đọc hiểu bài luận văn cuộc đời trích tuổi trẻ cuối tuần số 2 2008

TTO – Theo nhận định của nhiều thầy, cô đề thi môn văn năm nay không có gì mới, không mang tính phân loại cao, nằm trong tầm kiểm soát của học sinh, câu hỏi nghị luận xã hội gần gũi, thời sự.

Đang xem: đọc hiểu bài luận văn cuộc đời trích tuổi trẻ cuối tuần số 2 2008

*

Thí sinh cùng thầy cô trao đổi sau giờ thi môn văn tại TP. HCM- Ảnh: NAM TRẦN

Đề thi theo kiểu cũ

“Đọc đề Văn năm nay, tôi cảm thấy không vui” – ông Trường Minh Đức, giáo viên môn Văn Trường THPT Lê Quý Đôn, TPHCM cho biết.

Theo ông Đức: “Đề ra theo kiểu cũ. Như câu Đọc hiểu: sự thấu cảm – các câu hỏi quá dễ để một học sinh trung bình đạt điểm tối đa mà không cần tư duy. Câu 2, học sinh chỉ cần chép lại văn bản. Các câu hỏi còn lại , kể cả phần viết đoạn văn cũng chỉ mang tính một chiều, không có yếu tố kích thích tư duy cá thể. Câu 4 mặc dù cho học sinh thể hiện quan điểm cá nhân nhưng thật chất ý kiến đã quá rõ ràng.

Bài văn nghị luận văn học: thiếu tinh thần của tư duy mới. Dạng đề này đã sử dụng từ nhiều chục năm nay. Học sinh trung bình học theo chủ nghĩa trung bình sẽ đạt điểm trung bình.

Dự báo tương lai những quyết sách của đổi mới môn Văn sẽ không còn ý nghĩa. Bởi giáo viên sẽ quay lại, tổ chức giảng dạy theo kiểu cũ cho khoẻ.

Học sinh giỏi và yêu thích môn văn "thiếu đất để dụng võ". Hoá ra đôi lúc đầu tư thời gian và tiền bạc nhiều vào môn Văn cũng hơi thừa”.

Nhận định về đề thi môn văn, cô Phạm Thị Phương Mai, giáo viên văn Trường THPT Vĩnh Viễn, TP.HCM, cho biết đề thi gần gũi với cuộc sống học sinh và có tính phân loại cao.

Đánh giá chi tiết đề thi, cô Mai cho rằng câu 2 phần làm văn nằm trong chương trình lớp 12, nội dung này đã được giáo viên dạy và ôn tập cho học sinh.

Đối với phần đọc hiểu và câu 1 phần làm văn, đây là nội dung khá gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Bằng cảm xúc, những trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của mình, học sinh có thể làm tốt phần này.

Nội dung phần đọc hiểu đã giúp các em hiểu thế nào là sự thấu cảm để từ đó, bằng chính những quan sát hàng ngày, những câu chuyện diễn ra trong gia đình, nhà trường và xã hội, các em có thể đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về sự thấu cảm trong cuộc sống.

Đó không chỉ là bài làm văn mà nó còn mang tính giáo dục, giúp các em nhìn nhận và hành động tốt hơn, chia sẻ nhiều hơn trong cuộc sống.

Nhìn chung, tính phân loại của đề thi khá tốt. Học sinh trung bình có thể đạt được mức điểm 5, 6 không quá khó.

 Tuy nhiên, để đạt được điểm 8 đòi hỏi thí sinh phải có khả năng cảm thụ, trình bày và hành văn tốt. Đề thi này có thể phân loại tốt đầu vào tuyển sinh ĐH.

Đề không đủ lực kích thích đổi mới giảng dạy Ngữ văn

Theo thầy Song Mặc, một giáo viên Trường THPT, Không như dự đoán của nhiều người, đề thi môn văn quốc gia năm nay đã không "bám sát" những vấn đề thời sự nóng bỏng. Dưới góc nhìn của một người giảng dạy văn, tôi rất tán thành cách ra đề này. 

Cách ra đề như thế tránh được tư duy "tủ đề" của một bộ phận học sinh cũng như giáo viên đang tham gia ôn luyện cho học sinh tham gia kì thi Quốc gia.

Cấu trúc đề thi không có sự thay đổi nhiều so với cấu trúc đề thi văn năm 2014 – 2015. Đề thi đã kiểm tra được 4 cấp độ nhận thức của người học: nhận biết – hiểu – vận dụng thấp – vận dụng cao.

Trong phần Đọc hiểu có câu 1 và câu 2 thuộc cấp độ nhận thức nhận biết, câu 3 thuộc cấp độ hiểu và câu 4 là mức vận dụng thấp.

Hai câu hỏi trong phần làm văn thuộc mức độ vận dụng cao. Câu thứ nhất yêu cầu nghị luận về tư tưởng đạo lí: Từ nội dung đoạn trích Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.

Xem thêm: Mở Đầu Về Phương Trình Toán 8 Sbt, Toán Học Lớp 8

Câu thứ hai có 2 phần: Nêu cảm nhận về đoạn thơ được trích trong đoạn trích Đất nước (trích "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm và bình luận quan niệm về đất nước của tác giả.

Nhận xét đầu tiên có thể nói: Đề thi đơn giản đến "không ngờ"!. Câu đọc hiểu số 1 và số 2 xem như "cho không" điểm học sinh!

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2: Theo tác giả, thấu cảm là gì?

Với câu hỏi số 1, Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích, học sinh THCS có thể trả lời được bởi đây là kiến thức rất cơ bản.

Câu số 2 là câu hỏi tiện tay học sinh có thể nhặt ra từ văn bản để trả lời: Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời họ.

Câu hỏi số 3: Nhận xét về hành vi của đứa trẻ ba tuổi, cô gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích là câu hỏi không đòi hỏi mức độ suy luận cao, bởi tất cả các dữ kiện đã được mô tả tỉ mỉ cụ thể.

Câu hỏi đọc hiểu dạng này rất giống với những câu hỏi đọc hiểu được thiết kế trong SGK Tiếng Việt ở cấp tiểu học.

Đề thi cũng không thỏa mãn được nhu cầu tuyển học sinh có năng lực ngữ văn

Câu số 1: Từ nội dung đoạn trích Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.

Để viết được đoạn văn trên, đầu tiên thí sinh phải có thao tác nghị luận giải thích: Thấu cảm là gì?. Với yêu cầu này học sinh cũng không cần phải tư duy nhiều bởi một phần hai đoạn văn trong phần phần đầu đoạn ngữ liệu Đọc hiểu đã được người ra đề "cho không biếu không" thí sinh.

Câu số 2 trong phần Làm văn có cách hỏi rất cũ. Đây là dạng đề mang "tính truyền thống", nghị luận về một đoạn thơ và không đi kèm với việc yêu cầu học sinh vận dụng đoạn thơ để làm rõ nhận định

Ngoài ra, về tiểu tiết chúng tôi nhận thấy việc chọn đoạn trích chưa thật tốt bởi trong đoạn trích có chêm xen những từ có xuất xứ ngoại ngữ mà chưa được chú thích kĩ như: EURO, fan.

Nếu được người ra đề không nên chọn những ngữ liệu như thế này bởi sẽ gây ra hiện tượng tiền hậu bất nhất với SGK Ngữ văn 12. Trong chương trình học sinh có học bài Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong đó có đoạn:

*

Nguồn: Ngữ văn 12 – cơ bản, trang 32, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011

Nhìn chung, nếu đây là đề thi với mục đích để học sinh xét tốt nghiệp thì không có vấn đề gì phải bàn thêm. Tuy nhiên đây lại là đề thi với hai mục đích: vừa xét tốt nghiệp và vừa xét tuyển đại học. Với mục đích thứ hai, đề thi không thỏa mãn được nhu cầu tuyển lựa học sinh có năng lực ngữ văn của các trường đại học.

Hơn thế nữa đề thi như trên đã không đủ lực để kích thích sự đổi mới trong quá trình giảng dạy Ngữ văn. So với 2 đề minh họa bộ đã công bố, đề chính thức nhẹ hơn rất nhiều. Cũng như nhiều năm trước, đây là thao tác không đáng có. Giáo viên và học sinh lao vào ôn tập vất vả để đáp ứng đề thi minh họa để rồi đề thi chính thức xuất hiện khiến họ phải hụt hẫng.

Đề thi mang đậm chất nhân văn

Trong khi đó, nhiều giáo viên phía bắc cho rằng đề thi bàn về sự “thấu cảm” nuôi dưỡng lòng trắc ẩn là hay. 

Cô Cao Tố Nga, hiệu trưởng trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng, cho biết tác phẩm “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm có trong đề thi thử của nhiều nơi và được giáo viên ôn tập kĩ do nhiều năm không thi. Vì thế thí sinh không bị bất ngờ với đề này.

Tuy nhiên, cách hỏi của đề thi ở cả phần đọc hiểu và làm văn vẫn tạo được nét riêng, có tính phân hóa cao, mang đậm chất nhân văn.

“Thí sinh ban D sẽ thuận tay hơn với đề thi dạng này vì đoạn trích trong bài “Đất nước” tuy rất hay nhưng học sinh có năng lực về môn ngữ văn hoặc học ban D sẽ cảm thụ tốt hơn, có cảm xúc hơn khi làm bài”, cô Nga nhận xét.

Còn cô giáo Nguyễn Kim Anh, trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội, cho rằng tuy thi tác phẩm thơ không phải phán đoán của nhiều giáo viên và học sinh nhưng nhìn chung việc lựa chọn tác phẩm và đoạn trích trong tác phẩm rất hay.

“Đất nước không phải là điều gì to tát, chỉ mang ý nghĩa chính trị, mà gần gũi như những gì hiển hiện xung quanh. Đoạn trích lại đề cập đến tình yêu đôi lứa đan xen trong cảm xúc về quê hương, đất nước, phù hợp với lứa tuổi 18 của thí sinh”, cô Kim Anh chia sẻ.

Xem thêm: Cách Phát Trực Tiếp Trên Máy Tính Pc, Làm Quen Với Tính Năng Phát Trực Tiếp

Tuy vậy, theo cô Kim Anh, câu hỏi có tính phân loại trong đề Ngữ văn năm nay nằm ngay dòng đầu tiên trong phần “đọc hiểu”, đó là “lòng trắc ẩn”. Sẽ có nhiều người thấy thú vị khi phần đọc hiểu đề cập tới “sự thấu cảm”. Nhưng từ thấu cảm dẫn tới lòng trắc ẩn như thế nào thì chỉ học sinh có kĩ năng tốt mới làm đạt điểm cao.

Đề văn THPT Quốc gia 2017 đang tạo ra nhiều tranh luận trái chiều. Bạn đọc nhận xét gì về đề thi này vui lòng gởi bình luận ở phần Bình luận bên dưới hoặc email về địa chỉ: giaoduc

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn