Điều Kiện Về Diện Tích Tối Thiểu Tách Thửa Là Gì, Điều Kiện Tách Thửa Như Thế Nào

Bên cạnh việc chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn, mua bán, hợp thửa đất thì một trường hợp khác nữa đó là tách thửa đất. Vậy điều kiện, thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục để thực hiện việc tách thửa là như thế nào,

Luật tư vấn P&P sẽ cung cấp tới quý khách hàng thủ tục tách thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đang xem: Diện tích tối thiểu tách thửa là gì

Cơ sở pháp lý

– Luật đất đai 2013

– Nghị định 43/2014/NĐ-CP

– Thông tư 24/2014/TT-BTNMT

*

Tách thửa đất là gì?

Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì

Tách thửa đấtchính là quy trình “Tách thửa đất” là việc chia nhỏ phần diện tích đất lớn thành những phần đất có diện tích nhỏ hơn đảm bảo tiêu chuẩn diện tích tối thiểu được tách thửa do UBND tỉnh thành phố ban hành.Việc tách thửa phải được thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật.

Khi nào cần tách thửa đất?

– Phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.

– Người sử dụng đất chuyển quyền sử dụng đất đối với một phần thửa đất.

– Tách thửa khi có quyết định phân chia từ tòa án.

Điều kiện chung để tách thửa đất

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

– Đất không có tranh chấp

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án

– Trong thời hạn sử dụng đất

Điều kiện tách thửa đất

– Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có quy định cụ thể về diện tích tối thiểu được phép tách thửa

Trường hợp không đủ điều kiện tách thửa đất nhưng vẫn được tách thửa

Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của UBND cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu này nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận

Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận.

Ngoài ra, UBND cấp tỉnh vẫn có thể quy định thêm một số trường hợp khác dù không đủ điều kiện tách thửa, cũng không thuộc hai trường hợp trên nhưng vẫn được phép tách thửa.

Các trường hợp không được tách thửa

– Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có những quy định riêng về các về các trường hợp không được tách thửa

Một số lưu ý về đất tách thửa

– Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

– Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Xem thêm: Tổng Hợp File Excel Tính Giá Thành Sản Xuất Bằng Excel, Tải File Excel Tính Giá Thành Sản Phẩm

– Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.

Hồ sơ xin tách thửa đất

– Đơn xin tách thửa của người sử dụng đất đối với trường hợp tách thửa theo yêu cầu của người sử đất; Đơn xin đăng ký biến động với trường hợp tách sổ đỏ trong trường hợp phân chia tài sản chung;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp

– Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản đã được công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp tách sổ đỏ trong trường hợp phân chia tài sản chung, chia tài sản thừa kế.

– Hộ khẩu + CMT của những người liên quan.

Chủ thể xin tách thửa đất

– Người sử dụng đất có yêu cầu tách thửađất

Thẩm quyền tách thửa đất

– Phòng Tài nguyên và Môi trường

– Văn phòng đăng ký đất đai

Thuộc Quận, Huyện, Thị Xã nơi có đất muốn tách thửa

Thời gian thực hiện tách thửa đất

– Điểm đ khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định thời gian thực hiện thủ tục tách thửa là không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

– ​Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 15 ngày.

*

Trách nhiệm của cơ quan đang ký đất đai đối với trường hợp tách thửa đất

Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng tài nguyên và môi trườngcó trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

– Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

– Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã

Nghĩa vụ tài chính phải nộp khi thực hiện tách thửa đất và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Khoản 1 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định việc tách Sổ đỏ giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau là thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân.

– Thuế thu nhập cá nhân: Số thuế thu nhập cá nhân mà bên chuyển nhượng phải nộp căn cứ vào thuế suất và thu nhập của người đó. Theo Luật thuế thu nhập cá nhân thì tuỳ từng trường hợp mà người chuyển nhượng được lựa chọn một trong hai cách sau:

– 25% tính trên thu nhập chuyển nhượng áp dụng đối với các trường hợp xác định được chính xác thu nhập.

Xem thêm: Toán 8 Chương 3 Bài Tập Trắc Nghiệm Phương Trình Chứa Ẩn Ở Mẫu Lớp 10

– Hoặc 2% tính trên Tổng giá trị mua bán chuyển nhượng trên hợp đồng nhưng không thấp hợp giá theo khung giá nhà đất được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành hàng năm.

– Các khoản phí, lệ phí bên nhận chuyển nhượng phải nộp: Lệ phí địa chính 0,15% giá trị chuyển nhượng; Lệ phí trước bạ nhà đất: 0.5%

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích