Diện Tích Rừng Phòng Hộ Cần Giờ, Rừng Cần Giờ

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 65/2000/QĐ-UB-NN

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11 năm 2000

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒCHÍ MINH.

Đang xem: Diện tích rừng phòng hộ cần giờ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

– Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;

– Căn cứ Quyết định số 1171 ngày30 tháng 12 năm 1986 của Bộ Lâm Nghiệp (nay là bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn) về ban hành các loại Quy chế rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặcdụng;

– Căn cứ Quyết định số245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ về thực hiện trách nhiệmquản lý Nhà nước của các cấp về rừng, đất lâm nghiệp;

– Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ tại Tờtrình số 991/TT-LN ngày 17 tháng 10 năm 2000;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chếquản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngàyký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giámđốc các sở- ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ chịu tráchnhiệm thi hành quyết định này.-

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC Lê Thanh Hải

QUY CHẾ

QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH(Ban hành kèm theo Quyết định số 65/2000/QĐ-UB ngày 28 tháng 11 năm 2000 củaỦy ban nhân dân thành phố)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này nhằm tăng cường hiệu lực quản lýNhà nước về rừng phòng hộ huyện Cần Giờ, ngăn chặn kịp thời các hành vi gây thiệthại đến đất rừng, rừng phòng hộ, nâng cao trách nhiệm và khuyến khích các tổ chức,cá nhân bảo vệ, phát triển rừng, phát huy các lợi ích rủa rừng phòng hộ Cần Giờ.

Điều 2. Rừng phòng hộ Cần Giờ có diện tích và ranh giớiđược xác định theo Quyết định số 173/CP ngày 29 tháng 5 năm 1991 của Chủ tịch Hộiđồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) bao gồm tất cả các loại đất, loại rừng,mặt nước trong ranh giới của rừng phòng hộ Cần Giờ đều thuộc đối tượng quản lýcủa Quy chế này.

Điều 3. Rừng phòng hộ Cần Giờđược chia thành các khu vực có chức năng phòng hộ như sau:

3.1. Đairừng chắn sóng, gió: Rộng 30m tính từ bờ biển, là những dải rừng nằm sát biển,dọc cửa sông nhằm ngăn cản sóng, hạn chế gió biển, chống sạt lở.

3.2. Đairừng chống sạt lở: Rộng 20m tính từ bờ sông, là các dải rừng dọc hai bên sôngthuộc các thủy lộ chính dẫn vào cảng Sài Gòn và ven sông rạch nhằm chống sạt lởbờ.

3.3. Đairừng cố định đất: là các dải rừng rộng 100m gồm các loài cây như Bần, Mấm,… có tácdụng bồi tụ phù sa tạo nên các bãi bùn mới để lấn biển.

3.4. Cáckhu rừng nghiên cứu lịch sử, văn hóa, tham quan du lịch và bảo tồn các động thựcvật quý hiếm: Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ nguồn gien các loàiđộng, thực vật rừng hoang dã, các loài thủy sản đặc trưng của hệ sinh thái rừngngập mặn là nơi tham quan du lịch, duy trì các khu rừng văn hóa của địa phương.

Điều 4. Nghiêm cấm việc săn, bắn, bẫy, bắt và các hànhvi gây hại cho các loại động vật rừng trong rừng phòng hộ Cần Giờ.

Điều 5. Việc xây dựng, bảo vệ, nghiên cứu, sử dụng trongphạm vi rừng phòng hộ Cần Giờ phải được điều chỉnh theo Quy chế này.

Chương II

HỆ THỐNG TỔ CHỨCQUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ

Điều 6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phốlà cơ quan quản lý Nhà nước về mặt chuyên ngành giúp Ủy ban nhân dân thành phốvề xây dựng, bảo vệ, phát triển và nghiên cứu rừng phòng hộ Cần Giờ theo quy địnhcủa pháp luật và quy hoạch chung của thành phố.

Điều 7. Các sở-ngành thành phố liên quan có trách nhiệmthực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo chuyên ngành giúp Ủy ban nhân dânthành phố, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ,phát triển rừng do Ủy ban nhân dân thành phố giao.

Điều 8. Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Ủy ban nhân dânhuyện Cần Giờ quản lý toàn bộ diện tích đất rừng và rừng phòng hộ Cần Giờ.

Điều 9. Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ là đơn vị chủrừng Nhà nước duy nhất, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng và rừng phònghộ Cần Giờ, chịu trách nhiệm tổ chức việc xây dựng, quản lý, bảo vệ, phát triển,sử dụng đất rừng và rừng đúng mục đích, chức năng phòng hộ của rừng ngập mặntheo quy định của Luật bảo vệ, phát triển rừng, Luật Môi trường, Quy chế quảnlý rừng phòng hộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tuân thủ các điềuước Quốc tế mà Nhà nước Việt Nam tham gia ký kết hoặc thỏa thuận như Công ước vềbuôn bán các loài quý hiếm (CITES), Công ước Quốc tế về đa dạng sinh học (CBD)và Khu dự trữ sinh quyển của UNESCO.

1. Ban Quảnlý rừng phòng hộ Cần Giờ chịu sự lãnh đạo của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ vàchịu sự chỉ đạo về mặt chuyên ngành của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônthành phố.

2. Quy chếhoạt động của Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ được thực hiện theo Quyết địnhsố 06A/2000/QĐ-UB-CNN ngày 31 tháng 01 năm 2000 của Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 10. Chi cục Kiểm lâm thành phố, trực tiếp là Hạt Kiểmlâm Cần Giờ chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về quảnlý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ Cần Giờ.

Điều 11. Các đơn vị và hộ dân nhận khoán bảo vệ rừngphòng hộ Cần Giờ.

Các hộ dân và Nông, Lâm, Ngư trường,Lực lượng Thanh niên xung phong; các khu du lịch sinh thái; Xí nghiệp, Nhà máy,Cơ quan nghiên cứu khoa học – kỹ thuật rừng ngập mặn; các đơn vị dịch vụ trongrừng phòng hộ (gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có đủ điều kiện được phép lý hợp đồngdài hạn với Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ để nhận khoán bảo vệ rừng, chămsóc rừng, trồng rừng, sản xuất nông – lâm – ngư kết hợp dưới tán rừng phòng hộ,xây dựng cơ sở hạ tầng để quản lý, phát triển rừng, … theo đúng quy hoạch, kếhoạch, dự án được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Chương III

NỘI DUNG QUẢN LÝNHÀ NƯỚC VỀ RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ.

Điều 12. Xây dựng rừng phòng hộ Cần Giờ:

12.1. Lậpquy hoạch, xác định diện tích đất rừng và rừng ở huyện Cần Giờ, trong đó phân địnhdiện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; xác định cụ thể diện tích, ranh giớicác đai rừng, dải rừng, khu rừng phòng hộ đã có quyết định phê duyệt; xác địnhrõ diện tích sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản đến từng tiểu khu, khoảnh, lô rừngở trong rừng phòng hộ.

12.2. Xâydựng và quản lý các dự án, đề án đầu tư xây dựng phát triển rừng từ các nguồn vốntrong và ngoài nước; tổ chức thực hiện có kết quả các dự án, đề án nói trên khiđược cấp có thẩm quyền phê duyệt.

12.3. Lậpkế hoạch hàng năm cho chăm sóc rừng đã trồng và trồng mới, xây dựng cơ sở hạ tầngcho các tiểu khu rừng; quản lý tốt nguồn vốn, lao động, vật tư, phương tiện, …phục vụ cho trồng rừng, quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng theo đúng các quy địnhhiện hành của Nhà nước và thành phố.

12.4.Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp, đất trong phạm vi rừngphòng hộ Cần Giờ.

Điều 13.

Xem thêm: những câu đố về đồ vật có đáp án

Bảo vệ rừng phòng hộ

13.1. Xây dựng phương án, kế hoạch bảovệ rừng phòng hộ Cần Giờ theo định kỳ; tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng, ngăn chặnmọi hành vi hủy hoại rừng, phòng cháy chữa cháy, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, tổchức giao khoán bảo vệ rừng, theo dõi kiểm tra việc thực hiện về quy định khoánbảo vệ rừng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ký hợp đồng nhận khoán.

13.2 Tiến hành kiểm tra, thanh tra việcchấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý, bảo vệ, phát triểnrừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộngđồng dân cư trên địa bàn huyện; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảnlý, bảo vệ rừng theo pháp luật hiện hành.

13.3. Giải quyết tranh chấp đối vớidiện tích rừng khoán bảo vệ và lợi ích phát sinh từ rừng phòng hộ.

13.4. Tổ chức tuyên truyền, giáo dụcvề môi trường, đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng ngập mặn, bảo tồn các loài động,thực vật.

Điều 14. Nghiên cứu khoa học – kỹ thuật đối với rừngphòng hộ Cần Giờ.

14.1. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu vàứng dụng những tiến bộ khoa học trong lĩnh vực lâm sinh, lâm nghiệp cộng đồng,du lịch sinh thái, bảo vệ, quản lý rừng phòng hộ ngắn hạn và dài hạn.

14.2. Lập dự án quản lý, bảo tồn nguồngien động, thực vật rừng, các loài hoang dã ở Cần Giờ; nghiên cứu, xây dựng cáckhu rừng văn hóa, lịch sử, vườn sưu tập thực vật, tham quan du lịch, nghiên cứu,học tập cho nhân dân và khách tham quan.

Điều 15. Quản lý các hoạt động hỗ trợ cho rừng phòng hộCần Giờ bao gồm: Nuôi trồng thủy-hải sản, sản xuất muối, thu hái lâm sản phụ,hoạt động du lịch sinh thái, tham quan trong rừng phòng hộ.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM QUẢNLÝ NHÀ NƯỚC VỀ RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ

Điều 16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phốcó trách nhiệm:

16.1. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyệnCần Giờ tổ chức điều tra, phân loại rừng, thống kê diện tích và trữ lượng của từngloại rừng, sử dụng rừng, các bản đồ rừng và đất lâm nghiệp của rừng phòng hộ CầnGiờ.

16.2. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyệnCần Giờ lập quy hoạch và kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâmnghiệp trong rừng phòng hộ, tổ chức xét duyệt các bản quy hoạch, dự án, kế hoạchđó.

16.3. Tham mưu cho Ủy ban nhân dânthành phố ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện,Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, xã, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trênđịa bàn huyện thực hiện pháp luật, chính sách chế độ, của Nhà nước về quản lý,bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng phòng hộ.

16.4. Tiến hành công tác kiểm tra,thanh tra việc chấp hành Luật bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn huyện; thammưu cho Ủy ban nhân dân thành phố xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảnlý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

16.5. Phối hợp cùng Ủy ban nhân dânhuyện Cần Giờ giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng rừng, đất lâm nghiệptrong rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật.

16.6. Phê duyệt các phương án quảnlý, bảo vệ rừng hàng năm, chăm sóc, khoanh nuôi, tái sinh, trồng rừng, các biệnpháp lâm sinh tác động đến rừng phòng hộ.

Điều 17. Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ có trách nhiệm:

17.1. Căn cứ quy hoạch phát triển lâmnghiệp của thành phố lập kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừngvà đất rừng phòng hộ Cần Giờ, trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua và SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phốthẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt.

17.2. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng,biến động đất lâm nghiệp, đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện, định kỳ báo cáoỦy ban nhân dân thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đểchỉ đạo và quản lý chuyên ngành.

17.3. Chỉ đạo Ban Quản lý rừng phònghộ Cần Giờ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về xây dựng, bảo vệ,nghiên cứu, phát triển rừng và sử dụng rừng phòng hộ Cần Giờ.

17.4. Chỉ đạo việc phối hợp giữa BanQuản lý rừng phòng hộ Cần Giờ với các lực lượng Công an, Quân đội, Kiểm lâm, Ủyban nhân dân xã và nhân dân trên địa bàn, bảo vệ, phát hiện và ngăn chặn kịp thờinhững hành vi xâm phạm, hủy hoại rừng phòng hộ Cần Giờ.

17.5. Tiến hành kiểm tra, thanh traviệc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý, bảo vệ, pháttriển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với các đơn vị, hộ gia đình, cánhân và nhân dân trên địa bàn huyện; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcquản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

17.6. Giải quyết tranh chấp về sử dụngrừng phòng hộ theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ có trách nhiệm:

18.1. Tổ chức xây dựng, bảo vệ,nghiên cứu, giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng giữacác đơn vị, hộ gia đình và cá nhân đã ký kết hợp đồng; xác định ranh giới rừngtrên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng phòng hộ.

18.2. Tiến hành khảo sát để lập dự ántrồng mới, chăm sóc rừng, kế hoạch nghiên cứu và thiết kế trồng rừng, giúp Ủyban nhân dân huyện Cần Giờ trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố và Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn thành phố thẩm định, phê duyệt.

18.3. Quản lý danh sách chủ rừng, diệntích, ranh giới các đai rừng, các bản hợp đồng giao khoán bảo vệ, khoanh nuôi,tái sinh và trồng rừng giữa các đơn vị, hộ gia đình và cá nhân đã ký kết vớiBan Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ.

18.4. Thường xuyên theo dõi, giám sátvà kiểm tra việc sử dụng rừng, đất rừng phòng hộ của các đơn vị, hộ gia đình vàcá nhân ký kết hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ; theo dõi diễn biến tàinguyên rừng, biến động đất rừng phòng hộ và báo cáo cho Ủy ban nhân dân huyện CầnGiờ.

18.5. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫnnhân dân thực hiện công tác bảo vệ môi trường, biện pháp phòng cháy, chữa cháyrừng, huy động các lực lượng chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại.

18.6. Phối hợp với các xã, ấp, thônxây dựng và thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng rừng phòng hộtrên địa bàn xã phù hợp với quy định của Nhà nước và các ngành có liên quan.

18.7. Hòa giải các tranh chấp về diệntích rừng nhận khoán và các lợi ích từ rừng phòng hộ.

18.8. Kiểm tra, giám sát việc nuôi trồngthủy sản, làm muối, thu hái lâm sản phụ, trồng cây nông nghiệp, chăn nuôi trongrừng phòng hộ phải tuân theo quy hoạch, quy định, nghiêm cấm làm biến đổi mặt bằngcác bãi bồi của rừng phòng hộ.

Điều 19. Các đơn vị, hộ gia đình, cá nhân ký hợp đồng nhậnkhoán, bảo vệ rừng với Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ được hưởng mọi lợi íchhợp pháp phát sinh từ diện tích nhận khoán, bảo vệ rừng phòng hộ.

Việc nuôi trồng thủy sản, làm muối,thu hái lâm sản phụ, trồng cây nông nghiệp, chăn nuôi trong rừng phòng hộ khôngđược làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng và phải được sự đồng ý của Ban Quản lýrừng phòng hộ Cần Giờ và tuân theo quy định của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.

Điều 20. Đối với các đơn vị, cá nhân muốn nghiên cứu hoặcthực hiện các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học-kỹ thuật trong khu vực rừngphòng hộ Cần Giờ phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân huyệnCần Giờ về quản lý địa bàn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phốvề nội dung khoa học-kỹ thuật chuyên ngành; kết quả nghiên cứu hoặc dự án phảibàn giao lại cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ để quản lý, theo dõi và áp dụngcác thành quả đã nghiên cứu.

Chương V

KINH PHÍ QUẢNLÝ, XÂY DỰNG RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ

Điều 21. Kinh phí quản lý, xây dựng và bảo vệ rừng phònghộ Cần Giờ do ngân sách Trung ương và thành phố cấp.

Điều 22. Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ được sử dụngnguồn thu từ các hoạt động sản xuất phụ, tham quan du lịch, dịch vụ kỹ thuật, hợptác quốc tế để góp phần vào kinh phí phát triển rừng phòng hộ Cần Giờ, nâng caomức sống cho các đơn vị, hộ dân giữ rừng và cán bộ nhân viên tham gia quản lýxây dựng rừng phòng hộ Cần Giờ theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 23. Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có tổ chứckinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái dưới tán rừng phòng hộ phải đúng theoNghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất,cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định,lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THIHÀNH

Điều 24. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 25. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc,các đơn vị, hộ gia đình và cá nhân kịp thời phản ảnh để Ủy ban nhân dân thànhphố điều chỉnh, bổ sung quy chế cho phù hợp.

Điều 26.

Xem thêm: Các Khóa Học Đà Nẵng Học Viện Dana Skills, Các Khóa Học Lập Trình Chuyên Nghiệp Tại Đà Nẵng

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Giám đốcSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và Thủ trưởng các sở-ngành cóliên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này; tập thể, cá nhân vi phạm Quychế này tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích