hướng dẫn Tài Liệu Đồ Án Môn Học Thiết Kế Thời Trang : Đưa Ý Tưởng Vào Nghiên Cứu

Chương trình đào tạo 4 năm của ngành Thiết kế Thời trang Văn Lang chú trọng cho sinh viên được rèn luyện khả năng thực hành thông qua nhiều đồ án môn học mang tính ứng dụng cao, như: thiết kế trang phục dành cho trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người “quá khổ”…; thiết kế trang phục trình diễn (áo dài dành cho lễ hội, cưới, dạ tiệc), trang phục truyền thống; thiết kế phụ kiện (nón, giày, túi,…) và trình diễn sản phẩm (stylist, makeup, photographer,…) trong chương trình 11AM. Fashion Show, Lễ Hội Hòa sắc,…

Đồ án tốt nghiệp là đồ án lớn và quan trọng nhất của sinh viên năm 4 ngành Thời trang, chiếm 11 đơn vị học trình (160 tiết). Đây là đồ án tổng hợp giúp sinh viên phát triển và hoàn thiện nhiều kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Thời gian làm đồ án tốt nghiệp là khoảng gần 5 tháng. Tuy thời gian và không gian thực hiện cá nhân khá nhiều, nhưng sinh viên cần làm việc thường xuyên với giảng viên hướng dẫn, tuân thep quy định và tiến trình tốt nghiệp. Nếu không đáp ứng yêu cầu của đồ án, bị nhắc nhở vì vắng mặt lần thứ 3 sẽ bị xử lý dừng tốt nghiệp. 20/38 sinh viên khóa 18 ngành Thiết kế Thời trang đủ điều kiện bảo vệ đồ án tốt nghiệp đợt đầu tiên.

Đang xem: đồ án môn học thiết kế thời trang

*

*

Hội đồng chấm bảo vệ đồ án tốt nghiệp khóa 18 ngành Thời trang đợt tháng 5/2016 (từ phái sang, ảnh: BP.): 1/ ThS. Phạm Thị Hồng Liên, Trưởng ngành Thiết kế Thời trang, Trường ĐH Kiến trúc Tp.HCM – Chủ tịch Hội đồng 2/ ThS. Lê Thị Thanh Nhàn, Trưởng ngành Thiết kế Thời trang, Trường ĐH Văn Lang – Ủy viên 3/ NTK. Nguyễn Hoàng Ngân – Ủy viên 4/ ThS. Lương Thị Minh Hoa, Giảng viên ngành Thiết kế Thời trang, Trường ĐH Kiến trúc Tp.HCM – Ủy viên 5/ ThS. Nguyễn Vũ Cẩm Ly, Giảng viên ngành Thiết kế Thời trang, Trường ĐH Văn Lang – Thư ký

Đây không phải lần đầu các thành viên Hội đồng tiếp xúc với 20 đồ án tốt nghiệp. Trước đó đề tài đã được duyệt cấp ngành, cấp khoa, Hội đồng đã chấm sơ khảo và góp ý để sinh viên hoàn thiện sản phẩm. Trong Hội đồng có những giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài, gắn bó với sinh viên trong 4 năm học tập nên những nhận xét, câu hỏi đưa ra trong buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp không chỉ mang tính chất vấn, góp ý mà còn là lời khuyên, nhắn nhủ yêu thương tới học trò. Ngay cả đồ án duy nhất không đạt yêu cầu (4.69 điểm) cũng nhận được nhiều lời động viên, chỉ dẫn tích cực của giảng viên hơn là phê bình.

Trong suy nghĩ của nhiều người “ngoại đạo”, đồ án tốt nghiệp Thời trang là một bộ sưu tập trình diễn như các đồ án môn học khác. Thực ra không chỉ vậy! Ngoài 4 bộ trang phục hoàn chỉnh trên bục bảo vệ đồ án, sinh viên còn cần chuẩn bị 8 bảng poster, 1 cuốn portpolio và file power point để trình chiếu… Đồ án là một nghiên cứu tỉ mì về đề tài dưới góc độ thời trang, các bạn phải trải qua quá trình duyệt phác thảo với giảng viên khá gian nan, rồi tìm mua những loại vải phù hợp với thiết kế, xử lý trang trí trên vải, làm việc với thợ, người mẫu, quản lý thiết kế… Trọng tâm của đồ án tốt nghiệp hướng đến hoàn thiện năng lực hoạch định, quản lý quy trình làm việc của nhà thiết kế trên một nhiệm vụ thực tiễn. Nghiên cứu ý tưởng là điều được Hội đồng chấm bảo vệ đồ án đề cao, nhắc nhở thường xuyên trong nhiều đồ án của sinh viên, ngay cả với những bạn đạt điểm cao cũng chưa thể hiện được tốt. Ý tưởng là khởi đầu với mỗi thiết kế, nghiên cứu ý tưởng càng công phu thì sản phẩm thiết kế càng sâu sắc.

Chọn ý tưởng phát huy được thế mạnh

Đề tài đồ án tốt nghiệp do sinh viên tự quyết định. Chọn đề tài thông minh, đúng xu hướng, đúng đam mê, phát huy được năng lực, sở trưởng của bản thân sẽ giúp sinh viên phát triển ý tưởng tốt và không bị “đuối” với tiến độ gấp gáp của đồ án. Đề tài mới hay cũ không quyết định độ khó dễ, vấn đề là sự sáng tạo phù hợp với phong cách nhà thiết kế hướng đến: tiếp cận cái mới như thế nào và khai thác được điều gì khác trong những cái vốn quen thuộc.

*

Đồ án tốt nghiệp “Hang Sơn Đoòng”

SV: Cao Quỳnh Anh

GVHD: Lê Thị Thanh Nhàn

Điểm: 8.24 (Ảnh: BP)

Những đề tài mới lạ, đột phá là mảnh đất “màu mỡ” cho những cá tính mạnh, thích mạo hiểm và chinh phục. Bộ sưu tập thu đông lấy ý tưởng từ hang Sơn Đoòng của Cao Quỳnh Anh là một mảng màu lạ trong mùa đồ án tốt nghiệp năm nay. Với mong muốn giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam qua thiết kế của mình, Quỳnh Anh đã kiên trì tìm hiểu và thực hiện đồ án trong 4 tháng rưỡi. Lựa chọn len làm chất liệu chính để thể hiện bề mặt gồ ghề, sần sùi của hang động, với màu xanh rêu chủ đạo là giải pháp thiết kế khả thi, phù hợp với ý tưởng. Nể nhất là những sản phẩm này được bạn tự làm hoàn toàn bằng thủ công mà không phải bằng máy móc như trên thị trường hiện nay. Một sự đầu tư tâm huyết cho đồ án đã được ghi nhận xứng đáng.

*

Đồ án tốt nghiệp “Tranh của họa sĩ Ray Morimura” của SV Lê Thị Thu Phương, GVHD: Lương Thị Minh Hoa; điểm: 8.01 (Ảnh: T. Phương)

Những đề tài không mới về nội dung lại là thử thách sáng tạo thú vị về cấu trúc, vật liệu và kỹ thuật với người thiết kế. Bộ sưu tập của Thu Phương là một ví dụ. Đề tài chọn khá lạ, nhưng cách đưa nguyên bức tranh của một họa sĩ lên trang phục hẳn gây hoài nghi về vai trò của một nhà thiết kế thời trang. Cô bạn chia sẻ: “Thành quả của mình đã tạo ra được nét cá tính riêng mà vẫn giữ được gam màu đặc sắc của họa sĩ Ray, phản ánh được 90% ý đồ thiết kế và cá tính của bản thân trong nó.” Quả thật bộ sưu tập rất đẹp, gam màu của trang phục rất ổn. Tuy vậy, như góp ý của Hội đồng chấm đồ án, nếu bạn chỉ đưa một yếu tố của bức tranh hoặc cảm giác từ chất liệu tranh lên thiết kế thì khả năng sáng tạo sẽ đẩy cao hơn. Người thiết kế nên cảm nhận thật để sáng tạo, thận trọng khi vay mượn “tài sản nghệ thuật” của người khác, chưa kể đến vấn đề nhạy cảm là vi phạm bản quyền.

Đồ án “Cây xương rồng” của SV Nguyễn An Dương (GVHD: Nguyễn Vũ Cẩm Ly) chọn đề tài đơn giản nhưng sáng tạo khi áp dụng phong cách disco để triển khai ý tưởng, bộ sưu tập mang tính thẩm mỹ cao, cập nhật xu hướng. Đồ án thiết kế lấy cảm hứng từ rừng nhiệt đới Madagascar của SV Huỳnh Quốc Khải được đánh giá cao về dấu ấn cá nhân, có gu riêng khi khai thác một đề tài không mới, từ những hình ảnh cây cối, cánh hoa không lạ… nhưng xử lý từng chi tiết đầy ấn tượng.

Nghiên cứu ý tưởng để tìm ra quy luật

Một số trường hợp sinh viên chọn đề tài thú vị nhưng không khai thác sâu sắc đối tượng nghiên cứu, dẫn đến bộ sưu tập thiếu kết nối về ý tưởng, không liên quan hay gợi nhắc nhiều đến đề tài. Phạm phải sai lầm này rõ nhất là nhóm sinh viên chọn đề tài lấy cảm hứng từ các địa danh. Ngoài SV Lê Thị My Ny là người hiếm hoi tìm thấy, phân tích được quy luật cấu trúc của ngôi làng Alberobella ở Italia nhưng đáng tiếc là không thể hiện tốt điều này trong thiết kế trang phục, các bộ sưu tập khác chưa thuyết phục được Hội đồng chấm đồ án về tiêu chí này. Việc đưa cảm hứng về một địa danh (khá xa lạ) lên trang phục không đơn giản chỉ là in hình ảnh thành phố, ngôi làng đó lên áo quần, hay dùng màu sắc đặc trưng của nhà cửa, cảnh vật nơi đó làm chủ đạo. Khi chọn lấy ý tưởng từ một vùng đất, người thiết kế cần tìm hiểu thông tin, quan điểm nhiều chiều về địa danh đó để tìm ra những quy luật kiến trúc, những điểm mấu chốt của đề tài và “thời trang hóa” chúng. Việc cảm nhận gián tiếp qua hình ảnh sẽ rất cảm tính và không tạo được “linh hồn” cho bộ sưu tập. Do vậy, mảng đề tài hấp dẫn này không dễ để chinh phục!

*

Đồ án tốt nghiệp “Phố đêm Thượng Hải” của SV Nguyễn Thị Thu Hương, GVHD: Phạm Thị Hồng Liên; điểm: 8.03 (Ảnh: T.Hương)

Bộ sưu tập chỉn chu, hiện đại khi kết hợp giữa phong cách Punk và Gypsy, hệ thống bảng tốt nhưng chưa thể hiện rõ “phong cách đặc trưng” của Thượng Hải.

Xem thêm: Văn Khấn Mẫu Ở Đền, Đình, Chùa, Miếu, Văn Khấn Tại Đền,Phủ

*

Đồ án tốt nghiệp “Họa tiết H’Mông” của SV Phạm Xuân Ái, GVHD: Lê Thị Thanh Nhàn; điểm: 7.38 (Ảnh: BP)

Chọn đề tài trang phục dân tộc và thay đổi màu sắc các họa tiết dân tộc của Ái mang lại cảm giác khá thú vị. Bạn đã tìm hiểu kỹ các dạng họa tiết đặc trưng của dân tộc H’Mông nhưng bị “bắt lỗi” ở điểm: giản lược họa tiết đồng tâm (dạng hình học cơ bản của họa tiết trang phục dân tộc) không hợp lý và thay đổi vị trí họa tiết đặc trưng của trang phục H’Mông.

Đưa thành quả nghiên cứu vào thiết kế

Tìm ra những quy luật về đối tượng nghiên cứu đã khó, vận dụng vào thực tế và thể hiện được ý tưởng trên trang phục càng khó hơn. Bộ sưu tập “Con hầu gai” của SV Trần Nguyễn Yến Nhi dù chỉn chu và bắt mắt, có cá tính nhưng không đạt yêu cầu của một đồ án tốt nghiệp do quá trình làm việc gặp trục trặc, giải pháp thiết kế có vấn đề, không thể hiện đúng dự định nghiên cứu ban đầu nên chất lượng và số lượng bài không đáp ứng. Thất bại này là bài học cho những sinh viên sắp làm đồ án tốt nghiệp năm sau, cần nghiêm túc và đầu tư nghiên cứu có hệ thống chứ không chỉ tạo ra sản phẩm để trình diễn.

*

Bùi Gia Bảo là sinh viên đạt điểm trung bình cao nhất trong mùa bảo vệ đồ án này của khóa 18. Đề tài Bảo chọn không mới song cách thể hiện đường bước đúng tinh thần, phong cách đã chọn, khả năng nghiên cứu và kiểm soát mẫu tương đối tốt.

Đồ án tốt nghiệp “Cá cờ đại dương” của SV Bùi Gia Bảo, GVHD: Phạm Thị Hồng Liên; điểm: 8.38 (Ảnh: G.Bảo)

“Thủ khoa đồ án tốt nghiệp” chia sẻ kinh nghiệm: “Với đồ án tốt nghiệp, mình nghĩ cần chỉnh chu, bài không cần quá cầu kỳ, hoành tráng. Mình cần phân bổ thời gian hợp lý để kiểm soát các khâu của đồ án. Mình cần bám sát vào đề tài đầy đủ, thống nhất các phần với nhau, để ý đến những chi tiết nhỏ nhặt; như vậy bài sẽ đạt hiệu quả cao. Điều mình hài lòng nhất trong đồ án này là mình đã kiểm soát được quá trình lên mẫu thật, từ chiếc nút cho đến sợi dây kéo đều được mình lựa kỹ và hạn chế thấp nhất các rủi ro…”

*

Trung hòa giữa đam mê và thực tế và không đi quá xa ý tưởng ban đầu – đó là lời nhắn của Huyền Trân với các bạn sắp bước lên bục bảo vệ đồ án mùa sau. Đề tài Trân lựa chọn không mang tính sáng tạo nhiều, dễ đi vào lối mòn nhưng bạn đã tìm tòi những sáng tạo mới trong giải pháp thiết kế, thông qua việc nghiên cứu rất kỹ đặc điểm hình thái, màu sắc thân trúc, lá trúc.

Đồ án tốt nghiệp “Cây trúc” của SV Lê Thanh Huyền Trân, GVHD: Lương Thị Minh Hoa; điểm: 8.28 (Ảnh: BP)

Mỗi bộ trang phục trong bộ sưu tập “Cây trúc” có giải pháp thiết kế riêng: vẽ những đường xước tạo hiệu ứng bạc của thân trúc, đính hạt; cắt laser lên giấy và đặt phần cắt lên bộ đồ hoàn chỉnh, xịt sơn acrylic để tạo hình dạng lá trúc sắc; phối vải, dập ly; thêu máy, thêu chìm những đường sọc tạo hiệu ứng như thân trúc, thêu lá trúc đan xen lên nhau,… Nhờ giải pháp đa dạng, linh hoạt; xử lý chất liệu tốt nên bộ sưu tập có sự đồng điệu mà phong phú.

*

Đồ án tốt nghiệp “Góc nhìn qua lăng kính” của SV Lý Đạt Thành, GVHD: Lê Thị Thanh Nhàn; điểm: 7.89 (Ảnh: Đ.Thành)

Bộ sưu tập cá tính này xuất phát từ ý tưởng: nhìn chiếc áo vest qua kính lúp! Theo Thành, điều quan trọng với đồ án của sinh viên Thời trang là tính hệ thống: từ ý tưởng đến giải pháp thiết kế, từ vẽ phác thảo đến lên mẫu thật đều phải đi theo một hệ thống, không lan man ý tưởng. Đó cũng là quy trình làm việc hiệu quả khi thực hiện một đề tài nghiên cứu. Đồ án “Góc nhìn qua lăng kính” đạt điểm cao nhất của GVHD (9.5), tiếc là bị trừ 1,5 điểm trong vòng sơ khảo do sơ sót thiếu phần bản vẽ phẳng trong portfolio, cũng là kinh nghiệm đắt giá cho các bạn khóa dưới cần kỹ lưỡng và nắm vững yêu cầu các phần của một đồ án thời trang.

Xem thêm: tiểu luận phong cách ứng xử hồ chí minh

*

Không phải sinh viên nào học năm cuối ngành Thiết kế Thời trang cũng đã tạo được phong cách riêng và thể hiện được nhiều dấu ấn cá nhân trong đồ án tốt nghiệp. Tuy vậy, không phải bộ sưu tập nào cũng cần thể hiện ấn tượng, choáng ngợp mới là thành công. Các bạn vẫn đang trong quá trình học để nhận ra năng lực bản thân. Một đồ án tuy chưa xuất sắc nhưng do chính sinh viên nghiên cứu, tỉ mỉ tìm tòi từng phương pháp để sáng tạo ra những giá trị riêng vẫn được đánh giá cao hơn một bộ sưu tập “lung linh” nhưng chưa đầu tư nhiều “chất xám”, bị “một màu” với tác phẩm của người khác.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Đồ án