN MẪU LỚP 10LỚP 11VĂN MẪU LỚP 11LỚP 12TOÁN LỚP 12TIẾNG ANH LỚP 12NGỮ VĂN LỚP 12

1. Điền vào chỗ trống:

a) l hoặc n

Bé Minh ngã sõng soài Tối mẹ về xuýt xoa

Đứng dậy nhìn sau trước Bé òa lên nức n

Có ai mà hay biết Vết ngã giờ sực nhớ

Nên bé nào thấy đau! Mẹ thương thì mới đau 

b) ut hoặc uc

Con đò lá trúc qua sông

Trái mơ tròn trĩnh, quả bóng đung đưa

Bút nghiêng, lất phất hạt mưa

Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.

Đang xem: Giải bài tập tiếng việt lớp 4 tập 2 tuần 22

2. Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài văn sau:

Cái đẹp

Cuộc sống quanh ta thật đẹp. Có cái đẹp của đất trời : nắng chan hòa như rót mật xuống quê hương, khóm trúc xanh rì rào trong gió sớm, những bông cúc vàng lóng lánh sương mai,… Có cái đẹp do bàn tay con người tạo nên: những mái chùa cong vút, những bức tranh rực rỡ sắc màu, những bài ca náo nức lòng người,… Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn. Chỉ những người biết sống đẹp mới có khả năng thưởng thức cái đẹp và tô điểm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.

(nắng / lắng, trúc / trút, cút / cúc, lóng lánh / nóng nánh, nên / lên, vúc / vút, láo lức / náo nức)

Luyện từ và câu

CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?

I. Nhận xét .

1. Đọc đoạn văn sau:

Ngày 2 tháng 9 năm 1945. 

Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

2. Ghi lại vào bảng dưới đây:

a) Các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn

b) Gạch dưới chủ ngữ của những câu vừa tìm được.

c) Nêu nội dung mà chủ ngữ biểu thị và những từ ngữ tạo thành chủ ngữ.

*

II. Luyện tập

1. Đọc đoạn văn sau:

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài. trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rinh như còn đang phân vân.

2. Viết lại những câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn. Gạch dưới chủ ngữ của từng câu:

Câu 3: Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.

Câu 4: Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.

Câu 5: Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.

Câu 6: Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.

Câu 8: Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân. ..

3. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thế nào?

Cả nhà em ai cũng thích ăn sầu riêng. Quả sầu riêng trông thật xấu xí. Bên ngoài vỏ màu xanh đầy gai nhọn. Nhưng khi tách vỏ ra, bên trong có nhiều múi thơm tho, ngon lành. Khi ăn vào mùi vị sầu riêng vừa béo, vừa bùi, vừa ngọt ngào đến lạ. Dư vị như còn đọng lại trong miệng. Ăn xong vẫn còn thèm ăn.

Tập làm văn

LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI

1. Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét:

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn. 

*

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?

– Thị giác (mắt)

– Khứu giác (mũi)

– Vị giác (lưỡi)

– Thính giác (tai)

(Bãi ngô): cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng bướm vàng(Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc(Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành, lá(Sầu riêng): Hương thơm của trái sầu riêng(Sầu riêng): Vị ngọt, béo của trái sầu riêng(Cây gạo) : Tiếng chim hót(Bãi ngô): Tiếng tu hú

c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì?

So sánh:

– Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi. Cánh hoa nhỏ như vậy cá, hao hao giống cánh sen.

– Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

Nhân hóa:

– Bắp ngô non núp trong cuống lá.

– Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

– Cây gạo già mỗi năm trở lại tuổi xuân.

– Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng cao lớn, hiền lành.

Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này làm cho bài văn miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.

d) Trong ba bài văn trên bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể?

Hai bài Sầu riêngBãi ngộ: miêu tả một loài cây. 

Bài Cây gạo: miêu tả một cây cụ thể.

e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể?

– Giống Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh chung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh để khắc họa hình ảnh sinh động, chính xác của cây. Bộc lộ tình cảm của người miêu tả.
– Khác Tả các loài cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó.

Xem thêm: Cách Làm Bài Văn Lập Luận Giải Thích Bài Giảng Điện Tử, Bài Giảng Môn Học Ngữ Văn Lớp 7

2. Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại vắn tắt những gì em đã quan sát được. Chú ý kiểm tra xem:

a) Trình tự quan sát của em có hợp lí không?

b) Em đã quan sát bằng những giác quan nào?

c) Cái cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài?

Cây phượng: – Gốc cây: bạc phếch, thân to xù xì; Cành: cành to, cành nhỏ giao vào nhau tạo nên vòm, tán phương xanh, lá phượng nhỏ li ti, màu xanh, hoa phượng ra từng chùm, khi nở đỏ rực cả vùng trời, quả phượng dài như lưỡi dao, khi non màu xanh, khi già trở thành màu đen.

a) Trình tự quan sát: từ dưới lên trên theo từng bộ phận. 

b) Em đã quan sát bằng mắt.

c) Trái cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài?

(Học sinh tự làm; các em chú ý so sánh các điểm sau:

– Tầm vóc cây (độ tuổi cây, cao, to như thế nào? tán cây tỏa rộng? hẹp? cành nhánh thế nào?) .

– Cây có điểm gì khác biệt so với các cây phượng khác?)

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÁI ĐẸP

1. Viết tiếp vào chỗ trống các từ ngữ:

a) Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người.

b) Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người.

M: xinh đẹp, xinh xắn, xinh tươi, duyên dáng, thướt tha, yểu điệu, mặn mà.

M : thùy mị, dịu dàng, đằm thắm, đôn hậu, nết na, chân tình, thẳng thắn, cương trực.

2. Viết tiếp vào chỗ trống các từ ngữ:

a) Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật.

b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người.

M : tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, hùng vĩ, hoành tráng…

M: xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha… 

3. Đặt câu với một từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc 2:

Chị gái em rất dịu dàng, thùy mị.

Mùa xuân tươi đẹp đã về.

4. Điền các thành ngữ hoặc cụm từ (đẹp người, đẹp nết – mặt tươi như hoa – chữ như gà bới) vào những chỗ trống thích hợp dưới dây:

a) Mặt tươi như hoa, em mỉm cười chào mọi người.

b) Ai cũng khen chị Ba đẹp người, đẹp nết.

c) Ai viết cẩu thả chắc chắn chữ như gà bới.

Tập làm văn

LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI

1. Đọc hai đoạn văn tả lá cây bàng, tả thân và gốc của cây sồi già (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 41 – 42). Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn.

a) Đoạn tả lá bàng

b) Đoạn tả cây sồi

– Tả sự thay đổi của lá bàng: theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

– Tả sự thay đổi của cây sồi già: từ mùa đông sang mùa xuân, mùa đông cây sồi nứt nẻ đầy sẹo, sang mùa xuân tỏa rộng thành vòm lá xum xuê.

– Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh, đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

– Hình ảnh nhân hóa: cây sồi già cau có, khinh khỉnh vẻ ngờ vực, buồn rầu. Nó say sưa, ngây ngất khẽ đung đưa trong nắng chiều.

2. Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.

Hằng ngày, em ưa thích ngắm cây bàng trong sân trường em. 

Không biết cây bàng này ai trồng từ bao giờ mà nay gốc cây to lớn, sần sùi. Dưới gốc cây nổi lên chiếc rễ ngoằn ngoèo như những con rắn. Vỏ của rễ cây bị những bàn chân chúng em giẫm lên nhẵn bóng.

Xem thêm: Cách Giải Bất Phương Trình Chứa Ẩn Ở Mẫu, Giải Bất Phương Trình Chứa Ẩn Ở Mẫu Lớp 8

Chúng em vui chơi đùa nghịch, có lúc ngồi kể chuyện đọc sách dưới bóng mát cây bàng này.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Bài tập