Diện Tích Rừng Tự Nhiên Việt Nam 2018, Công Bố Hiện Trạng Rừng Toàn Quốc Năm 2018

Những năm gần đây, diện tích rừng trồng tăng, nhưng diện tích rừng tự nhiên lại liên tục giảm là một thực trạng rất đáng quan ngại. Đã có người ví việc phát triển rừng trồng đi liền với giảm diện tích rừng tự nhiên giống như “thay lâu đài bằng căn nhà lá”.

Đang xem: Diện tích rừng tự nhiên việt nam 2018

*

Diện tích rừng tự nhiên giảm là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng lũ quét, sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)

Đánh đổi với thiên nhiên

Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 vừa được gửi đến Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Theo báo cáo trong 10 năm qua, bình quân mỗi năm, cả nước trồng được khoảng 230.000ha rừng; góp phần đưa tỷ lệ che phủ rừng cả nước dự kiến cuối năm nay đạt khoảng 42%, đạt mục tiêu của Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định số 886/QĐ-TTg.

Trong báo cáo có nêu, trong khoảng 230.000ha rừng được trồng mỗi năm, có tới 215.000ha là rừng sản xuất. Như vậy, trong 10 năm cả nước đã tăng thêm được khoảng 2,15 triệu ha rừng để tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ. Nhờ đó, sản lượng khai thác từ gỗ rừng trồng đã tăng từ 5,16 triệu m3 (năm 2011) lên khoảng 20,5 triệu m3 vào năm 2020. Giá trị xuất khẩu lâm sản cũng tăng gấp gần 3 lần, từ 4,2 tỷ USD năm 2011, ước năm 2020 đạt 12,5 tỷ USD; đưa Việt Nam đứng thứ 6 thế giới, đứng thứ 2 châu Á, thứ nhất Đông Nam Á về giá trị xuất khẩu lâm sản.

Xem thêm: Cách Tính Chiều Dài Dây Điện Trong Nhà, Cách Tính Dây Điện Cần Đi Trong Nhà

Nhưng diện tíchrừng tự nhiênlại tăng không đáng kể. Thậm chí, ở một số khu vực, diện tích rừng sản xuất tăng mạnh, nhưng diện tích rừng tự nhiên lại giảm sâu. Như khu vực Tây Nguyên, theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2019, diện tích rừng trồng ở Tây Nguyên tăng 18.387ha so với năm 2018, nhưng diện tích rừng tự nhiên giảm 15.753ha.

Xem thêm: mẫu soạn thảo văn bản của đảng

Theo Giáo sư. Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (Bộ NN&PTNT), rừng tự nhiên là “lá chắn” để giữ nước, giữ đất, giữ môi trường vì có tán cây, các lớp cây khác nhau, có thảm mục, hệ rễ sâu (chiều cao cây như nào rễ sâu như thế). Nếu một cơn mưa bình thường kéo dài 1 – 2h với lượng mưa khoảng 100mm thì không có nước chảy trên mặt, hết cơn mưa là mặt đất gần như không có nước, toàn bộ lượng nước trở thành nước ngầm. Còn rừng trồng chỉ có tác dụng bằng 1/5 rừng tự nhiên.

Giải pháp từ chính sách

Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 được gửi tới Quốc hội đúng thời điểm “khúc ruột” miền Trung đang chìm trong lũ lớn, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, chỉ trong 2 tuần (từ 6 – 20/10), mưa lũ ở miền Trung đã làm 111 người chết, 22 người mất tích. Cùng với đó, 59.296 hộ thuộc 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị phải sơ tán khẩn cấp.

Giá phải trả vì mất rừng tự nhiên đã và đang hiện hữu. Dải đất miền Trung vốn không xa lạ gì với mưa bão, lũ lụt. Nhưng trong những năm gần đây, sức tàn phá của bão lũ ngày càng khốc liệt hơn; số người thiệt mạng trên đất liền phần lớn là do lũ quét, sạt lở đất do diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm. Nếu không bảo vệ được rừng tự nhiên, thì việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước nói chung, khu vực miền núi nói riêng sẽ vô cùng chật vật.

Theo các chuyên gia lâm nghiệp, để bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên hiện có, yêu cầu đặt ra là, phải đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân suy giảm rừng; chính quyền các địa phương, các lực lượng ở cơ sở phải quyết liệt hành động; đồng thời có sự hỗ trợ về cơ chế chính sách; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Mặt khác, các địa phương phải rà soát lại quy hoạch, kiên quyết bảo đảm quy hoạch đối với những diện tích rừng sản xuất.

Tại kỳ họp thứ 10 (diễn ra từ ngày 20/10 – 17/11), Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các nội dung về kinh tế – xã hội của cả nhiệm kỳ; trong đó có tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020. Quốc hội cũng sẽ xem xét, thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Đánh giá của Quốc hội về những nội dung này là tiền đề quan trọng để đưa ra những quyết sách cho tăng trưởng xanh và bền vững trong giai đoạn mới.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích