Đồ Án Tốt Nghiệp Ngành May Chuẩn Bị Sản Xuất Mã Hàng, Đồ Án Tốt Nghiệp Ngành May

*
*

Toggle navigation

*

Ngày 10 và 11 tháng 5 năm 2019, 130 sinh viên ngành Công nghệ Dệt May – Hệ ĐH Khoá 10 đã bảo vệ đồ án khoá luận tốt nghiệp tại khoa CN May & TKTT, gồm 5 hội đồng chấm theo Quyết định số 413/QĐ-ĐHCN/ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Trường Đại học công nghiệp Hà Nội.

Sau 4 năm học tập và nghiên cứu, dưới sự dìu dắt của các thầy cô Khoa Công nghệ May & TKTT trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, các sinh viên ngành CN Công nghệ Dệt May dần trưởng thành, tích lũy và kiến tạo bước đệm vững chắc cho tương lai. 130 sinh viên được lựa chọn làm đồ án tốt nghiệp là các sinh viên có thành tích học tập và rèn luyện tốt trong số các sinh viên khóa 10.

Đang xem: đồ án tốt nghiệp ngành may

Lễ bảo vệ tốt nghiệp chính là thành quả sau thời gian dài phấn đấu học tập, nghiên cứu của cả thầy và trò. Dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, các sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo, thực hiện đồ án và bảo vệ trước hội đồng. Đối với sinh viên lễ bảo vệ đồ án không chỉ là kỳ thi tốt nghiệp quan trọng đánh giá năng lực mà còn là cơ hội công bố kết qủa nghiên cứu của mình. Vì vậy, tất cả các bạn đều chuẩn bị chu đáo để buổi lễ bảo vệ được diễn ra thành công tốt đẹp. Công tác chấm đồ án tốt nghiệp được tiến hành nghiêm túc và khoa học.

Xem thêm: tiểu luận mỹ học

*
*

Các đề tài tốt nghiệp với nội dung đa dạng và phong phú thuộc nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau. Nội dung tập trung vào các vấn đề như: Phương pháp nghiên cứu thị trường thời trang, quá trình triển khai một mã hàng mới trong sản xuất may công nghiệp, xây dựng qui trình công nghệ và tiêu chuẩn cho từng gia đoạn công nghệ trong sản xuất.

Xem thêm: Đồ Án Chuẩn Bị Sản Xuất Ngành May, Bộ Gd&Đt Trường Đại Học Spkt Tp

*

Các thành viên Hội đồng là các nhà khoa học, các thầy cô có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực Dệt May. Hội đồng đã đánh giá cao về chất lượng và tính ứng dụng, thực tiễn của các đề tài. Qua quá trình thực hiện, hoàn thiện đồ án, các sinh viên có cơ hội tốt để học tập, rèn luyện về phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong chuyên môn cũng như ứng dụng công nghệ mới để hoàn thiện sản phẩm may, đảm bảo chất lượng trong sản xuất và khả năng thương mại hóa cao.

Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư CN Dệt May có thể tham gia làm việc ở các bộ phận như:

– Kỹ thuật: nghiên cứu mẫu, phát triễn mẫu, thiết kế mẫu, giác sơ đồ, xây dựng qui trình, tiêu chuẩn, quản lý đơn hàng, IE và kỹ thuật chuyền;

– Chất lượng: Kiểm tra chất lượng, đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng sản phẩm may;

– Quản lý và điều hành sản xuất trong may công nghiệp;

– Kế hoạch: Cân đối nguyên phụ liệu, kế hoạch sản xuất trong ngành may;

– Xuất nhập khẩu: Định mức, kê khai hải quan với vật liệu và sản phẩm may;

– Kinh doanh: xây dựng giá thành, định mức ký hợp đồng trong sản xuất may công nghiệp;

– Giảng dạy, nghiên cứu: Tại doanh nghiệp, trung tâm, cơ sở đào tạo, viện, trường có liên quan tới ngành dệt may;

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Đồ án