Bản Đồ Án Quy Hoạch Đà Lạt Định Hướng Đến Năm 2030, Cổng Thông Tin Công Bố Quy Hoạch Thành Phố Đà Lạt

*

NỘI DUNG CHÍNH

Lời giới thiệu
PHẦN THỨ NHẤT : LƯỢC SỬ VÀTRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH
Chương I: Lược sử hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt
Chương II: Truyền thống đấu tranh cách mạng
PHẦN THỨ HAI : TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
Chương I: Tự nhiên
Chương II: Dân cư
PHẦN THỨ BA : KINHTẾ
Chương I : Nông nghiệp – lâm nghiệp
Chương II : Du lịch và dịch vụ
Chương III: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Chương IV : Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
PHẦN THỨ TƯ : VĂN HÓA XÃ HỘI
Chương I: Văn học nghệ thuật, thiết chế văn hóa và báo chí
Chương II: Quy hoạch và kiến trúc
Chương III: Y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ
Chương IV: Tín ngưỡng và tôn giáo
TỔNG LUẬN
Niên biểu thành phố Đà Lạt
Danh sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng thành phố Đà Lạt
Danh sách các đơn vị được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”
Danh sách các Bí thư chi bộ, Thành uỷ Đà Lạt qua các thời kỳ
Danh sách các Thị trưởng Đà Lạt (1901-1975)
Danh sách các Chủ tịch Uỷ ban quân quản, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt
Alexandre Yersin
Về phong cách Đà Lạt
Người Cơ Ho ở Đà Lạt
Đường phố Đà Lạt
Danh mục các ngôi đình ở Đà Lạt
PHẦN THỨ TƯ

VĂN HÓA XÃ HỘI

CHƯƠNG II: QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC

QUY HOẠCH

1.QUY HOẠCH QUA CÁC THỜI KỲ

1.1Thời kỳ trước năm 1945

1.1.1 Chương trình xây dựng đầu tiên

Khi còn ở Hà Nội, Toàn quyền Paul Doumer đã cho thiết lập một “Chương trình xây dựng đầu tiên cho Đà Lạt” với chức năng:

– Đà Lạt sẽ trở thành nơi nghỉ dưỡng cho những kiều dân và công chức với đường giao thông thuận lợi và dễ dàng.

Đang xem: đồ án quy hoạch đà lạt

– Đà Lạt là một trung tâm hành chính và doanh trại quân đội quan trọng, sẽ quy tụ một phần quân đội dự bị để được huấn luyện có đầy đủ sức khỏe, phòng khi cần đến.

Theo chương trình này, Đà Lạt sẽ là một thành phố hoàn chỉnh với đầy đủ các công trình kiến trúc, các trụ sở hành chính, các trường học, doanh trại quân đội,…

Những đường nét ban đầu của thành phố tương lai đã được vạch ra dựa theo những con đường mòn có sẵn của người dân tộc ở trong vùng. Bố cục chính của thành phố được sắp xếp dọc theo bờ phía nam suối Cam Ly trong vùng cao nguyên rộng lớn với cao độ trung bình 1500m. Vùng phía bắc suối Cam Ly được dành cho doanh trại quân đội.

Đã có bản đồ cụ thể bố trí các công trình: dinh Toàn quyền, toà công sứ, khu công chính, đồn cảnh sát, bệnh viện, nhà ở công chức, khu giải trí, trường học, doanh trại quân đội. Nguồn nước được dự trù cho 10.000 dân (tương lai lên đến 40.000 dân), được lọc bằng phương pháp ozon. Điện được cung cấp từ một nhà máy thủy điện công suất 2.760 mã lực ở vùng thác Ankroët.

Năm 1902, Toàn quyền Paul Doumer thuyên chuyển về Pháp, tất cả các chương trình phát triển bị đình trệ, lãng quên và kinh phí bị cắt. Những công trình xây dựng tại Đà Lạt bị ngưng lại, chỉ còn mươi căn nhà gỗ nghèo nàn, đơn sơ. Thời gian này kéo dài khoảng hơn 10 năm.

1.1.2 Đồ án quy hoạch đầu tiên (1906)

Năm 1906, ông Paul Champoudry – Thị trưởng Đà Lạt – đã thiết lập một họa đồ tổng quát cho Đà Lạt kèm theo Dự án chỉnh trang và phân lô cho thành phố trong tương lai.

Do ông Champoudry đã có ít nhiều kinh nghiệm về vấn đề đô thị (ông đã từng là Chủ tịch Hội đồng thành phố Paris), nên đồ án thiết lập đã phân định được quy mô diện tích, ranh giới giữa những khu đất có chức năng khác nhau và ấn định vị trí cho các công trình tương lai. Đây là một áp dụng của phương pháp quy hoạch “zonning” (quy hoạch phân khu chức năng) rất hiện đại lúc bấy giờ, theo đó thành phố tương lai được bố trí thành các khu chức năng như sau:

– Trại lính nằm ở phía bắc cao nguyên, hữu ngạn suối Cam Ly. Thành phố tương lai nằm ở phía nam, tả ngạn suối Cam Ly, nơi có nhiều ngọn đồi nối tiếp nhau, tương đối cao ráo, cho phép dễ dàng xây dựng các công trình cần thiết của đô thị.

– Trung tâm dịch vụ công cộng và hành chính hợp thành một khu để thuận tiện phục vụ, bảo đảm an ninh, đồng thời dễ tạo dựng bộ mặt đô thị khang trang.

– Trung tâm thương mại được thiết lập gần chợ và gần trung tâm thành phố. Trong vùng này còn có khách sạn và khu giải trí (casino).

– Nhà ga được dự trù không xa vị trí hiện nay và gần đó có trụ sở bưu điện và các công trình phục vụ đô thị khác.

– Đường sá được thiết kế với bề rộng 20m cho đường chính, 16m cho đường hạng hai và 12m cho các nhánh đường phụ.

Một phần lớn đồ án này đã được thực hiện và hình thành hệ thống khung sườn chính cho thành phố hiện nay. Tuy nhiên chưa có những quy định có tính pháp lý bắt buộc để hướng dẫn cho sự phát triển thành phố.

Từ những năm 20 của thế kỷ XX, thực dân Pháp tăng cường mở rộng khai thác thuộc địa trên quy mô lớn với mục đích nhanh chóng ổn định và phát triển kinh tế ở chính quốc bị kiệt quệ nặng sau chiến tranh. Người Pháp sang Đông Dương nhiều hơn và mở rộng các hoạt động kinh tế. Người ta không dừng lại ở những vị trí từng công trình, mà đã bắt đầu ý thức phải nghiên cứu tổng thể các công trình, kể cả thiết kế các đồ án mở rộng trong tương lai của các đô thị cùng với việc áp dụng những nguyên tắc thiết kế đô thị hiện đại thịnh hành trên thế giới.

Trước sự chuyển biến này, bản sơ phác của ông Champoudry có lẽ đã không còn phù hợp nữa. Toàn quyền Đông Dương nhận thấy cần phải có một “Chương trình chỉnh trang tổng quát” cho Đà Lạt để quản lý, điều hành việc phát triển xây dựng thành phố một cách hợp lý và thẩm mỹ.

1.1.3 Đồ án quy hoạch Hébrard (1923)

Năm 1921, Toàn quyền Maurice Long đã giao trách nhiệm cho kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết lập đồ án với nhiệm vụ thiết kế: Phát triển Đà Lạt từ mộtnơi nghỉ dưỡng thành một thủ đô hành chính Đông Dương khi cần thiết, bao gồm các công sở của chánh quyền trung ương, ngoài ra còn phải đáp ứng đủ các nhu cầu của việc thiết lập các doanh trại quân đội.

Xem thêm: Cách Tính Khối Lượng Bê Tông Nhựa C19 Bằng Bao Nhiêu Tấn, Cách Tính Khối Lượng Bê Tông Sàn Chính Xác Nhất

Sau hai năm nghiên cứu, đến năm 1923, KTS Hébrard hoàn tất công tác, đồ án được Toàn quyền phê duyệt và ban hành áp dụng vào tháng 8-1923. Theo đó, Đà Lạt sẽ là một thành phố nghỉ mát trên cao (station d’altitude) kiểu mẫu; thành phố được thiết kế theo quan điểm của các nguyên tắc về “Quy hoạch thành phố vườn“ và “Quy hoạch thuộc địa”. Lần đầu tiên các vấn đề phức tạp để phát triển đô thị Đà Lạt đã được đặt ra, được nghiên cứu một cách tổng hợp và nhiều giải pháp có ý nghĩa trong định hướng phát triển thành phố đã được đề xuất.

Vấn đề bảo vệ, tôn tạo cảnh quan và bố cục không gian mỹ cảm cho thành phố được tác giả quan tâm đặc biệt. Ý tưởng chính xuyên suốt là: Xây dựng cho được một “thành phố trong cây cỏ và cỏ cây trong thành phố”, một thành phố sinh thái không có ống khói của ngành công nghiệp.

Trên một vùng thiên nhiên rộng lớn của cao nguyên Lang Biang, thành phố được bố trí, sắp đặt trong một phạm vi có diện tích vừa phải khoảng 30.000 ha (bề ngang 7km theo hướng đông – tây, bề sâu 4,3 km theo hướng bắc – nam). Đây là một diện tích hợp lý cho một thành phố vườn với quy mô dân số từ 30.000 đến 50.000 dân (lúc đó dân số Đà Lạt khoảng 1.500 người). Việc cho phép xây dựng chỉ gói gọn trong ranh giới này.

Ngoài phạm vi của thành phố là cảnh quan của đồi núi và rừng thiên nhiên được giữ gìn như lúc ban sơ với con đường vòng Lâm Viên vừa là đường giới hạn vừa là đường giao thông phục vụ nhu cầu du lịch, ngoạn cảnh và săn bắn, không được phép làm nhà ở.

Nét nổi bật của đồ án là cách giải quyết vấn đề tạo dựng cảnh quan cho thành phố nghỉ dưỡng du lịch. Dòng suối tự nhiên Cam Ly được tôn tạo tích cực để trở thành một trục cảnh quan trung tâm hấp dẫn cho thành phố, với hệ thống các hồ cảnh nhân tạo lớn nhỏ, uyển chuyển theo địa hình, có các tuyến đường dạo bao quanh, men theo sườn dốc, nối kết liên lạc với nhau theo sơ đồ hình mạng nhện.

Bố cục chính của thành phố nghỉ mát và thủ đô tương lai được tổ chức quanh trục cảnh quan này, mỗi hồ là một trung tâm cảnh quan của các công trình trong một phân khu chức năng.

Nối với quốc lộ là trục đường xương sống của thành phố kéo dài từ nhà ga xe lửa đến thác Cam Ly, dựa theo đường đỉnh của địa hình khu vực (đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ,… ngày nay). Tầm nhìn từ trục đường này lướt qua hồ Xuân Hương, đồi Cù, rừng dự trữ thiên nhiên,… hướng về phía núi Lang Biang ở cuối chân trời đặc biệt rất sinh động và ấn tượng.

Trung tâm công cộng của thành phố được ưu tiên bố trí trên một đoạn của trục lộ này gồm có trung tâm hành chính địa phương với các công trình sắp xếp xung quanh một quảng trường công cộng: toà thị sảnh, ngân khố, bưu điện, cảnh sát, công chánh,…

Ngoài ra còn có nhà thờ, trường học, thư viện, khách sạn hạng 2, khu thương mại người Âu, văn phòng du lịch,…

Xa hơn về phía tây nam, trên ngọn đồi cao là dinh Toàn quyền, Cao ủy phủ và cạnh đó là Viện điều dưỡng (khu Dinh 3).

Khu vực phân lô biệt thự cho người Pháp được bố trí phía nam suối Cam Ly (đường Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Cô Giang, Phan Chu Trinh, Hoàng Văn Thụ, Huyền Trân Công Chúa ngày nay) được phân lô thành 3 hạng:

– Hạng 1: từ 2.000m2 đến 2.500m2.

– Hạng 2: từ 1.000m2 đến 1.200m2.

– Hạng 3: từ 500m2 đến 600m2.

Xem thêm: Giải Bài Tập Toán Lớp 4 Tập 2 Trang 92 93 Vở Bài Tập (Vbt) Toán 4 Tập 2

Khu vực dân cư dành cho người Việt Nam được bố trí một số về phía đông khu trung tâm và phần lớn được bố trí tập trung ở các khu vực có dòng chảy tự nhiên thuộc hạ lưu hồ (giới hạn bởi đường phân thủy qua đồi dinh thị trưởng đổ về suối Phan Đình Phùng) gồm có: chợ, trường học, bệnh viện, chùa, công viên, lò sát sinh, các khu nhà phố thương mại, các khu nhà ở,…

Khu dân cư này được dự trù với nhiều nhà biệt lập với luật lệ hạn chế những dãy nhà liền căn, loại nhà chỉ được cho phép xây cất trong khu thương mại (phân khu chức năng rõ rệt).

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Đồ án