Giải Bài Tập Hóa 9 Luyện Tập Trang 21, Giải Bài 2 Trang 21 Sgk Hóa 9

Hướng dẫn giải Bài 5: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit, sách giáo khoa Hóa học 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 trang 21 sgk Hóa học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học, … có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học lớp 9, ôn thi vào lớp 10 THPT.

Đang xem: Giải bài tập hóa 9 luyện tập trang 21

I – Kiến thức cần nhớ

1. Tính chất hóa học của oxit

*

2. Tính chất hóa học của axit

*

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 21 sgk Hóa học 9. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!

II – Bài tập

lingocard.vn giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập hóa học 9 kèm bài giải, câu trả lời chi tiết bài 1 2 3 4 5 trang 21 sgk Hóa học 9 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời, bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

1. Giải bài 1 trang 21 sgk Hóa học 9

Có những oxit sau: SO2, CuO, Na2O,CO2. Hãy cho biết những oxit nào tác dụng được với

a) nước?

b) axit clohiđric?

c) natri hiđroxit?

Viết các phương trình hóa học.

Bài giải:

a) Những oxit tác dụng với nước là: SO2, Na2O, CO2

SO2 + H2O → H2SO3

Na2O + H2O → 2NaOH

CO2 + H2O → H2CO3

b) Những oxit tác dụng với HCl là CuO, Na2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

c) Những oxit tác dụng với natri hiđroxit là SO2 và CO2

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

2. Giải bài 2 trang 21 sgk Hóa học 9

Những oxit nào dưới đây có thể điều chế bằng

a) phản ứng hóa hợp? Viết phương trình hóa học

b) phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy? viết phương trình hóa học.

(1) H2O; (2) CuO; (3) Na2O;

(4) CO2; (5) P2O5

Bài giải:

a) Cả 5 oxit đã cho đều có thể điều chế bằng phản ứng hóa hợp, vì các nguyên tố H, Cu, Na, P đều tác dụng được với oxi.

2H2 + O2 (overset{t^{0}}{
ightarrow}) 2H2O

2Cu + O2 (overset{t^{0}}{
ightarrow}) 2CuO

4Na + O2 (overset{t^{0}}{
ightarrow}) 2Na2O

4P + 5O2 (overset{t^{0}}{
ightarrow}) 2P2O5

C + O2 (overset{t^{0}}{
ightarrow}) CO2

b) Các oxit CuO, CO2, H2O có thể được điều chế bằng phản ứng phân hủy

Thí dụ: Cu(OH)2 (overset{t^{0}}{
ightarrow}) CuO + H2O

CaCO3 (overset{t^{0}}{
ightarrow}) CaO + CO2

3. Giải bài 3 trang 21 sgk Hóa học 9

Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là các khí SO2 và CO2. Làm thế nào có thể loại bỏ được những tạp chất ra khỏi CO bằng hóa chất rẻ tiền nhất ?

Viết các phương trình hóa học.

Bài giải:

Để loại bỏ SO2 và CO2 ta dùng dung dịch bazơ. Dung dịch bazơ rẻ tiền nhất là dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư, toàn bộ SO2 và CO2 bị hấp thụ hết do có phản ứng:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

Khí CO không phản ưng, thoát ra và được thu lấy.

Xem thêm: nghị luận văn học 12 tuyên ngôn độc lập

4. Giải bài 4 trang 21 sgk Hóa học 9

Cần phải điều chế một lượng muối đồng (II) sunfat. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric ?

a) Axit sunfuric tác dụng với đồng (II) oxit.

b) Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại đồng.

Giải thích các câu trả lời.

Bài giải:

a) H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O (1)

b) Cu + 2H2SO4(đặc) → CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O (2)

Giả sử cần điều chế a mol CuSO4

Theo pt(1) nH2SO4 = nCuSO4 = a mol

Theo pt (2) nH2SO4 = 2.nCuSO4 = 2a mol

Do đó để tiết kiệm ta nên theo phản ứng (1) (phương pháp a) thì lượng axit H2SO4 sử dụng ít hơn ở phản ứng (2).

5. Giải bài 5 trang 21 sgk Hóa học 9

Hãy thực hiện những chuyển đổi hóa học sau bằng cách viết những phương trình hóa học.

Xem thêm: Tên Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Luật Hành Chính, 99 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Luật

(Ghi điều kiện của phản ứng, nếu có.)

*

Bài giải:

Phương trình phản ứng:

(egin{gathered}(1),S + {O_2}xrightarrow{{{t^0}}}S{O_2} uparrow hfill \(2),2S{O_2} + {O_2}xrightarrow{{t0,{V_2}{O_5}}}2S{O_3} hfill \(3),S{O_2} + N{a_2}Oxrightarrow{{}}N{a_2}S{O_3} hfill \(4),S{O_3} + {H_2}Oxrightarrow{{}}{H_2}S{O_4} hfill \(5),2{H_2}S{O_4}(đặc) + Cuxrightarrow{{{t^0}}}CuS{O_4} + S{O_2} + 2{H_2}O hfill \(6),S{O_2} + {H_2}Ounderset{{}}{overset{{}}{longleftrightarrow}}{H_2}S{O_3} hfill \(7),{H_2}S{O_3} + 2NaOHxrightarrow{{}}N{a_2}S{O_3} + 2{H_2}O hfill \(8),N{a_2}S{O_3} + 2HClxrightarrow{{}}2NaCl + {H_2}O + S{O_2} hfill \(9),{H_2}S{O_4} + 2NaOHxrightarrow{{}}N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O hfill \(10)N{a_2}S{O_4} + BaC{l_2}xrightarrow{{}}BaS{O_4} + 2NaCl hfill \end{gathered} )

Bài trước:

Bài tiếp theo:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 21 sgk Hóa học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Hóa học lớp 9 thật tốt!

“Bài tập nào khó đã có lingocard.vn“

This entry was posted in Hóa học lớp 9 and tagged bài 1 trang 21 hóa 9, bài 1 trang 21 sgk Hóa 9, bài 1 trang 21 sgk Hóa học 9, bài 2 trang 21 hóa 9, bài 2 trang 21 sgk Hóa 9, bài 2 trang 21 sgk Hóa học 9, bài 3 trang 21 hóa 9, bài 3 trang 21 sgk Hóa 9, bài 3 trang 21 sgk Hóa học 9, bài 4 trang 21 hóa 9, bài 4 trang 21 sgk Hóa 9, bài 4 trang 21 sgk Hóa học 9, bài 5 trang 21 hóa 9, bài 5 trang 21 sgk Hóa 9, bài 5 trang 21 sgk Hóa học 9, câu 1 trang 21 hóa 9, Câu 1 trang 21 sgk Hóa 9, câu 2 trang 21 hóa 9, Câu 2 trang 21 sgk Hóa 9, câu 3 trang 21 hóa 9, Câu 3 trang 21 sgk Hóa 9, câu 4 trang 21 hóa 9, Câu 4 trang 21 sgk Hóa 9, câu 5 trang 21 hóa 9, Câu 5 trang 21 sgk Hóa 9, hóa 9 bài 5, Hóa học 9 bài 5.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Bài tập