Đồ Án Nhà Công Nghiệp May Mặc, Đasv : Nhà Máy May Lacoste Factory / Ngô Bá Trung

Dũng mãnh và nguy hiểm, cá Sấu là biểu tượng hoàn hảo của thời trang, luôn thách thức con người bằng vẻ đẹp độc đáo và đầy kiêu hãnh. Lacoste là một hãng thời trang cao cấp thế giới, với lịch sử hình thành gần 100 năm. Một thương hiệu lâu đời và nổi tiếng luôn có một câu chuyện đi kèm theo, một câu chuyện dài, một câu chuyện do chính nhà máy kể lại.

Đang xem: đồ án nhà công nghiệp may mặc

Thông tin đồ án:

Tên đồ án: Lacoste Factory

Giáo viên hướng dẫn: Ths. KTS Nguyễn Ngọc Khanh

Sinh viên thực hiện: Ngô Bá Trung

Lớp: 12k5

Khóa: 2012 – 2017

Khoa: Kiến trúc

Trường: Đại học Kiến trúc Hà Nội

Diện tích khu đất: 27250 m2

Diện tích xây dựng: 10350 m2

Quy mô: 1000 công nhân / ca

Thiết kế trên khu đất hiện nay là nhà máy Santomas, khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội. Xuất phát từ nhu cầu cải tạo điều kiện khí hậu khu nhà công nghiệp, đồ án mở lõi cảnh quan ở giữa nhằm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của công trình với thiên nhiên, thuận lợi thông gió và chiếu sáng.

*

Mặt bằng tổng thể

Trục chính công trình chạy hướng Đông Bắc – Tây Nam, khai thác hướng gió mát Đông Nam thổi từ rạch nước phía Nam công trình. Bố trí hệ thống giao thông đối nội xen kẽ các khoảng không gian trồng cây và sân tập thể thao.

*

Mỗi con đường là một câu chuyện… và đó là cách nhà máy kể câu chuyện của mình

Hai đường giao thông dành cho công nhân và hàng hóa riêng biệt, không cắt nhau. Lối vào dành cho công nhân từ phía Tây, kết nối với khu vườn cạn, sảnh đón, hồ nuôi thành lõi cảnh quan hạt nhân của công trình.

Xem thêm: Sách Giải Hệ Phương Trình Bằng Phương Pháp Cộng Đại Số Bài 20

*

Dây chuyền sản xuất

*

Một hồ nuôi những loại cá sấu quý hiếm trong lòng nhà máy… Tại sao không? Khi loài vật này đã trở thành linh vật của thời trang cao cấp thế giới

Các cầu nối giữa 2 khu nhà xưởng vừa là đường thoát người khi có sự cố hỏa hoạn tới thang thoát hiểm, vừa là không gian giao tiếp, nghỉ ngơi của công nhân.

*

Các con đường nội bộ trong nhà máy

Bằng việc nghiên cứu tác động của vật liệu kính tới điều kiện vi khí hậu trong nhà xưởng, Ngô Bá Trung đã sử dụng vật liệu bao che là kính để khả năng lấy sáng tự nhiên tăng 70%, qua đó giảm năng lượng tiêu thụ điện năng. Bên cạnh đó, bề mặt kính linh hoạt đóng mở để lưu thông gió tự nhiên, đồng thời thuận tiện tháo lắp di rời tới địa điểm mới..

*

Mặt kính giúp nhà máy lấy sáng tự nhiên tốt hơn

Tuy nhiên, sử dụng nhiều kính lại có một nhược điểm là chịu bức xạ nhiệt mặt trời rất nhiều. Để khắc phục nhược điểm này, tác giả đã sử dụng hệ thống mái che khẩu độ lớn, hệ lam che nắng, bố trí hành lang 2 bên tạo thành vùng không gian đệm, qua đó giảm cường độ ánh sáng chiếu trực tiếp chiếu vào công trình.

Xem thêm: luận văn thạc sĩ hệ thống thông tin

*

Hệ lam che nắng và mái đua ra giúp giảm bức xạ mặt trời vào công trình

*

Mặt bằng tầng 1

*

Mặt bằng tầng 1.5

*

Mặt bằng tầng 2 và 2.5

*

Mặt đứng công trình

*

Mặt cắt A – A

*

Mặt cắt B – B

*

Mặt cắt C – C

Xem tất cả ảnh trong bài tại đây:

Gallery not found.

Biên tập: Tuyết Phương – lingocard.vn

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Đồ án