Phát Triển “Nóng” Diện Tích Trồng Cây Ăn Quả Ở Việt Nam Năm 2016

Với những mô hình đi đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với sản xuất lúa và các cây trồng truyền thống, phát triển cây ăn quả đã trở thành một “trào lưu” mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trên địa bàn nhiều huyện ở tỉnh ta, diện tích trồng cây ăn quả cũng được mở rộng một cách nhanh chóng, nhất là diện tích dứa và các loại cây có múi. Vào thời điểm này, khi diện tích cây ăn quả cho thu hoạch bắt đầu tăng mạnh, việc tiêu thụ sản phẩm đang là một bài toán khó.

Đang xem: Diện tích trồng cây ăn quả ở việt nam năm 2016

*

Bưởi Diễn tại xã Nga Hải (Nga Sơn) đang vào vụ thu hoạch. Ảnh: Minh Hằng

Ồ ạt mở rộng diện tích cây ăn quả

Theo thông tin từ Phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2016, với xu hướng chuyển đổi nhiều diện tích đất trồng lúa khó tưới, đất bãi, đất màu, đất vườn, đồi thấp sang trồng cây ăn quả. Nếu như năm 2016, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh mới đạt 14.293 ha, thì năm 2019 đã đạt gần 21.262 ha và đến năm 2020 được dự báo sẽ đạt 22.568 ha, tăng so với năm 2016 là 8.275 ha và tăng tới 60,8% so với diện tích cây ăn quả năm 2014. Như vậy, theo mục tiêu phát triển cây ăn quả được đề ra từ Quyết định số 4833/QĐ-UBND về Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 thì tổng diện tích cây ăn quả đến năm 2020 vượt tới 6.268 ha.

Câu chuyện nhanh chóng mở rộng diện tích không chỉ diễn ra với cây dứa. Trên địa bàn tỉnh, nhiều diện tích các loại cây ăn quả khác cũng tăng khá nhanh, như: Chuối 2.201,2 ha, bưởi 1.803,5 ha, cam 733,3 ha.

Câu chuyện mùa thu hoạch

Mùa thu hoạch dứa năm 2019, hàng nghìn hộ dân trồng dứa trên địa bàn tỉnh đã rơi vào cảnh điêu đứng khi giá dứa “rớt” một cách thê thảm. Nếu như năm 2017, giá dứa đang là 5.000 đồng/kg thì vụ thu hoạch năm nay chỉ còn 2.000-3.000 đồng/kg. Từ “cứu cánh” cho người dân vùng đồi ở các huyện trung du, cây dứa “vô tình” trở thành gánh nặng, với mức thua lỗ từ 50-60 triệu đồng/ha. Không chỉ giá thấp, nhiều “đồi vàng” ế ẩm, sức tiêu thụ chậm, người dân trồng dứa lâm vào cảnh nợ nần khi vay ngân hàng đầu tư trồng dứa. Đại diện lãnh đạo UBND xã Hà Long (Hà Trung), chia sẻ: Mặc dù đã có khuyến cáo nguy cơ về việc tự ý mở rộng diện tích, đồng thời khuyến khích người dân canh tác dứa rải vụ, tuy nhiên, diện tích dứa chính vụ năm 2019 vẫn lên tới 80%. Khó tiêu thụ, thương lái ép giá khiến 500 hộ trồng dứa trên địa bàn lâm vào cảnh lao đao.

Chưa rơi vào tình cảnh “bi đát” như cây dứa, nhưng từ mùa thu hoạch cam, bưởi năm nay, cũng đã dự báo một thị trường tiêu thụ sẽ khó khăn dần với các loại cây có múi. Ước tính lượng tiêu thụ các loại cây ăn quả trên địa bàn tỉnh khoảng 400.000 tấn. Mặc dù sản lượng các loại cây ăn quả trong tỉnh sản xuất chỉ mới đáp ứng được 1/2 nhu cầu. Tuy nhiên, câu chuyện mở rộng diện tích cây ăn quả không chỉ diễn ra trên địa bàn nội tỉnh. Nhiều diện tích cây có múi cũng đang phát triển ồ ạt ở các địa phương phía Bắc và các tỉnh lân cận. Với điều kiện khí hậu không khắc nghiệt như tỉnh Thanh Hóa, năng suất, sản lượng nhiều loại trái cây luôn cao hơn, chi phí sản xuất thấp đang đặt ra bài toán cạnh tranh về giá so với các loại trái cây được sản xuất trong tỉnh. Từ đầu tháng 11 năm nay, khi bắt đầu vào vụ thu hoạch, giá các loại cam trên thị trường đã giảm mạnh từ 10.000 đến 15.000 đồng/kg, hiện chỉ còn khoảng 15.000-20.000 đồng/kg. Giá các loại bưởi cũng giảm khoảng 10.000 đồng/kg. Nhiều nhà vườn trong tỉnh cũng buộc phải hạ giá cam xuống cho phù hợp với giá thị trường.

Xã Xuân Hồng được biết đến là vùng đất thâm canh cam, bưởi có tiếng tại huyện Thọ Xuân. Hiện nay, trên địa bàn xã phát triển được 80 ha cây ăn quả, trong đó có 50 ha cam, bưởi đạt tiêu chuẩn VietGap và đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh cấp tem truy xuất nguồn gốc. Đây là tiền đề vững chắc nhằm hỗ trợ tiêu thụ cho cây cam, bưởi Xuân Hồng. Tuy nhiên, mùa thu hoạch cam, bưởi năm nay, nét lo âu đã bắt đầu hiển hiện nơi đây khi cam, bưởi xuống giá ngay từ đầu vụ. Gia đình ông Nguyễn Thế Thoại có 2,5 ha trồng cam Vinh, bưởi da xanh, bưởi Diễn được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, sản lượng thu hoạch năm nay đạt khoảng 60-70 tấn. Tuy nhiên, ông Thoại cho biết, ngày từ đầu mùa, giá cam thu mua tại vườn đã giảm từ 10.000 đến 15.000 đồng/kg so với những năm trước. Một số hộ dân trồng cam, bưởi lâu năm tại xã Xuân Hồng, chia sẻ, so với 5 năm trước thì lợi nhuận của người trồng cam, bưởi đã giảm khoảng 50%. Thậm chí, với những vùng đất không thuận, người trồng cam có thể bị thua lỗ.

Cần nâng cao năng suất, chất lượng, kết nối tiêu thụ bền vững

Những năm gần đây, tư duy của người sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi. Nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư nhiều tỷ đồng để tích tụ ruộng đất, cải tạo đồng ruộng, đầu tư giống và ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất cây ăn quả. Tuy nhiên, ngoài điểm yếu diện tích manh mún, sản xuất nhỏ lẻ thì cây ăn quả trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế về mặt chất lượng và thương hiệu. Thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, toàn tỉnh chỉ có 4% diện tích cây ăn quả được sản xuất tập trung. Trong đó, diện tích vườn cây ăn quả do các hộ gia đình, trang trại, HTX, doanh nghiệp đầu tư có quy mô từ 1 – 3 ha là 1.234 vườn, diện tích từ 3 – 5 ha là 245 vườn, diện tích trên 5 ha là 64 vườn. Do sản xuất manh mún, ít được áp dụng cơ giới hóa đồng bộ nên giá thành sản xuất còn cao, khó cạnh tranh được so với các loại trái cây được sản xuất ở các tỉnh, thành phố khác trong nước.

Bên cạnh đó, mặc dù đã phục tráng, xây dựng được một số loại cây ăn quả có giá trị, chất lượng tốt, như: Cam Vân Du; xoài Mường Lát, na Lang Chánh, bưởi Thọ Xuân, quýt Bá Thước… tuy nhiên, tỉnh ta chưa xây dựng được thương hiệu cho các loại cây ăn quả này. Về tiêu chuẩn sản xuất, tính đến tháng 10-2019, toàn tỉnh mới có 101,8 ha cây ăn quả được cấp chứng nhận VietGap, chiếm 2% so với diện tích cây ăn quả tập trung và 0,54% so với tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh. Diện tích cây ăn quả còn lại chưa được cấp mã vùng trồng để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đây là thực trạng khiến các loại quả của tỉnh khó khăn trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

Sản xuất manh mún, chưa có thương hiệu và chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, do đó, sản lượng trái cây của tỉnh hiện đang chủ yếu được tiêu thụ tự do nội địa. Một số loại trái cây được các doanh nghiệp đầu tư, thu mua chế biến như dứa, chuối, tuy nhiên sản lượng này chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại phần lớn sản phẩm đều được mua bán tự do thông qua thương lái và không thoát khỏi nỗi ám ảnh “được mùa, rớt giá”.

Xem thêm: Cách Chơi Ngôi Sao Bộ Lạc Trên Máy Tính Với Bluestacks, Giả Lập Android Tốt

Phát triển diện tích cây ăn quả tập trung gắn với thị trường tiêu thụ

*

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa các loại cây ăn quả có giá trị vào sản xuất là hướng đi đúng đắn nhằm phát huy tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, ở một số địa phương trong tỉnh đang có hiện tượng bỏ qua định hướng, người dân tự ý mở rộng các diện tích cây ăn quả mà không gắn với thị trường tiêu thụ, khiến nguồn cung dư thừa, người nông dân rơi vào cảnh khó khăn khi vào mùa thu hoạch.

Để phát triển cây ăn quả một cách bền vững, hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực phối hợp với chính quyền các địa phương rà soát thực trạng cũng như định hướng sản xuất của các loại cây ăn quả, từ đó, hướng dẫn nông dân sản xuất những cây ăn quả có khả năng cạnh tranh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và nhu cầu của thị trường. Song hành cùng quá trình này, các địa phương cần chú trọng khuyến khích phát triển sản xuất cây ăn quả theo hướng tập trung, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất và tuân thủ chặt chẽ các quy trình kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng, cạnh tranh về giá thành.

Đỗ Văn Kỳ

Trưởng Phòng trồng trọt,

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thu hút các nhà máy chế biến, tạo đầu ra ổn định cho nông dân

*

Nhiều vùng đồi và đồng bằng trong tỉnh hiện có điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng để phát triển các loại cây ăn quả. Những năm gần đây, người dân mạnh dạn tích tụ ruộng đất, đầu tư kỹ thuật, hình thành những vùng sản xuất tập trung, cho năng suất, hiệu quả kinh tế khá hơn nhiều so với các cây trồng truyền thống. Tuy nhiên, do thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp nên nhiều địa phương chưa mạnh dạn mở rộng diện tích các loại cây ăn quả quy mô lớn.

Điển hình tại xã Thọ Thanh (Thường Xuân), với điều kiện đất đai thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả, địa phương đã hoạch định xây dựng vùng sản xuất cây ăn quả quy mô lớn kết hợp với du lịch sinh thái khi Dự án Công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam khởi động. Một mô hình trồng bưởi, cam tập trung 6 ha cũng đã được thực hiện thí điểm. Tuy nhiên, do lo ngại khi diện tích với quy mô lớn đi vào thu hoạch vẫn đang phụ thuộc vào thương lái, trong khi diện tích trồng các loại cây có múi tăng cao ở nhiều địa phương nên ý tưởng này chưa đi vào thực tiễn.

Để thúc đẩy hình thành những vùng sản xuất cây ăn quả quy mô lớn, tỉnh ta cần chú trọng thu hút các dự án xây dựng nhà máy chế biến hoa quả và định hướng rõ vùng nguyên liệu, từ đó hình thành các chuỗi sản xuất cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và phát triển bền vững.

Lê Hữu Giang

Phó Chủ tịch UBND xã Thọ Thanh

Đưa các loại nông sản vào siêu thị vẫn gặp nhiều khó khăn

*

Siêu thị chính là kênh tiêu thụ hàng hóa ổn định cho người sản xuất nông sản, tuy nhiên ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất, truy xuất nguồn gốc xuất xứ theo quy định thì việc đưa nông sản nói chung và các loại hoa quả vào hệ thống siêu thị còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khác.

Theo đó, ngoài việc phải chịu nhiều loại phí và mức chiết khấu cao, phần lớn các siêu thị chỉ cho hàng hóa bán dưới hình thức ký gửi, thanh toán một lần theo tháng hoặc quý. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp nhỏ, các hộ sản xuất, việc chậm thanh toán, dồn hóa đơn sẽ gây nhiều khó khăn cho người trồng vườn để thực hiện tái đầu tư một cách kịp thời. Điển hình như tổ sản xuất cam, bưởi VietGap tại xã Xuân Hồng (Thọ Xuân), hiện có 50 ha cam, bưởi của tổ đã được cấp chứng nhận VietGap. Tổ sản xuất cũng đã nhiều lần làm việc với các siêu thị để cung ứng các loại cam, bưởi nhưng vẫn chưa ký kết được hợp đồng cung ứng. Toàn bộ sản lượng hoa quả tại đây hiện vẫn tiêu thụ qua thương lái.

Nguyễn Thế Thoại

Tổ trưởng tổ sản xuất cây ăn quả VietGap xã Xuân Hồng (Thọ Xuân)

Chú trọng khâu chọn, nhân giống và kỹ thuật sản xuất

*

Những năm gần đây, diện tích cây ăn quả tại huyện Nga Sơn cũng như các địa bàn khác được mở rộng. Tuy nhiên, nhiều người dân đầu tư trồng cây nhưng chưa chú trọng đến 2 yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của cây ăn quả, đó chính là giống và kỹ thuật sản xuất.

Xem thêm: Chia Sẻ : File Excel Hồ Sơ Nghiệm Thu Công Việc Xây Dựng Bằng Excel

Để lựa chọn được bộ giống tốt, người dân nên tìm mua giống tại các vườn cây giống đầu dòng, hoặc tại các viện, cơ sở sản xuất giống uy tín, không mua các loại cây giống được sản xuất và bán tràn lan, trôi nổi trên thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách đầu tư cho các hộ nông dân, các cơ sở, viện nghiên cứu để bảo tồn, duy trì, nhân các giống cây bản địa, cây ăn quả quý, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; đồng thời, lai tạo các giống cây ăn quả có thương hiệu, có tính vùng miền và định hướng cho nhân dân sản xuất. Bên cạnh đó, người dân cần học hỏi, tuân thủ các quy trình kỹ thuật trong trồng, chăm sóc cây ăn quả để sản xuất với năng suất, chất lượng bảo đảm và có tính cạnh tranh cao trên thị trường.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích