Diện Tích Phủ Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam, Phủ Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

*

Đăng nhập bằng tài khoản Google Click vào để đăng nhập.

*

Đăng nhập bằng tài khoản Facebook Click vào để đăng nhập.

Diễn đàn

*

*

*

01.222.555.186Tư vấn xây dựng

*

Tính giá mua & bán đất

*

PHỦ TÂY HỒ, HÀ NỘI, VIỆT NAM

Thông tin chung:Công trình:Phủ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh – Phủ Tây Hồ, Hà NộiĐịa điểm:Phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà NộiQuy mô:Năm hình thành:Giá trị: 

Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây, thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.Phù thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một trong”Tứ bất tử”và là Giáo chủ của Đạo Mẫu trong Thần đạo Việt Nam. 

Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamTín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một phần của Thần đạo Việt Nam, là tín ngưỡng tôn thờ Nữ thần, Mẫu thần, Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Tín ngưỡng hay đức tin này có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa, không chỉ là việc đề cao vai trò của người phụ nữ, mà còn trở thành một trong những yếu tố văn hóa cốt lõi về tình thương yêu (như của người mẹ), trải ra đủ rộng, thấm vào đã sâu trong xã hội; một trong cội nguồn những điều tốt đẹp và linh khí của dân tộc Việt Nam.Những văn bản ghi chép về Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam thường xuất phát từ huyền thoại, truyện kể dân gian và đồng thời cũng có hiện tượng ngược lại là huyền thoại hóa, dân gian hóa các văn bản thần tích, thần phả. Một số trường hợp là sáng tác thêm vào những truyền thuyết đã có, cho phù hợp với những tư tưởng, triết lý đương thời. Từ các truyền thuyết về Tín ngưỡng thờ Mẫu, người dân sáng tác chuyện, thơ, bài hát, điệu múa, trang phục, nghi lễ để lan truyền rộng rãi và lưu truyền cho các thế hệ tiếp sau. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, sau một thời gian dài bị ảnh hưởng của Phật Giáo và Đạo giáo, một phần bị thu hẹp (ví dụ như tín ngưỡng thờ Tứ Pháp), một phần phát triển đạt đến mức”Đạo”vào thế kỷ 17,18, thay thế dần Đạo giáo Trung Hoa. Đó là đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ gắn với vị Giáo chủ được người dân thần phục là Thánh mẫu Liễu Hạnh.Đạo Mẫu theo chân người Việt di cư vào Nam trong quá trình mở mang bờ cõi. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã giao thoa, tiếp biến với các tục thờ Mẫu của người Champa, người Khmer. Từ đó tạo nên các dạng thức địa phương của Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam ở cả ba miền Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ.  

Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủTín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ là sự kết hợp giữa tôn giáo bản địa và tôn giáo du nhập, vươn tới tầm Thần đạo, thể hiện qua việc đã có Quan niệm về tự nhiên, Cách sắp đặtthờ tự và Thực hành tín ngưỡng…  

Quan niệm về tự nhiên thông qua Tam phủ, Tứ phủHệ thống Tam phủ (hay quan niệm về tự nhiên và vũ trụ) bao gồm: Thiên phủ (miền trời); Nhạc phủ (miền rừng núi); Thủy phủ (miền sông nước). Đây là những lĩnh vực quan trọng nhất của một xã hội nông nghiệp.Cai quản Thiên phủ có Mẫu Thượng Thiên, làm chủ các quyền năng mây, mưa, sấm, chớp (tương tự như Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện).  Cải quản Nhạc phủ có Mẫu Thượng Ngàn, trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh.Cai quản Thủy phủ có Mẫu Thoải, trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp.Hệ thống Tứ phủ gồm Hệ thống Tam phủ có thêm Địa phủ. Cai quản Địa phủ là Mẫu Địa, quản lý đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống. Trong nhiều trường hợp Địa phủ và Nhạc phủ là một; Tứ phủ và Tam phủ là một.   

Hệ thống thần linh Tam phủ và Cách sắp đặt thờ tựĐạo Mẫu là một trong những tín ngưỡng Thần Đạo Việt Nam đã dung hòa nhiều yếu tố của Phật giáo, Đạo giáo (tôn giáo ngoại nhập) và tín ngưỡng của các vùng miền nên Hệ thống thần linh trong Đạo Mẫu Tam phủ rất đông đảo, song được phân thành các cấp bậc thờ tự:Hàng thứ nhất: Phía trên cùng là Phật Thích Ca, Quán Âm Bồ Tát (còn gọi là Phật Bà Quán Ấm), hai bên có Kim đồng, Ngọc nữ hầu cận.Hàng thứ hai: Tam vị đức vua (còn gọi là Ba vị vua cha hay Tam phủ ba vua) gồm:Vua Cha Thiên phủ, Ngọc Hoàng Thượng đế là cao nhất, có ban thờ riêng, hai bên Ngài là Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu; Vua Cha Nhạc phủ, Tản viên Sơn Thánh; Vua Cha Thoải phủ, Bát Hải Long Vương.Hàng thứ ba: Tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu đệ nhất Thượng Thiên; Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn; Mẫu đệ tam Thoải Cung.Trong Đạo Mẫu, tín đồ thường tập trung thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng xoay quanh hàng thứ ba, Tam tòa Thánh Mẫu trở xuống.Hàng Quan: Từ 5- 10 vị, gồm Ngũ vị Tôn quan: Quan đệ nhất Thượng Thiên, Quan đệ nhị Thượng Ngàn, Quan đệ Tam Thoải Cung, Quan đệ Tứ Khâm sai, Quan đệ ngũ Tuần tranh; Lục phủ Tôn quan.Hàng Chầu bà: Từ 4- 12 vị, trong đó có: Chầu đệ nhất Thượng Thiên, Chầu đệ nhị Thượng Ngàn, Chầu đệ tam Thoải Cung, Chầu đệ tứ Khâm Sai…Hàng ông Hoàng: Từ 5 – 10 vị, trong đó có: Hoàng Cả Thượng Thiên, Hoàng Đôi Thượng Ngàn, Hoàng Bơ Thoải phủ, Hoàng Bảy, Hoàng Mười…Hàng Cô: 12 vị, trong đó có: Cô Cả Thượng Thiên, Cô Đôi Thượng Ngàn, Cô Bơ Thoải Cung, Cô Chín Sòng Sơn, Cô bé Đông Cuông …Hàng Cậu: 12 vị, trong đó có: Cậu Hoàng Cả, Cậu Hoàng Đôi, Cậu Hoàng Bơ, Cậu Hoàng Tư Địa Phủ, Cậu Bé Bản Đền.…Hàng Ngũ Hổ và ông Lốt: 5 ông Hổ với màu sắc tượng trưng ngũ hành và 2 vị Thanh xà, Bạch xà Đại tướng quân. 

Sự khác nhau về số lượng các vị thần trong từng hàng (quan, chầu bà, ông hoàng, cô, cậu) do khác biệt trong quan niệm ở các vùng miền.Các thần linh Tứ phủ có nguồn gốc không chỉ là người Kinh mà còn thuộc các dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao, Champa, Khmer, Hoa…. Bên cạnh đó có nhiều vị vốn là những nhân vật lịch sử được thần thánh hóa như Lý Nam Đế, Trần Hưng Đạo… 

Thực hành tín ngường thờ Mẫu Tam phủThực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ không chỉ là các hoạt động nghi thức nhằm duy trì và lan truyền Đạo Mẫu Tam Phủ, mà còn chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, được cộng đồng trao truyền qua nhiều thế hệ. Cùng với Quan niệm về tự nhiên và Cách sắp đặt thờ tự, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ thể hiện triết lý về ứng xử giữa con người với con người, con người với tự nhiên. Trong đó, không chỉ đề cao vai trò của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình và xã hội, mà còn phản ánh sự tích hợp và dung hòa nhiều loại hình, sắc thái văn hóa truyền thống của các dân tộc. Từ đây, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững văn hóa cộng đồng và góp phần xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ có rất nhiều nghi thức, từ lễ phục, âm nhạc, hầu đồng, rước Mẫu, thỉnh kinh, rước đuốc đến lễ hội (gắn với nghi lễ cầu mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, quốc gia; cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe đáp ứng nhu cầu của đời sốngthường nhật)…là một trong những thành tố đặc sắc của văn hóa Việt Nam.Năm 2016, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Practices related to the Viet beliefs in the Mother Goddesses of Three Realms).

Đang xem: Diện tích phủ tây hồ

*

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (năm 2016).

Xem thêm: Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 4 Tập 1 Trang 24, Giải Vở Bài Tập Toán 4 Trang 24 Tập 1 Câu 1, 2, 3

Thánh Mẫu Liễu HạnhLiễu Hạnh là vị Thánh đứng đầu Đạo Mẫu Tam Phủ.Bà vốn là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng đế, 3 lần giáng trần. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều sắc, tôn phong là ”Mẫu nghi thiên hạ – Mẹ của muôn dân”,”Chế Thắng Hoà Diệu đại Vương”và đã quy y Phật giáo.Trong Điện thờ Tam phủ, Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên, ngồi chính giữa (trang phục màu đỏ), bên trái là Mẫu Thoải (trang phục màu trắng) và bên phải là Mẫu Thượng Ngàn (trang phục màu xanh). 

Lần giáng trần đầu tiênLần đầu tiên, Bà giáng sinh vào gia đình ông Phạm Huyền Viên tại thôn Quảng Nạp, xã Vỉ Nhuế, huyện Thái An, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam (nay là huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), được cha mẹ đặt tên là Phạm Tiên Nga.Bà giáng trần năm 1434 (thời vua Lê Thái Tông, vị hoàng đế thứ 2 triều Hậu Lê nước Đại Việt, trị vì 1433 – 1442) và trở về thượng giới năm 1473, vào năm 40 tuổi.Sau khi Bà mất, dân đã lập đền thờ, gọi là phủ Quảng Cung (phủ Nấp), nay thuộc xã Yên Đồng, huyệnÝ Yên, Nam Định. 

Lần giáng trần thứ haiLần thứ hai, Bà giáng sinh vào gia đình ông Lê Thái Công (Lê Đức Chinh) tại thôn An Hải, xã Thiên Hương – Vân Cát, huyện Thiên Bản, hạt Sơn Nam Hạ (nay là xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định), được cha mẹ đặt tên là Lê Giáng Tiên. Lần giáng trần này cách lần trước vào khoảng 120 năm.Lần này, Bà kết duyên với ông Trần Đào Lang, sinh được một người con trai tên là Nhân, một con gái tên là Hoà.Bà giáng trần năm 1557 (thời vua Lê Anh Tông, vị hoàng đế thứ 14 của nhà Hậu Lê, nước Đại Việt, trị vì 1556 -1572, thời Lê – Trịnh) và trở về thượng giới năm 1577, vào năm 21 tuổi.Sau khi Bà mất, lăng mộ và đền thờ Bà được lập ở Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định.  

Lần giáng sinh thứ baLần thứ ba, Bà giáng sinh vào một gia đình họ Hoàng tại xã Phú Long, huyện Nho Quan, Ninh Bình, được cha mẹ đặt tên là Hoàng Thị Trinh. Lần này Bà kết duyên với ông Mai Thanh Lâm, sinh được một con trai tên là Cổn. Nhưng chỉ hơn một năm sau đó, năm 19 tuổi, Bà trở về thượng giới.Sau khi Bà mất, người dân lập phủ thờ Bà và con trai (phủ Đồi Ngang hay phủ Cậu bé Đồi Ngang) tại xã Phú Long, huyện Nho Quan, Ninh Bình.Mỗi lần giáng sinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh đều dạy dân hành thiện, sống đời đạo đức. Từ lần thứ ba trở đi, Bà hóa thân cùng với hai hầu cận là Quỳnh Hoa và Quế Hoa đi chu du khắp nước, không chỉ nhiều lần thi triển thần thông giúp đỡ người lành, trừng trị kẻ ác, mà còn để lại biết bao thần tích và giai thoại. Các triều đại từ thời Hậu Lê trở về sau đều có ghi sự tích của Bà.  

Mẫu Liễu Hạnh một trong bốn vị thánh Tứ bất tửTheo truyền thuyết dân gian Việt Nam, Mẫu Liễu Hạnh là một trong bốn vị thánh Tứ bất tử:Tản viên Sơn Thánh là vị thần núi Tản Viên Ba Vì, tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên;Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh của tuổi trẻ;Chử Đồng Tử hay Chử Đạo Tử tượng trưng cho lòng hiếu nghĩa, hôn nhân và sự giàu có;Mẫu Thượng thiên hay Mẫu Liễu Hạnh tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, đức hạnh, trí tuệ.Ba vị thánh đầu tiên đều xuất hiện vào thời vua Hùng (vương triều Văn Lang, truyền được 18 đời). Vị thánh Tứ bất tử thứ ba là Chử Đồng Tử xuất hiện vào đời vua Hùng thứ 18 (tồn tại đến năm 258 TCN).Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1434, vào thời vua Lê Thái Tông (vị hoàng đế thứ 2 của triều Lê nước Đại Việt, trị vì năm 1433 – 1442). Như vậy, phải sau 1700 năm, người Việt mới bổ sung thêm cho mình một vị thánh Tứ bất tử thứ tư. Để lý giải cho câu chuyện này đã có rất nhiều giai thoại.Tín ngưỡng thờ Mẫu bản địa đã có từ thời xa xưa gắn với sự tích: Lạc Long Quân (nòi Rồng, Lạc Việt) và Âu Cơ (giống Tiên, Âu Việt) có phúc lành sinh trăm con trai, nở ra từ “Bọc trăm trứng”. Khi các con trưởng thành, 50 người con theo Cha Lạc Long Quân xuống biển, 50 người con theo Mẹ Âu Cơ lên núi.Mẹ Âu Cơ đưa người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đóng đô tại Bạch Hạc (Hạc trắng), Phú Thọ. Đó là vào thế kỷ thứ 7 TCN. Mẹ Âu Cơ được gọi là Quốc mẫu Âu Cơ.Thời bấy giờ, nước Văn Lang ngoài tín ngưỡng thờ Mẫu, có lẽ chỉ cần 3 vị thánh bất tử.Vào cuối thời Hùng Vương, thế kỷ 3 – thế kỷ 2 TCN, Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam.Vào thời kỳ Bắc thuộc (3 lần: năm 179TCN – 39; năm 43- 541; năm 602- 905), các triều đại Trung Quốc không ngừng thực hiện đồng hóa người Việt, nhằm biến Việt Nam thành quận huyện thông qua việc truyền bá văn minh Trung Hoa: Chữ nho, Đạo giáo (Đạo Khổng và Đạo Lão).Thời nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Đạo Phật ngày càng có vai trò quan trọng, được coi là Quốc giáo.Các tôn giáo ngoại nhập như Đạo Phật, Đạo giáo đã dần lấn át tôn giáo bản địa – Thần đạo Việt Nam.Song lịch sử cũng cho thấy, Đạo Phật, Đạo giáo ít có vai trò khi đất nước bị nạn ngoại xâm.Vào thời Hậu Lê, truyền thuyết về việc Rùa Thần cho mượn kiếm để đánh giặc Minh Trung Quốc là ví dụ tiêu biểu cho nhu cầu phục hưng Thần đạo Việt Nam để gắn kết cộng đồng, khơi dậy nguyên khí và sức mạnh quốc gia.Tiếp đó, Thần đạo Việt Nam (cùng với ngôn ngữ – chữ Nôm) cũng phải đủ mạnh, tương xứng với sức mạnh quân sự để mở mang bờ cõi về phương Nam; không chỉ thống nhất về đất đai mà còn phải thống nhất cả về văn hóa.Có lẽ từ nhu cầu xã hội to lớn đó mà các vị tinh hoa của dân tộc Việt đã sáng tạo ra một vị thánh Tứ bất tử mới – Thánh Liễu Hạnh. Đây không phải là một vị thánh mang tính cá nhân như 3 vị thánh trước, mà là vị Giáo chủ của một tổ chức – Đạo Mẫu, khởi nguồn từ một tín ngưỡng bản địa mạnh mẽ, để phục hưng và mở rộng văn hóa nước nhà.

Xem thêm: Diện Tích Khu Công Nghiệp Biên Hòa 2, Kcn Biên Hòa Ii

Các vị tinh hoa của dân tộc Việt cũng gửi gắm vào Thánh Mẫu Liễu Hạnh các triết lý văn hóa đương thời mà chính họ đang hướng tới:Trước hết, Bà là vị Thánh linh thiêng do kết nối được các quyền lực: Quyền lực Phật giáo, Bà quy y cửa Phật, trở thành Mã Vàng Bồ Tát; Quyền lực Đạo giáo, Bà được cho là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng Đế; Quyền lực Vương triều, Bà được các triều đại phong kiến từ thời Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều sắc, tôn phong là  ”Mẫu nghi thiên hạ – Mẹ của muôn dân”,”Chế Thắng Hoà Diệu Đại Vương”.Bà là người trải qua các cung bậc của đời người để hiểu nỗi vui khổ của chúng sinh, sự thịnh suy của chính thể và hết lòng hành thiện giúp đời qua 3 lần giáng trần ở các kiếp khác nhau và các lần giáng trần khác.Bà xuất thân là công chúa con vua, song con của Bà tại hai lần giáng trần đều không được nhiều người biết tới. Điều này cho thấy, không phải nguồn gốc xuất xứ mà chính là công tích hay điều tốt đẹp làm cho đời mới quyết định vị thế của mỗi con người. Bà giáng sinh hay hóa tại vùng đất nào đều như là sự chỉ báo về sự xuất hiện hoặc suy tàn của một dòng họ quyền lực, cũng như sự xuất hiện vị minh chủ mới của quốc gia.Bà không chỉ giúp đỡ những người dân nghèo khó, trừng trị bọn quan tham tàn ác, mà còn gặp gỡ giới tinh hoa, để hiểu học vấn và khả năng làm những điều tốt đẹp của họ, qua việc Bà gặp 2 lần và xướng họa thơ với vị tiến sĩ Phùng Khắc Khoan (năm 1528 -1613, tục gọi là Trạng Bùng)…Giới hiền tài – nguyên khí quốc gia sau này đã lập phủ Tây Hồ thờ Mẫu Liễu Hạnh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội. Đây cũng là minh chứng về sự tự do sáng tạo đặc sắc của người Việt. Trong hệ thống Thần đạo Việt Nam, có đủ chỗ để những kẻ sĩ muốn làm quan phát tài cho bản thân đến cầu xin Khai ấn như tại đền Trần Nam Định và cũng có đủ chỗ để những kẻ sĩ muốn làm điều tốt đẹp cho dân đến cầu xin Thức tỉnh như tại phủ Tây Hồ, Hà Nội.   

Phủ Tây Hồ, Hà NộiPhủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây, thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.Theo truyền thuyết, Thánh Mẫu Liễu Hạnh tái sinh đến ba lần để trải nghiệm các cung bậc của đời người. Từ Lần thứ ba trở đi, Bàhóa thân cùng với hai hầu cận là Quỳnh Hoa và Quế Hoa đi chu du khắp nước.Khi qua Hồ Tây, thấy đây là nơi sơn thủy hữu tình, Thánh Mẫu bèn lưu lại mở quán nước có tên”Tây Hồ Phong Nguyệt”, làm cớ vui thú văn chương và tìm kiếm hiền tài.Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan (1528-1613) trong lần đi thuyền trên hồ, thấy cảnh đẹp, bèn ghé vào quán. Gặp nhau tâm đầu ý hợp, họ cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán”, mà nay vẫn mãi lưu truyền. Về sau, khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì không thấy quán và người, bèn cho lập đền thờ người tri âm.Tại Việt Nam, nơi thờ thần, thánh được gọi là đền, song những nơi liên quan trực tiếp tới Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì được dân gian gọi là phủ. 

Phủ Tây Hồ, Hà Nội nằm trên một diện tích không lớn, lại mang nhiều chức năng của Đạo Mẫu, nên các công trình có bố trí đan xen nhau.Phủ Tây Hồ hiện tại có bố cục theo hướng Tây ra phía hồ, gồm các hạng mục công trình chính: Nghi môn ngoại, Nghi môn nội, Điện thờ, Lầu Sơn Trang, am Cô, am Cậu và các công trình phụ trợ khác trong Đạo Mẫu Tam phủ. 

*

Phủ Tây Hồ, nằm dọc trên một đoạn Hồ Tây, Hà Nội

*

Phối cảnh tổng thế không gian chính phủ Tây Hồ, Hà Nội

*

Người dân đi lễ phủ Tây Hồ, cầu xin Thánh Mẫu Liễu Hạnh sự ấm no, an lành, gắn bó, vị thế và tình thương yêu 

*

Thầy đồ viết sớ tại phủ Tây Hồ, Hà Nội 

Nghi môn ngoại và Nghi môn nộiNghi môn ngoại và Nghi môn nội phủ Tây hồ gắn với con đường đi bộ ven hồ Tây tới phủ.Nghi môn ngoại là lối vào phủ, là một tam quan với 3 khối cổng, được giới hạn bởi 4 trụ biểu. Hai trụ biểu chính, đỉnh trụ trang trí tứ phượng. Hai trụ biểu nhỏ hai bên, đỉnh trụ trang trí con nghê chầu. Cả 4 trụ biểu đều cóthân trụ phía trên trang trí các ô lồng đèn, giữa là ô trang trí câu đối, đế thắt dạng cổ bồng. Cả 3 khối cổng đều cao 2 tầng. Tầng 2 có mái chồng diêm 2 tầng, 8 mái.Nghi môn nội nằm sát ngay Điện thờ, là lối ra khỏi phủ. Nghi môn chỉ có một cổng ra vào, được giới hạn bởi 4 trụ biểu. Vòm cổng được giới hạn bởi hai trụ biểu chính, đỉnh trụ trang trí tứ phượng. Hai trụ biểu nhỏ hai bên, đỉnh trụ trang trí con nghê chầu. Cả 4 trụ biểu đều trang trí như 4 trụ biểu tại Nghi môn ngoại.Giữa của hai trụ biểu chính và phụ là mảng tường đắp phù điêu hổ và rồng. Khối cổng chính cao 2 tầng. Tầng 2 có tường bao 4 phía trổ lỗ tròn, 4 mái. 

*

Nghi môn ngoại, phủ Tây Hồ, Hà Nội

*

Nghi môn nội, phủ Tây Hồ, Hà Nội

Điện thờĐiện thờ gồm 2 công trình đặt song song với nhau: Tiền đường và Chính điện.Tiền đường 3 gian. Phía trước Tiền đường có một hàng hiên được trang trí như một cổng Tam quan (Hiên tam quan) với các trụ biểu, vòm cổng…Chính giữa Tiền đường nhô lên một lầu với mái chồng diêm 2 tầng, 8 mái. Đây là kiểu dáng được cho là phỏng theo kiến trúcĐạo giáo Trung Quốc. Chính điện có mặt bằng hình “chữ đinh” hay chữ T, gồm tòa Bái đường và tòa Hậu đường đặt dọc.Tòa Bái đường 3 gian, đầu hồi bít đốc, 2 mái, phía trước có một mái hiên kết nối với với tòa Tiền đường.Tòa Hậu đường 3 gian, mái 2 tầng, 4 mái.Dọc theo Điện thờ có một dãy Tả vu như một hành lang phục vụ cho việc đi lại của khách đến lễ phủ.Điện thờ đặt các ban thờ Tam phủ công đồng theo nghi lễ Đạo Mẫu.Lớp ngoài cùng, tại Tiền đường là ban thờ Tam phủ công đồng, gồmvua Cha Thiên phủ, Ngọc Hoàng Thượng đế, hai bên là Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu; Phía dưới là hàng Ngũ vị Tôn ông (Tôn quan), Hoàng Bảy, Hoàng Mười, Hội đồng các quan.Lớp giữa tại Hậu cung là ban thờ TamTòa Thánh Mẫu, có cửa võng đề “Tây Hồ phong nguyệt” và đôi câu đối ca ngợi Thánh Mẫu Liễu Hạnh;Lớp trong cùng tại Hậu cung là nơi đặt tượng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh và hai hầu cận là Chầu Quỳnh, Chầu Quế. Trên cao là bức đại tự “Thiên tiên trắc giáng” và “Mẫu nghi thiên hạ”. 

*

Tiền đường, phủ Tây Hồ, Hà Nội

*

Ban thờ Tam phủ công đồng tại Tiền đường phủ Tây Hồ, Hà Nội

*

Ban thờTamTòa Thánh Mẫu tại Hậu cung phủ Tây Hồ, Hà Nội

*

Ban thờThánh Mẫu Liễu Hạnh tại Hậu cung phủ Tây Hồ, Hà Nội

Lầu Sơn TrangPhủ Tây Hồ có một sân trong rộng, 3 mặt là Điện thờ, lầu Sơn Trang và Nhà khách, mặt kia mở ra Hồ TâyLầu Sơn Trang nằm bên trái Điện thờ, nằm tại mặt Đông của sân trong.Lầu Sơn Trang 3 gian, mái chồng diêm, 2 tầng, 8 mái.Ban thờ có 2 tầng. Tầng trên thờ Quán Âm Bồ Tát, hai bên có Kim đồng, Ngọc nữ hầu cận.Tầng dưới, gian giữa là ban thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn; hai gian hai bên thờ Nhị vị Vươngbà, hóa thân của Mẫu Thượng Ngàn; 12 vị Chầu bà; tổng cộng là 15 vị. 

*

Sân trong phủ Tây Hồ, Hà Nội

*

Lầu Sơn Trang, phủ Tây Hồ, Hà Nội

*

Ban thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn trong lầu Sơn Trang, phủ Tây Hồ, Hà NộiTrên bề mặt Nghi môn ngoại, Nghi môn nội, Điện thờ, lầu Sơn Trang của phủ Tây Hồ có nhiều bức đắp nổi tinh tế theo các chủ đề Tứ linh, Tứ quý….Bên trái lầu Sơn Trang có một tòa nhà Khách.Phía ngoài sân phủ, phía trước tòa Tiến đường có hai am nhỏ thờ Cô và Cậu.Tại sân trong phủ cógiá để chuông,một cây si cổ thụ, đã được công nhận là “cây di sản Việt Nam”.Phủ Tây Hồ hiện còn lưu giữ được một khối lượng di vật khá phong phú, mang giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật thuộc thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 như bộ tượng tròn gần 300 pho, hoành phi, câu đối… Phía Bắc, sát Phủ Tây Hồ là đền Kim Ngưu (đền Trâu Vàng).

*

Lầu cô, Lầu cậu đặt phía trước Điện thờ phủ Tây Hồ Hà Nội

*

Giá chuông tại sân trong phủ Tây Hồ, Hà

*

Cây si cổ thụ bên trong sân phủ Tây Hồ, Hà NộiPhủ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh – Phủ Tây Hồ là một địa danh lịch sử, văn hóa đặc sắc của Hà Nội, là một trong công trình chính của Đạo Mẫu, Thần Đạo Việt Nam và là nơi thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. 

-Xem video Phủ Tây Hồtại đây

– XemPhủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu Liễu Hạnhtại Phủ Dày, Vụ Bản, Nam Định tại đây- XemPhủ Quảng Cung, Ý Yên, Nam Địnhtại đâyXem các bài viết về chùa Việt Nam tại đâyXem các bài viết về đình, đền Việt Nam tại đâyXem các bài viết về Di sản văn hóa thế giới tại đây

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích