Đồ Án Thiết Bị Sấy Phun Sữa Bột 500Kgh, Đồ Án Sấy Phun Sữa Bột 500Kgh

Sấy là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu bằng phương pháp nhiệt. Nhiệt được cung cấp cho vật liệu ẩm bằng dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ hoặc bằng năng lượng điện trường có tần số cao. Mục đích của quá trình sấy là làm giảm khối lượng vật liệu, tăng độ bền và bảo quản sản phẩm được lâu hơn.Trong quá trình sấy, nước được cho bay hơi ở nhiệt độ bất kỳ do sự chênh lệch độ ẩm tại bề mặt và bên trong vật liệu (khuếch tán ẩm) hoặc sự chênh lệch áp suất hơi riêng phần của nước tại bề mặt vật liệu và môi trường xung quanh. Sấy là một quá trình không ổn định, độ ẩm của vật liệu sấy thay đổi theo cả không gian và thời gian.

Đang xem: đồ án thiết bị sấy phun

*
*

Xem thêm: Tài Liệu Đồ Án Thiết Kế Móng Cọc Ép, Tài Liệu Đồ Án Nền & Móng Thiết Kế Móng Cọc

Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về thiết bị sấy phun, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Xem thêm: đề cương đồ án tốt nghiệp kiến trúc khách sạn

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCMKHOA KĨ THUẬT HÓA HỌCBỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨMBÁO CÁO MÔN THIẾT KẾ MÁY VÀ NHÀ MÁY THỰC PHẨMTÌM HIỂU VỀ THIẾT BỊ SẤY PHUNGiáo viên giảng dạy:ThS Nguyễn Thị HiềnSinh viên thực hiện : HC07TPTháng 03/2010 MỤC LỤC I. QUÁ TRÌNH SẤY1. Khái niệm – Phạm vi ứng dụngSấy là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu bằng phương pháp nhiệt. Nhiệt được cung cấp cho vật liệu ẩm bằng dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ hoặc bằng năng lượng điện trường có tần số cao. Mục đích của quá trình sấy là làm giảm khối lượng vật liệu, tăng độ bền và bảo quản sản phẩm được lâu hơn.Trong quá trình sấy, nước được cho bay hơi ở nhiệt độ bất kỳ do sự chênh lệch độ ẩm tại bề mặt và bên trong vật liệu (khuếch tán ẩm) hoặc sự chênh lệch áp suất hơi riêng phần của nước tại bề mặt vật liệu và môi trường xung quanh. Sấy là một quá trình không ổn định, độ ẩm của vật liệu sấy thay đổi theo cả không gian và thời gian.Thông thường, quá trình sấy được khảo sát về hai mặt: tĩnh lực học và động lực học. Tĩnh lực học sẽ xác định mối quan hệ giữa các thông số đầu và cuối của vật liệu sấy và tác nhân sấy dựa trên phương trình cân bằng vật chất – năng lượng, từ đó xác định được thành phần vật liệu, lượng tác nhân sấy và lượng nhiệt cần thiết. Ðộng lực học khảo sát mối quan hệ giữa sự biến thiên độ ẩm vật liệu theo thời gian và các thông số của quá trình như tính chất, cấu trúc, kích thước của vật liệu, các điều kiện thủy động lực học của tác nhân sấy.Trong các phương pháp làm khô cơ học, hóa lý, nhiệt… thì quá trình sấy bằng nhiệt thường được sử dụng nhất và là một kỹ thuật quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công – nông nghiệp như hóa chất, dược phẩm, chế biến nông – hải sản, vật liệu xây dựng… Đó không chỉ là một quá trình tách ẩm đơn thuần mà còn là một quá trình công nghệ. Nó đòi hỏi vật liệu sau khi sấy phải đảm bảo chất lượng cao, tiêu tốn ít năng lượng vì chỉ phí vận hành thấp. Do đó, cần phải dựa vào tính chất vật liệu, lượng sản phẩm để chọn ra chế độ và phương pháp sấy tối ưu cũng như tùy vào năng suất, hiệu quả kinh tế mà chọn hệ thống sấy cho phù hợp.2. Động lực của quá trìnhẨm trong vật liệu có thể chia làm hai dạng: ẩm liên kết và ẩm không liên kết. Quá trình sấy thường chỉ làm bốc hơi được lượng ẩm không liên kết và một phần lượng ẩm liên kết. Lượng ẩm bốc hơi được gọi chung là lượng ẩm tự do. Lượng ẩm còn lại sau khi sấy gọi là lượng ẩm cân bằng.Quá trình ẩm bay hơi từ vật liệu thường có hai giai đoạn:Ẩm trên bể mặt vật liệu bay hơi vào môi trường xung quanh, giai đoạn này phụ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh như nhiệt độ, áp suất, tốc độ chuyển động của môi trường…Khi độ ẩm trên bề mặt vật liệu nhỏ hơn độ ẩm bên trong vật liệu, nước sẽ khuếch tán từ bên trong ra bề mặt vật liệu nhờ chênh lệch độ ẩm. Giai đoạn này phụ thuộc vào nhiệt độ và tính chất của vật liệu, dạng liên kết của nước với vật liệu…Điều kiện để nước từ vật liệu bay đi vào môi trường xung quanh là áp suất riêng phẩn của hơi nước trong môi trường (Pmt) phải nhỏ hơn áp suất hơi nước trên bề mặt vật liệu (Pvl), tức là: DP = Pvl – Pmt > 0Khi DP càng lớn thì lượng ẩm tách ra càng nhiều. Theo thời gian sấy, hơi nước của môi trường xung quanh càng nhiều làm Pmt tăng lên, độ ẩm vật liệu giảm đi làm Pvl giảm theo, do đó DP → 0. Tại thời điểm DP = 0. Quá trình đạt đến trạng thái cân bằng, quá trình bay hơi ngừng lại, độ ẩm vật liệu lúc đó gọi là độ ẩm cân bằng. Nhiệt độ của vật liệu khi đó bằng với nhiệt độ của tác nhân sấy.Độ ẩm tương đối của không khí (%)Đường độ ẩm cân bằngẨm liên kếtẨm không liên kếtĐộ ẩm cân bằngĐộ ẩm tự doCX’00AHàm ẩm của vật liệu (kg ẩm/kg vật liệu)Quan hệ giữa độ ẩm cân bằng của vật liệu và độ ẩm tương đối của không khí3. Các giai đoạn của quá trình sấyQuá trình sấy thường được thể hiện trên các giản đồ sau:Ðường cong sấy: là đường cong biểu diễn sự thay đổi của độ ẩm vật liệu theo thời gian sấy (r):U=f (r)Dạng của đường cong sấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: liên kết giữa ẩm và vật liệu, hình dáng, kích thước, đặc tính vật liệu, phương pháp và chế độ sấy.Đường cong tốc độ sấy: là đường cong biểu diễn mối quan hệ giữa tốc độ sấy và độ ẩm của vật liệu sấy. Đường cong tốc độ sấy thu được từ việc đạo hàm đường cong sấy theo thời gian.Đường biểu diễn nhiệt độ của vật sấy: thể hiện sự biến thiên nhiệt độ của vật liệu trong suốt quá trình sấy.Ðường biểu diễn nhiệt độ của vật sấy: thể hiện được biến thiên nhiệt độ của vật liệu trong suốt quá trình sấyW (%)dU/dtt (oC)Thời gian (giờ)Đường biểu diễn nhiệt độ của vật sấyĐường cong sấyĐường cong tốc độ sấyĐồ thị biểu diễn bản chất của quá trình sấyTừ giản đồ sấy, có thể thấy quá trình sấy mọi vật liệu ướt đến độ ẩm cân bằng gồm hai giai đoạn:Giai đoạn đun nóng vật liệu: làm tăng nhiệt độ để ẩm có thể bốc hơi được. Giai đoạn này xảy ra nhanh với thời gian không đáng kể.Giai đoạn sấy đẳng tốc: tốc độ khuếch tán ẩm từ trong lòng vật liệu ra bề mặt lớn hơn tốc độ bốc hơi ẩm trên bề mặt vật liệu nên bề mặt vật liệu luôn bão hòa ẩm. Tốc độ sấy trong giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ bốc hơi ẩm trên bể mặt và phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, tốc độ, độ ẩm của không khí sấy…Giai đoạn sấy giảm tốc: do vật liệu đã tương đối khô, chỉ còn dạng ẩm liên kết nên bề mặt bốc hơi bị co hẹp lại dần và đi sâu vào lòng vât liệu, tốc độ khuếch tán ẩm sẽ chậm dần. Tốc độ sấy trong giai đoạn này cũng giảm theo và phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ khuếch tán ẩm và các yếu tố bên trong vật liệu. Nhiệt độ của tác nhân sấy trong giai đoạn này phải nhỏ hơn nhiệt độ cho phép của vật liệu.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sấyBản chất của vật liệu sấy: cấu trúc, thành phần hóa học, đặc tính liên kết ẩm…Hình dạng vật liệu sấy: kích thước mẫu sấy, bề dày lớp vật liệu… Diện tích bề mặt riêng của vật liệu càng lớn thì tốc dộ sấy càng nhanh.Độ ẩm đẩu, độ ẩm cuối và độ ẩm tới hạn của vật liệu.Độ ẩm, nhiệt độ và tốc độ của tác nhân sấy.Cấu tạo thiết bị sấy, phương thức và chế độ sấy.Chênh lệch giữa nhiệt độ đầu và nhiệt độ cuối của tác nhân sấy. Nhiệt độ cuối cao thì nhiệt độ trung bình của không khí càng cao, do đó tốc độ sấy cũng tăng.5. Một số phương pháp và thiết bị sấya. Sấy đối lưuNguyên lý: dùng tác nhân sấy là không khí nóng hoặc khói lò có nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ phù hợp để chuyển động chảy trùm lên vật liệu sấy làm cho ẩm trong vật liệu sấy bay hơi rồi đi theo tác nhân sấy.Một số thiết bị sấy đối lưu:Phòng sấy: Vât liệu được xếp trên những khay hoặc xe đẩy và được sấy gián đoạn ở áp suất khí quyển. Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, dễ vận hành, vốn đầu tư ít, đặc biệt là có thể sấy mọi dạng vật liệu. Nhược điểm: thời gian sấy dài và sấy không đều (do vật liệu không được đảo trộn), bị mất nhiệt qua cửa khi nạp liệu và tháo liệu, khó kiểm tra được quá trình sấy.Hầm sấy: khác phòng sấy ở chỗ chiều dài hầm sấy lớn gấp nhiều lần chiều rộng và chiều cao, vật sấy cùng với phương tiện vận chuyển (xe goòng, xe treo hay băng tải) đi vào đầu và đi ra ở cuối hầm, có thể sấy cùng chiều hoặc ngược chiều. Nhược điểm: do sự phân lớp không khí nóng và lạnh theo chiều cao của hầm nên quá trính sấy không đềuThiết bị sấy băng tải: thường dùng cho vật liệu dạng kem, tác nhân sấy sẽ chuyển động cắt ngang qua chiều chuyển động liên tục của băng tải trong buồng sấy. Sản phẩm khô được lấy ra liên tục ở cuối băng tải.Thiết bị sấy thùng quay: dùng để sấy các loại vật liệu rời có khả năng kết dính như hóa chất, bột đường, ngũ cốc… Thiết bị làm việc ở áp suất khí quyển, gồm một thùng hình trụ đặt nghiêng và quay được nhờ động cơ và bộ phận truyền động, có hai vành đai để trượt trên các con lăn tựa trên thùng quay. Vật liệu ướt vào thùng ở đầu cao, được đảo trộn và di chuyển nhờ cánh đảo, sấy khô bằng không khí hoặc khói lò rồi ra ở phía đầu thấp, dòng khí trước khi thải được đi qua các bộ phận thu hồi để tách lấy sản phẩm. Ưu điểm: cường độ sấy cao, quá trình sấy đều nhờ có sự tiếp xúc tốt giữa vật liệu và tác nhân. Nhược điểm: vật liệu dễ bị gãy vụn, tạo ra nhiều bụi ảnh hưởng xấu đến sản phẩm và môi trường.Thiết bi sấy phun: thường dùng để sấy các vật liệu lỏng như sữa, trứng, nước trái cây… Ưu điểm: Dung dịch lỏng được phun thành dạng sương vào buồng sấy, quá trình diễn ra rất nhanh đến mức không kịp đốt nóng vật liệu lên quá giới hạn cho phép nên có thể sấy được ở nhiệt độ rất cao trong thời gian ngắn, thu được sản phẩm dạng bột mịn. Nhược điểm: tốn nhiều năng lượng, thiết bị phức tạp, nhất là ở cơ cấu phun sương và hệ thống thu hồi sản phẩm.Ngoài ra còn có các dạng thiết bị sấy đối lưu khác như tháp sấy, sấy tầng sôi, sấy vít tải…b. Sấy tiếp xúc (sấy rang)Nguyên lý: nhiệt lượng được truyền đến vật liệu bằng cách cho vật liệu tiếp xúc trực tiếp với bề mặt được đốt nóng, có thể có đảo trộn vật liệu hoặc không.Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi để sấy các loại vật liệu dạng rắn dạng rời (rau, củ, hạt, quả,…), các loại dung dịch (sữa, nước hoa quả…) dạng thiết bị sấy tiếp xúc đơn giản nhất là tủ sấy chân không hoạt động gián đoạn, thiết bị có ưu điểm là cấu tạo đơn giản có thể sấy được nhiều vật liệu khác nhau nhưng năng suất thấp, vật liệu sấy ở trạng thái tĩnh, truyền nhiệt kém. Ngoài ra còn có dạng thiệt bị sấy trục làm việc liên tục.c. Sấy bức xạNguyên lý: sử dụng năng lượng của các tia bức xạ phát ra từ vật bức xạ để làm nóng vật sấy đến nhiệt độ bốc hơi ẩm của nó.Trong dân gian, người ta thường dùng bức xạ mặt trời để sấy nông hải sản (phơi nắng) nhưng thời gian dài và tốn nhiều công sức. Vì vậy, trong công nghiệp chế biến, người ta thường dùng các tia bức xạ nhân tạo để sấy. Máy sấy bức xạ có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, rất hiệu quả với vật liệu mỏng, ít tổn thất nhiệt, thời gian sấy giảm nhiều lần so với sấy đối lưu. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là tốn nhiều năng lượng, vật liệu được đốt nóng không đều ở bề mặt và bên trong, do đó không thích hợp để sấy các vật liệu dày.d. Sấy thăng hoaNguyên lý: ẩm được tách khỏi vật liệu bằng cách thăng hoa, nghĩa là chuyển thẳng ẩm từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi, không qua trạng thái lỏng, vật liệu được sấy ở nhiệt độ thấp trong trạng thái đóng rắn tại độ chân không cao (0.1 ÷ 1 mmHg).Ưu điểm của phương pháp sấy thăng hoa là sản phẩm có chất lượng cao, vật liệu ít bị biến chất, bảo tồn được các vitamin và dễ hấp phụ nước để trở lại trạng thái ban đầu. Hiện nay, phương pháp này còn phức tạp và đắt nên mới chỉ được ứng dụng cho sản phẩm dược phẩm và các loại thực phẩm chất lượng cao.Thông thường, mỗi loại vật liệu sấy đòi hỏi phương pháp và chế độ sấy riêng. Vì vậy, căn cứ vào đặc điểm của vật liệu sấy, chất lượng của sản phẩm mà ta sẽ chọn chế độ và phương pháp sấy tối ưu. Sau đó, tùy theo năng suất, hiệu quả kinh tế mà lựa chọn, thiết kế và chế tạo hệ thống sấy phù hợp.II. HỆ THỐNG VÀ THIẾT BỊ SẤY PHUN1. Nguyên lý làm việcQuá trình sấy phun là quá trình chuyển đổi dòng nhập liệu dạng lỏng thành sản phẩm dạng bột. Dòng nhập liệu được phân tán thành những hạt nhỏ li ti nhờ cơ cấu phun sương. Cơ cấu phun sương thường có dạng đĩa quay hoặc vòi áp lực. Những hạt lỏng phun ra ngay lập tức tiếp xúc với dòng khí nóng, kết quả là hơi nước được bốc đi nhanh chóng nhưng nhiệt độ của vật liệu vẫn được duy trì ở mức thấp. Nhờ vậy mà vật liệu được sấy khô mà không làm thay đổi đáng kể tính chất của sản phẩm. Thời gian sấy khô các hạt lỏng dạng sương trong sấy phun nhanh hơn nhiều so với các quá trình sấy khác.Sấy phun gồm 3 quá trình cơ bản sau:Giai đoạn 1: chuyển nguyên liệu cần sấy sang dạng sương mù (các hạt lỏng phân tán trong không khí) nhờ cơ cấu phun sương trong thiết bị sấy phun. Hiện nay có 3 cơ cấu phun sương: đầu phun li tâm, đầu phun 1 dòng, đầu phun 2 dòng. Kích thước các giọt nhỏ sau giai đoạn phun sương dao động trong khoảng 10 ÷ 200 µmGiai đoạn 2: hòa trộn sương mù với dòng tác nhân sấy trong buồng sấy. Đây chính là giai đoạn tách ẩm ra khỏi nguyên liệu. Do nguyên liệu được phun sương nên diện tích tiếp xúc giữa các giọt lỏng và tác nhân sấy là rất lớn. Do đó ẩm trong nguyên liệu được bay hơi nhanh chóng. Thời gian diễn ra tách ẩm từ vài giây tới hai chục giây.Giai đoạn 3: tách sản phẩm ra khỏi dòng tác nhân sấy. Người ta có thể sử dụng cyclone, túi lọc hoặc phương pháp kết tủa trong trường tĩnh điện, phổ biến nhất là sử dụng cyclone. Hiệu suất thu hồi sản phẩm trong thiết bị sấy phun dao động trong khoảng 90 ÷ 98%.2. Cấu tạo của hệ thống sấy phunHệ thống phun sương bao gồm cơ cấu phun sương, hệ thống quạt hút, caroliphere cấp nhiệt cho tác nhân sấy, buồng sấy, bộ phân để thu hồi sản phẩm (cyclone, lọc túi,…) và hệ thống xử lý khí thải (tùy theo yêu cầu). Trong đó cơ cấu phun sương và buồng sấy phun là bộ phận quan trọng và đặc trưng nhất cho hệ thống sấy phun, những bộ phận còn lại cũng tương tự như các hệ thống sấy kháca. Cơ cấu và phương pháp phun sươngCơ cấu phun vừa có chức năng đưa vật liệu vào buồng sấy, vừa là kết cấu tạo sương mù. Giai đoạn tạo sương mù đống vai trò quan trọng nhất trong quá trình sấy phun. Nguyên liệu sấy được phun thành những hạt rất nhỏ vào dòng tác nhân trong buồng sấy làm tăng sự tiếp xúc giữa 2 pha, cường độ sấy rất cao, thời gian sấy rất ngắn, do đó chất lượng sản phẩm đạt được tốt hơn.Sơ đồ hệ thống sấy phun1. Dòng nhập liệu5. Buồng sấy2.Lọc cặn6.Caloriphere3.Bơm nhập liệu7. Cyclone thu hồi4.Cơ cấu phun sương8. Quạt hútCó nhiều phương pháp và cơ cấu phun sương khác nhau nhưng thường gặp nhất là 3 loại cơ cấu sau:Cơ cấu phun sương dạng đĩa quay hoạt động theo nguyên tắc li tâm.Cơ cấu phun sương dạng vòi hoạt động nhờ áp lực khí nén.Cơ cấu phun sương dạng vòi hoạt động theo nguyên tắc khí động.Nhiệm vụ của cơ cấu phun sương là phải phun dung dịch thành các hạt phân tán có kích thước đều như yêu cầu, năng suất cơ cấu phun phải cao, lâu mòn, dễ thay thế và giá thành phù hợp. Loại cơ cấu phun sương không chỉ quyết định đến năng lượng cần thiết cho quá trình sấy mà còn quyết định đến sự phân bố kích thước, mức độ phân tán, quỹ đạo và tốc độ của hạt sương, tốc độ sấy và kích thước hạt sản phẩm sau khi sấy.Năng lượng tiêu thụ ứng với các cơ cấu sấy phun khác nhauCơ cấu phun sươngNăng lượng tiêu thụ ứng với năng suất khác nhau (kWh)250 kg/h500 kg/h1000 kg/h2000 kg/hDạng đĩa quay8.015.025.030.0Vòi phun áp lực0.41.62.54.0Vòi phun khi động10.020.040.080.0Kích thước trung bình của các hạt ứng với các cơ cấu phunLoại cơ cấu phunĐường kính trung bình (µm)Dạng đĩa quay1 ÷ 600Vòi phun áp lực10 ÷ 800Vòi phun khí động5 ÷ 300Cơ cấu phun sương dạng đĩa quayNguyên tắc hoạt động: Dịch lỏng được bơm vào tâm đĩa. Dưới tác dụng của động cơ hoặc khí nén, đĩa quay quanh trục đối xứng, dưới tác dụng quay của đĩa cùng với sự thoát ra của khí nén, dòng lỏng va đập vào các rãnh và bị phân tán thánh các hạt sương có đường kính trung bình khoảng 8 ÷ 18 µm đi vào buồng sấy. Góc phun là 180o, quỹ đạo ban đầu của hạt sương là chuyển động ngang, khi va chạm vào thành buồng sấy, hạt thay đổi phương đột ngột tạo ra bụi sương sấy rối di chuyển xuống phía đáy và được hút vào cyclone thu hồi sản phẩm nhờ quạt hút.Tốc độ quay đĩa khoảng 10000 ÷ 30000 vòng/phút nếu sử dụng khí nén. Khi sử dụng động cơ, tốc độ quay của đĩa khoảng 400 ÷ 2000 vòng/phút.Trên đĩa li tâm có đĩa hẹp có hình dạng và kích thước khác nhau tùy thuộc vào tính chất và năng suất của thiết bị. Các rãnh hay gặp có dạng tròn, oval hoặc hình chữ nhật. Rãnh thẳng xuyên tâm là loại tiêu chuẩn thường dùng đối với sản phẩm đòi hỏi mức đồng đều của hạt cao. Còn loại đĩa có đường rãnh cong thường dùng đối với sản phẩm đòi hỏi tỉ trọng cao. Số lượng và kích thước của rãnh sẽ quyết định năng suất của thiết bị, năng suất lớn nhất cho phép đạt được đối với cơ cấu phun loại này là 200 tấn/h. Đối với thiết bị đòi hỏi năng suất cao thường có hai hàng rãnh bố trí xen kẽ nhau để tăng số rãnh đồng thời tăng tốc độ nhập liệu.Cơ cấu phun sương dạng đĩa quay và hình dạng của rãnhƯu điểmCó thể điều chỉnh tốc độ nhập liệuThích hợp cho hầu hết các loại nguyên liệuKhuynh hướng tạo khối và tắc nghẽn là không đáng kểKích thước hạt sương được thay đổi nhờ thay đổi tốc độ quay của đĩaNhược điểmNăng lượng tiêu thụ cao hơn so với cơ cấu phun sương vòi áp lựcVốn đầu tư cao hơn so với cơ cấu phun sương vòi áp lựcKích thước buồng sấy lớnCơ cấu phun sương dạng vòi phun áp lựcNguyên tắc hoạt động: dòng lỏng được nén đến áp suất thích hợp (5 – 7 MPa) đi vào vòi phun với tốc độ lớn, đường kính các lỗ vòi phun phải từ 0.4 đến 4 mm. Cuối vòi phun phải có một chi tiết dạng 3 cánh quay tự do quanh trục tạo ra tốc độ xoáy li tâm, dòng xoáy bị phân tán thành các hạt nhỏ có kích thước từ 20 ÷ 100 µm.Để tăng năng suất vòi phun, người ta bố trí nhiều vòi phun Cơ cấu phun sương dạng vòi phunƯu điểmCông cụ và chi phí năng lượng thấpCấu tạo đơn giản, không có phần chuyển động nên không gây ồn àoThích hợp cho việc phun các dung dịch keo, dung dịch có độ nhớt lớnNhược điểmKhó điều chỉnh năng suấtDo lỗ vòi nhỏ nên đòi hỏi áp suất cao để tránh tắc nghẽnKhông dùng để phun các loại huyền phù hoặc bột nhãoCơ cấu phun sương dạng vòi khí độngNguyên tắc hoạt động: dòng dung dịch phun ra gặp dòng không khí hoặc hơi quá nhiệt có mật độ lớn. Hỗn hợp dịch thể và tác nhân sấy sẽ đập vào một đĩa quay hình nón. Do sự suất hiện của lực ma sát mà dòng dung dịch bị phân tán thành các hạt sương mù có đường kính từ 6 – 7 µm. có thể chia vòi phun dạng này thành hai loại: loại áp suất khí thấp PS ≤ 0.001 MPa và loại áp suất khí cao PS = (0.15 ÷ 0.7) MPaƯu điểmDùng cho tất cả hầu hết các loại dịch thể kể cả huyền phù, bột nhão…Dễ điều chỉnh năng suất, độ phân tán và kích thước hạt sươngNhược điểmTiêu tốn nhiều năng lượngNăng suất không caoĐộ đồng đều của hạt không caoHiện nay, sự lựa chọn cơ cấu phun sương chủ yếu là cơ cấu phun sương dạng đĩa quay và cơ cấu phun sương dạng vòi phun áp lực còn cơ cấu phun sương dạng khí động được ứng dụng rất giới hạn trong những trường hợp các dạng khác không đáp ứng được. Cơ cấu phun sương được lựa chọn dựa trên các yếu tố sau: khả năng linh hoạt trong điều chỉnh năng suất, năng lượng tiêu thụ, kích thước hạt sản phẩm.b. Buồng sấyBuồng sấy được thiết kế theo cơ cấu phun sương được sử dụng. Cách bố trí hệ thống cấp tác nhân sấy, cơ cấu phun, dòng tác nhân sấy vào và ra, cửa thu hồi sản phẩm … cũng phải phù hợp để quá trình sấy đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, năng suất, tính chất của nguyên liệu, sản phẩm cũng là yếu tố quyết định đến việc bố trí một cách thích hợp cho buồng sấyBuồng sấy sử dụng cơ cấu phun sương dạng vòi phun Nhập liệu cùng chiều Dung dịch được các vòi phun phun thẳng từ đỉnh buồng sấy xuống. Tác nhân sấy có nhiệt độ cao bao lấy dòng hạt phun từ lỗ các vòi phun, cùng chuyển động xuống phía dưới. Các hạt lỏng bị đốt nóng đến nhiệt độ bay hơi của ẩm, quá trình bay hơi rất nhanh. Lượng ẩm tự do bay hơi hết, nhiệt độ tác nhân giảm xuống còn nhiệt độ bay hơi, lúc này các bề mặt khô giống như “vỏ” bao bọc, nhiệt độ bên trong hạt tăng lên làm cho ẩm bên trong bay hơi và phá vỡ vỏ bay ra ngoài, đến cuối buồng sấy, sản phẩm đi ra theo cửa đáy, tác nhân sấy đi theo cửa bên đến cyclone và túi lọc để thu hồi bụi. Nhược điểm của loại này là chiều cao của buồng sấy tương đối lớn.Nếu dung dịch được phun từ dưới lên trên thì lúc đầu là sấy cùng chiều, những hạt nhỏ bị dòng khí lôi cuốn từ dưới đáy ra phía đỉnh và được thu hồi, những hạt nặng càng đi lên phía trên thì chuyển động càng chậm rồi bị lắng ngược chiều xuống cửa đáy để ra ngoài. Chiều cao của buồng sấy được tính theo quá trình sấy khô các hạt kích thước lớn. Vị trí đặt vòi phun phụ thuộc vào tốc độ tác nhân và tốc độ lắng của hạt Nhập liệu ngược chiều Kích thước hạt sương phải đủ lớn để trong suốt quá trình sấy, vận tốc lắng của hạt phải thắng vận tốc dòng tác nhân sấy từ dưới đi lên. Dòng hạt đi dần xuống dưới được tách ẩm và ra theo cửa đáy, khí thải ra theo cửa đỉnh. Do bố trí ngược chiều và vận tốc hạt chậm