Diện Tích Rừng Ngập Mặn Cà Mau 2013, Quyết Định 251/Qđ

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 251/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 21 tháng 02 năm 2014

QUYẾT ÐỊNH

BAN HÀNH CƠ CHẾ THÍ ĐIỂM CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔITRƯỜNGRỪNG NGẬP MẶN TẠI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân, Luật Bảo vệ và Pháttriển rừng, Luật Thủy sản và Luật Đa dạng sinh học;

QUYẾT ÐỊNH

Điều 1.

Đang xem: Diện tích rừng ngập mặn cà mau 2013

Ban hành kèm theo Quyết định này Cơ chế thí điểmchi trả dịch vụ môi trường rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Điều 2. Giao Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chủ trì, phối hợp với Sở: Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầutư, Tài chính; UBND huyện Ngọc Hiển và các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chứcthực hiện Quyết định này. Thường xuyên tổng hợptình hình, kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xử lý các khó khăn, vướng mắcphát sinh trong quá trình thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủyban nhân dân tỉnh; Giám đốc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; Giám đốc Sở: Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao vàDu lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, Thủ trưởngsở, ngành, đơn vị và tổ chức, hộ dân cóliên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từngày ký./.

Nơi nhận: – Như Điều 3; – TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c); – CT và các PCT UBND tỉnh; – Tổng Cục Môi trường; – BQL Dự án PES; – Các tổ chức: FORWET, FORES; – LĐVP UBND tỉnh; – Chi cục Lâm nghiệp; – UBND xã Đất Mũi; – Báo, Đài, Cổng TTĐT tỉnh; – Công báo tỉnh; – Phòng Nông nghiệp – Nhà đất (T, Ng); – Lưu: VT, Ktr24/02.

KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Dũng

CƠ CHẾ

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích

Tạo cơ sở pháp lý để Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau thựchiện các nội dung thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng ngập mặn theo hướngxác định rõ lợi ích, quyền hạn, nghĩa vụ của các đối tượng được chi trả và phảichi trả dịch vụ; góp phần bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, bảo vệ môi trường,bảo tồn các hệ sinh thái đất ngập nước và đa dạng sinh học, nâng cao chất lượngcung cấp các dịch vụ, ổn định sinh kế, cải thiện đời sống và tăng thu nhập củacác hộ dân hợp đồng bảo vệ rừng, góp phầnthích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

1. Cơ chế này quy định các loại dịch vụ; đối tượngcung ứng dịch vụ, đối tượng sử dụng dịch vụ; phương thức chi trả, quản lý, sử dụngtiền dịch vụ; quyền hạn, nghĩa vụ của các đối tượng được chi trả và phải chi trảdịch vụ; trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến việc thực hiện thí điểmchi trả dịch vụ môi trường rừng ngập mặn.

2. Phạm vi thí điểm: Tại Phân khu phục hồi sinhthái của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

3. Thời gian thí điểm: 02 năm, kể từ ngày ban hànhCơ chế này.

Điều 3. Đối tượng áp dụng

Các đối tượng thực hiện thí điểm chi trả dịch vụmôi trường rừng bao gồm:

1. Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

2. Hộ dân đang sinh sống trong phạm vi Phân khu phục hồi sinh thái và được Vườn Quốc giaMũi Cà Mau ký hợp đồng bảo vệ rừng.

3. Doanh nghiệp du lịch tại chỗ và doanh nghiệp dulịch lữ hành đưa khách đến tham quan Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

4. Doanh nghiệp thủy sản có hoạt động kinh doanh tạiPhân khu phục hồi sinh thái của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tàinguyên và Môi trường, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính và cácngành, đơn vị có liên quan.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Cơ chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểunhư sau:

1. Rừng ngập mặn và hệ sinh thái đất ngập nước venbiển có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giátrị sử dụng của rừng ngập mặn và hệ sinh thái đất ngập nước ven biển, gồm: bảovệ rừng ngập mặn; cố định đất; chống xói lở bờ biển; nơi cư trú và sinh sản củacác loài thủy sản; đa dạng sinh học; hấp thụ và lưu giữ các bon; du lịch; thíchứng và hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu; gỗ và lâm sản.

2. Dịch vụ môi trường rừng ngập mặn là việc cung ứngcác giá trị sử dụng của rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất ngập nước ven biển theoquy định hiện hành để đáp ứng các nhu cầu xã hội và đời sống con người.

3. Chi trả dịch vụ môi trường rừng ngập mặn là quanhệ cung ứng và chi trả giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ.

Điều 5. Nguyên tắc chi trả

1. Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môitrường rừng ngập mặn ở Phân khu phục hồi sinh thái của Vườn Quốc gia Mũi CàMau, phải chi trả cho Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau theo quy định hiện hành.

2. Hình thức chi trả bằng một trong những hình thứcsau: bằng tiền; giá trị lao động bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạngsinh học; các sản phẩm từ nuôi trồng dưới tán rừng kết hợp với bảo vệ rừng.

3. Đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng;phù hợp với luật pháp của Việt Nam và điềuước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Chương II

PHƯƠNG THỨC THÍ ĐIỂM CHITRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

Điều 6. Loại dịch vụ môi trườngrừng ngập mặn

Loại dịch vụ môi trường rừng ngập mặn thí điểm bao gồm:

1. Bảo vệ rừng ngập mặn kết hợp với nuôi thủy sảndưới tán rừng theo phương thức sản xuất sạch, không gây ô nhiễm môi trường nướcvà thay đổi hệ sinh thái rừng.

2. Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước, đa dạng sinhhọc và cảnh quan thiên nhiên, xây dựng mô hình trình diễn về sinh kế bền vững,thân thiện với môi trường để phục vụ dịch vụ du lịch sinh thái.

Điều 7. Các nội dung thí điểmchi trả dịch vụ môi trường rừng ngập mặn

1. Hợp đồng thuê bảo vệ rừng ngập mặn, bảo tồn hệsinh thái đất ngập nước, đa dạng sinh học gắn với quyền lợi nuôi thủy sản dướitán rừng và phát triển du lịch sinh thái.

a) Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau xem xét ký kết hợp đồngvới hộ dân đang sinh sống hợp pháp trên địabàn để bảo vệ rừng ngập mặn ở Phân khu phục hồi sinh thái, gắn với nuôi thủy sản dưới tán rừng và phát triển du lịch sinh thái theo quy định củapháp luật.

b)Thời hạn hợp đồng bảo vệ rừng giữa Vườn Quốc giaMũi Cà Mau với hộ dân theo quy định.

c) Hợp đồng bảo vệ rừng giữa Vườn Quốc gia Mũi CàMau với hộ dân phải tuân thủ theo quy định hiện hành của nhà nước, thể hiện cụthể bằng văn bản do hai bên ký kết, trong đó có những nội dung chính như sau:

– Diện tích rừng hộ dân chịu trách nhiệm bảo vệtheo hiện trạng sử dụng đất và các trạng thái rừng.

– Nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của hộ dân trongbảo vệ rừng kết hợp nuôi thủy sản và phát triển du lịch sinh thái; những tác độngkhông được thực hiện tại diện tích rừng được hợp đồng bảo vệ.

– Nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của Vườn Quốcgia Mũi Cà Mau trong việc tổ chức cho hộ dân thực hiện thí điểm.

– Các biện pháp xử lý trong trường hợp vi phạm hợpđồng.

2. Lập phương án thí điểm hợp đồng thuê hộ dân bảovệ rừng kết hợp nuôi thủy sản dưới tán rừngvà phát triển du lịch sinh thái, trình cấp thẩm quyền thẩm định và phê duyệt đểtriển khai thực hiện.

a) Mục đích:

Tổ chức để hộ dân bảo vệ rừng kết hợp nuôi thủy sản dưới tán rừng, phát triển du lịch sinhthái, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý rừng và tăng thu nhập cho hộ dân;đồng thời tạo cơ sở để tổng kết kinh nghiệm và nhân rộng mô hình trong giai đoạntiếp theo.

Xem thêm: Cách Chuyển File Excel Sang Dạng Xml, Chuyển Đổi Xlsx Sang Xml Trực Tuyến Miễn Phí

b) Điều kiện chủ yếu của phương án:

– Thí điểm nuôi một số loài thủy sản có giá trịkinh tế dưới tán rừng và phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở hạn chế tối đacác tác động đến hiện trạng rừng.

– Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng hiệu quảkinh tế và hạn chế các rủi ro trong quá trình thực hiện.

– Biện pháp theo dõi, giám sát để làm cơ sở đánhgiá hiệu quả của phương án.

c) Một số nội dung của phương án:

– Kiểm kê, đánh giá hiện trạng rừng và đất lâm nghiệptại khu vực thí điểm.

– Thiết kế mô hình nuôi thủy sản và du lịch sinh thái.

– Đánh giá hiệu quả môi trường, kinh tế, xã hội củaphương án.

– Đề xuất các giải pháp để tổ chức thực hiện.

3. Thực hiện các công việc điều tra, khảo sát, thiếtkế mô hình thí điểm cho từng hộ dân.

a) Thiết kế chi tiết các mô hình nuôi thủy sản áp dụngcác biện pháp kỹ thuật cao.

b) Thiết kế chi tiết mô hình dịch vụ du lịch.

c) Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.

4. Thí điểm liên kết giữa Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau,hộ dân và doanh nghiệp thủy sản.

a) Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chịu trách nhiệm tạo mốiliên kết giữa Vườn, hộ dân và doanh nghiệp thủy sản, nhằm mục đích hỗ trợ các hộthí điểm xây dựng thương hiệu “thủy sản sinh thái”, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấpcon giống và bao tiêu sản phẩm cho các hộ thí điểm.

b) Việc liên kết được thể hiện và đảm bảo bằng hợp đồng kinh tế giữa các bên. Trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng giữa hộ dân và doanh nghiệp thủy sản,Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có trách nhiệm hòa giải; nếu hòa giải không đạt kết quả,bên bị thiệt hại có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định củapháp luật.

5. Thiết lập liên kết giữa Vườn Quốc gia Mũi CàMau, hộ dân và doanh nghiệp du lịch.

a) Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chịu trách nhiệm tạo mốiliên kết giữa Vườn, hộ dân và doanh nghiệp du lịch, nhằm mục đích xây dựng, quảngbá thương hiệu “du lịch sinh thái Mũi Cà Mau”, sản phẩm du lịch sinh thái, hướngdẫn kỹ năng tổ chức dịch vụ du lịch cho Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và các hộ thíđiểm.

b) Việc liên kếtđược thể hiện và đảm bảo bằng hợp đồngkinh tế giữa các bên.

c) Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau xây dựng quy chế hoạt độngdu lịch sinh thái theo đúng quy định của pháp luật, thống nhất với UBND xã, cácđơn vị và hộ dân có liên quan để thực hiện.

6. Giám sát tình hình thực hiện thí điểm.

a) Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau giám sát quá trình thíđiểm về bảo vệ rừng, nuôi thủy sản dưới tán rừng và tình hình thực hiện các dịchvụ du lịch của hộ dân.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giám sátviệc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau thực hiện phương án thí điểm, các nghĩa vụ đã kýkết hợp đồng với các hộ dân, doanh nghiệp.

c) UBND xã có liên quan giám sát việc thực hiện quychế hoạt động du lịch sinh thái do Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau xây dựng và đề xuấtxử lý các trường hợp vi phạm quy chế theođúng quy định.

Điều 8. Cơ chế chia sẻ lợi ích

1. Đối với các hộ dân đang sinh sống trong phạm viPhân khu phục hồi sinh thái và được Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau hợp đồng bảo vệ rừng:

a) Được hưởng toàn bộ sản phẩm từ nuôi thủy sản kếthợp với bảo vệ rừng ngập mặn, không phải trích nộp bất kỳ khoản kinh phí nào.

b) Đối với những dịch vụ du lịch sinh thái do VườnQuốc gia Mũi Cà Mau tổ chức, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chi trả tiền cho những dịchvụ do hộ dân được hợp đồng bảo vệ rừngcung ứng cho khách du lịch theo đúng quy định.

c) Trường hợpkhách du lịch trực tiếp liên hệ và sử dụng dịch vụ của hộ dân, hộ dân có tráchnhiệm trích cho Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, UBND xã một phần lợi nhuận theo quy địnhđể phục vụ công tác quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn.

2. Đối với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau:

a) Được hưởng thành quả bảo vệ rừng, hệ sinh tháivà đa dạng sinh học theo quy định hiện hành; là đầu mối tổ chức cung ứng các dịchvụ du lịch sinh thái trong phạm vi của Vườn; có nghĩa vụ duy trì và đảm bảo chấtlượng dịch vụ để phát triển du lịch bền vững.

b) Được chi trả tiền cho những dịch vụ du lịch doVườn cung ứng cho khách du lịch, theo mức chi trả chung và chất lượng dịch vụdu lịch được quy định giữa Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và doanh nghiệp du lịch.

c) Được trích tỷ lệ phần trăm theo quy định đối vớinhững dịch vụ du lịch sinh thái do Vườn và do hộ dân tổ chức.

Điều 9. Quản lý và sử dụng tiềnchi trả dịch vụ môi trường rừng ngập mặn

1. Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau quản lý và sử dụng tiềnthu được từ chi trả dịch vụ môi trường rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất ngập nướctheo quy định hiện hành.

2. Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và các doanh nghiệp sửdụng dịch vụ có trách nhiệm hỗ trợ hộ dân phát triển nghề truyền thống và đào tạokỹ năng về dịch vụ du lịch.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của VườnQuốc gia Mũi Cà Mau

1. Kiện toàn Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịchvụ môi trường rừng (theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ) hoặc đề xuấtcấp thẩm quyền xem xét thành lập 01 đơn vị trực thuộc, phù hợp với quy định hiện hành để thực hiện các dịch vụ du lịchtheo nội dung Cơ chế thí điểm.

2. Kết quả thực hiện thí điểm hàng năm phải được lậpthành báo cáo riêng, trong đó đánh giá những ưu điểm, nhược điểm, bài học kinhnghiệm, ý kiến đề xuất (của các hộ dân, UBNDxã, Vườn,…); báo cáo UBND tỉnh và cácđơn vị có liên quan. Sau khi kết thúc thời gian thí điểm, Vườn tổ chức tổng kếttình hình thực hiện Cơ chế này và đề xuất phương hướng trong thời gian tới.

Điều 11. Trách nhiệm của sở,ngành, đơn vị có liên quan

Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tàinguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND xã Đất Mũi và các sở, ngành, đơn vị cóliên quan, theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, có trách nhiệm phối hợp và hỗtrợ Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau tổ chức thực hiện Cơ chế thí điểm này.

Xem thêm: Cách Tính Trung Bình Cộng Lớp 5, Toán Trung Bình Cộng

Điều 12. Kinh phí thực hiện

1. Nguồn kinh phí khảo sát, xây dựng phương án thíđiểm; thiết kế chi tiết mô hình thí điểmcho các hộ dân; thực hiện giám sát, quản lý, quảng bá du lịch và các hoạt độngkhác có liên quan được chi từ ngân sách Nhà nước, nguồn chi trả dịch vụ môi trườngrừng và các nguồn vốn hợp pháp khác theoquy định hiện hành.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích