Diện Tích Sân Bay Tân Sơn Nhất Trước Năm 1975, Sân Bay Quốc Tế Tân Sơn Nhất

Phần lớn diện tích sân bay Tân Sơn Nhất đã trở thành đất kinh doanh, đất ở dẫn đến khó cải tạo, gây quá tải từ trên trời đến đường hạ cánh, đường lăn, nhà ga, sân đỗ. 

*

Một chiếc máy bay đang đi qua cổng tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM), tháng 4/2017. (Ảnh: Shutterstock)Theo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) thuộc Bộ Giao thông Vận tải, sân bay Tân Sơn Nhất có vị trí rất thuận tiện cho hoạt động hàng không dân dụng do nằm trên các trục giao thông hàng không đông đúc Đông – Tây và Nam – Bắc của khu vực, là cửa ngõ giao thương của TP.HCM với các nền kinh tế khác trên thế giới, là điểm dừng thuận lợi và lý tưởng trong mạng đường bay từ Châu Âu, Nam Á sang Đông Nam Á, Đông Bắc, Bắc Á và Châu Á – Thái Bình Dương.

Đang xem: Diện tích sân bay tân sơn nhất trước năm 1975

Quá tải cả trên không lẫn mặt đất

VATM dẫn số liệu thống kê cho biết sản lượng hành khách thông qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trong năm 2018 là 38,5 triệu hành khách, vượt xa so với công suất thiết kế 25 triệu hành khách/năm (nhiều hơn gấp 1,5 lần).Tổng số lượt chuyến bay cất hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất trung bình đạt hơn 700 chuyến bay/ngày. Năng lực thông qua đường cất hạ cánh hiện đang được điều phối 44 chuyến bay/giờ, tức trung bình cứ 1 phút 20 giây lại có một máy bay cất hoặc hạ cánh.Theo VATM, tình hình tăng trưởng hoạt động bay nhanh chóng đã dẫn đến tình trạng quá tải từ trên trời cho đến đường cất hạ cánh, đường lăn, nhà ga và sân đỗ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tại một số thời điểm, gây nhiều khó khăn cho việc quản lý điều hành bay của các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.Nhu cầu bay cao, tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành hàng không, khiến công suất phục vụ của sân bay này đã vượt xa công suất thiết kế ban đầu.Yêu cầu đặt ra là cần nâng cấp hệ thống hạ tầng hàng không Việt Nam nói chung và sân bay Tân Sơn Nhất nói riêng, tăng công suất để giải quyết tình trạng quá tải.

Vì sao quá tải thời gian dài?

VATM cho biết sân bay Tân Sơn Nhất hiện có 2 đường cất hạ cánh song song theo mô hình được xây dựng từ năm 1967 và được sử dụng theo chế độ khai thác phụ thuộc vào nhau.

Xem thêm: Giải Bài Tập Trong Sách Bài Tập Vạt Lý 10, Giải Bài Tập, Sách Bài Tập (Sbt) Vật Lý 10

Xem thêm: Đồ Án Quy Trình Kiểm Tra Chất Lượng Sản Phẩm Rong Quá Trình Sản Xuất

Tuy là 2 đường cất hạ cánh, song được coi gần như là 1 đường cất hạ cánh trong công tác điều hành bay, do khoảng cách giữa trục tim hai đường cất hạ cánh (cách nhau 365 m) không đáp ứng tiêu chuẩn khai thác cất hạ cánh độc lập theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).Chế độ khai thác hai đường cất hạ cánh phụ thuộc vào nhau chỉ cho phép duy nhất một máy bay được cất cánh hoặc hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất trong cùng một thời điểm.Do đó, vào những khung giờ cao điểm có nhiều máy bay đi/đến sân bay Tân Sơn Nhất, các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phải áp dụng các biện pháp sắp xếp, điều tiết thứ tự của các chuyến bay cất cánh và hạ cánh một cách hợp lý, hiệu quả, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ quy định của Việt Nam và ICAO. Điều này nhằm đảm bảo phân cách an toàn giữa các máy bay trên không cũng như dưới mặt đất.Mặt khác, theo VATM, diện tích sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay chỉ còn 1/4 đến 1/5 so với thời kỳ năm 1975, “do sự đô thị hóa“. Diện tích có hạn và bị bao quanh bởi các khu vực dân cư đông đúc khiến cho sân bay Tân Sơn Nhất khó có thể triển khai thực hiện các hạng mục cải tạo, mở rộng và nâng cấp lớn liên quan đến hạ tầng đường cất hạ cánh để đáp ứng được yêu cầu hoạt động bay ngày càng tăng cao.

*
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích