Giải Đáp Diện Tích Phòng Bếp Hợp Lý Và Đúng Tiêu Chuẩn? Diện Tích Phòng Bếp Bao Nhiêu M2 Là Hợp Lý

Bạn đang muốn thiết kế nhà bếp nhưng băn khoăn không biết diện tích phòng bếp bao nhiêu mét vuông là lý tưởng nhất. Bạn lo lắng rằng gian bếp nhà mình sẽ quá to hoặc quá nhỏ so với tổng thể căn nhà hoặc không phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đừng lo, bài viết sau sẽ bật mí cho bạn kích thước nhà bếp tối thiểu và phù hợp nhất với gia đình bạn. Từ đó bạn có thể điều chỉnh diện tích sao cho chúng tiện lợi và mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Đừng bỏ lỡ nhé!

Có rất nhiều dạng nhà bếp khác nhau tùy thuộc theo công năng sử dụng như: bếp ăn dân dụng, bếp ăn nhà hàng khách sạn, bếp ăn chung ở những căn homestay, bếp ăn tập thể,… Tất nhiên kích thước của chúng sẽ khác nhau. Diện tích bếp nhà hàng phục vụ hàng trăm hàng ngàn thực khách sẽ lớn hơn rất nhiều so với diện tích bếp và phòng ăn của 1 gia đình. Diện tích bếp ăn mầm non cũng sẽ khác so với diện tích bếp ăn tập thể trong quân đội. Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp diện tích bếp lý tưởng nhất với bếp ăn gia đình.

Đang xem: Diện tích phòng bếp hợp lý

1. Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn là bao nhiêu?

*

Diện tích nhàbếp tiêu chuẩn

Một không gian bếp được xem là lý tưởng khi và chỉ khi người nội trợ thấy thoải mái mỗi khi nấu nướng, các thành viên khác cũng di chuyển dễ dàng.Các thiết bị máy móc có chỗ đặt hợp lý không vướng víu cản đường. Điều quan trọng nữa là bếp không bị bí mà thông thoáng vừa đủ để mùi dầu mỡ thức ăn có thể thoát ra ngoài.

Diện tích căn bếp không có quá nhiều không gian thừa. Số lượng thành viên của mỗi gia đình là khác nhau và đặc biệt cảm nhận của mỗi người về không gian hẹp rộng cũng khác biệt. Có thể từng ấy mét vuông với người này là rộng nhưng với người kia lại là chật. Vì vậy phòng bếp bao nhiêu mét vuông thì hợp lý sẽ không có 1 con số chính xác mà sẽ được căn cứ vào không gian sống, diện tích tổng thể ngôi nhà đang có, số lượng người sinh hoạt trong gia đình.

Dựa theo nguyên tắc tính toán diện tích bếp tiêu chuẩn của Việt Nam sẽ rơi vào 15m2 đối với gia đình 2 người. 20m2 đối với gia đình 3 người. Với gia đình 4 người có trẻ nhỏ thì diện tích lý tưởng có thể là 22m2, 25m2 vì các em bé rất hiếu động nên không gian cũng phải rộng hơn để tránh va đập. Với các căn chung cư, nhà ở ngóc ngách trên phố thì diện tích bếp sẽ được giảm tối đa đảm bảo gọn gàng tiện dụng còn nhà ở vùng ngoại ô thì bếp có thể được làm tối đa tận dụng đất rộng.

2. Diện tích phòng bếp tối thiểu là bao nhiêu mét vuông?

Theo các nhà thiết kế nội thất thì diện tích bé nhất cho 1 gian bếp sẽ là 12m2. Đây là diện tích tối thiểu đủ để kê bếp nấu, đặt bàn ăn mà vẫn đảm bảo đủ không gian xoay sở nấu nướng đi lại và thoát mùi cho bếp. Tất nhiên với diện tích khiêm tốn thì sẽ khó để bạn bày biện bàn ăn lớn 6 chỗ, 8 chỗ mà chỉ đủ với bàn ăn gỗ nhỏ cho 4 người với kiểu ghế đơn giản. Tủ lạnh 1 cánh thích hợp hơn tủ lạnh đôi.

Bếp nấu bạn có thể cân nhắc đến bếp từ đơn thay vì bếp gas đôi cồng kềnh. Nói cách khác với diện tích phòng bếp tối thiểu thì bạn cũng phải bố trí thiết bị nhà bếp nhỏ xinh phù hợp cho không gian gọn gàng thoáng đãng.

3. Các nguyên tắc về khoảng cách đồ đạc trong nhà bếp

*

Một số nguyên tắc khoảng cách đồ đạc trong bếp

Bên cạnh những thông số về diện tích phòng bếp thì khoảng cách giữa các thiết bị đồ dùng trong bếp cũng rất quan trọng để giúp người dùng không cảm thấy vướng víu. Cụ thể như sau:

Khoảng cách từ sàn nhà bếp đến bàn bếp nên rời vào khoảng 80cm đến 90cm để đảm bảo vừa tầm tay người lớn, không gây mỏi trong quá trình nấu nướng.

khoảng cách giữa tủ bếp trên và đỉnh tủ dưới của bếp rơi vào tầm 60cm – 80cm, máy hút mùi cũng tương tự để tránh người nội trợ bị cụng đầu trong quá trình nấu ăn.

Xem thêm: Cách Tính Nhanh Kết Cấu Nhà Dân,, Cách Tính Nhanh Kết Cấu Nhà Dân

50cm là khoảng cách lý tưởng từ bồn/ chậu rửa đến bếp gas để tránh nước bắn vào bếp và thuận tiện cho bạn vừa sơ chế vừa nấu nướng thức ăn. dưới khu vực bếp gas.

Lối đi từ tường đến cạnh bàn bếp, khoảng cách giữa 2 bàn bếp này nên để tối thiểu là 0,9m và lên đến 1,2m nếu tính trường hợp có người thứ 2 đi lại sau lưng người nấu.

4. Diện tích phòng bếp và cách bố trí cụ thể

4.1 Bố trí nhà bếp hình chữ U

*

Bố trí nhà bếp hình chữ U

Cách bố trí nhà bếp này thích hợp với những căn bếp có diện tích lớn từ 25m2 trở lên. Chúng sẽ tận dụng được không gian bếp rộng lớn và mang đến sự thuận tiện hệ thống trong quá trình nấu nướng và thưởng thức món ăn. Bạn có thể hình dung quy tắc hình chữ U là khi bàn bếp, chậu rửa và tủ lạnh nối liền tạo thành hình chữ U với 2 đầu dài, có khoảng không ở giữa.

Với thiết kế bếp hình chữ U sẽ có 2 tủ bếp dưới song song với nhau và, khoảng cách tuyệt vời nhất giữa chúng là khoảng trên 1m. Như vậy người nấu có thể di chuyển thoải mái từ khu vực này đến khu vực khác.

4.2 Diện tích phòng bếp bao nhiêu nên bố trí hình chữ L?

*

Bố trí nhà bếp chữ L phù hợp diện tích vừa, khắc phục không gian chết như cột nhà

Quy tắc chữ L thích hợp với các diện tích phòng bếp cỡ vừa khoảng 20m2 và đặc biệt thích hợp với không gian có góc chết như cửa mở ra nhà vệ sinh, cột nhà… Lúc này thì các khu vực chức năng rửa thực phẩm, chế biến thực phẩm, bày biện sẽ được sắp xếp thành hình chữ L. Đây là cách sắp xếp không gian phổ biến nhất hiện nay với những gia đình 3,4 người. Chúng khiến không gian bếp được mở rộng hơn và tiết kiệm được tối đa mọi ngóc ngách. Bạn có thể bố trí thêm bàn đảo bếp vào vị trí trung tâm chữ L cũng rất hợp lý.

4.3 Quy tắc bố trí nhà bếp hình chữ I

*

Bố trí nhà bếp hình chữ I

Cách bố trí bếp hình chữ I phù hợp với những căn bếp khiêm tốn nhỏ hơn 20m2, bếp của gia đình 1 người ở hoặc vợ chồng mới cưới. Theo đó thì khu vực bồn rửa, bếp nấu sẽ được thiết kế chạy dài 1 đường duy nhất. Đặc biệt cách bố trí này còn mang lại tính liền kề cao về không gian, nhiều gia đình sẽ kết hợp ngăn khu bếp với phòng cách bằng chính đường chữ I này.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Xuống Dòng Trong Excel Và Google Spreadsheets Dễ Đơn Giản Nhất

5. Các sai lầm khi lựa chọn diện tích phòng bếp cần tránh

Quan niệm sai lầm bếp làm càng rộng càng thoải mái, cơi nới hết mọi diện tích có thể để làm bếp. Từ đó dẫn đến việc diện tích bếp không hài hòa với tổng quan căn nhà

Lãng phí không gian, không phân bố đều diện tích nhà bếp. Có khu vực chồng chất chật chội nhưng có khu vực lại để thừa bỏ không

Trong quá trình ước lượng diện tích bếp không tính đến các phần như đá ốp mặt bếp, ốp tường,… Do đó đến khi thi công thực tế sẽ có chút chênh lệch, không thoải mái

Thiết kế theo mốt mà không cân nhắc xem phong cách đó có phù hợp với kích thước, nhu cầu sử dụng và tổng quan căn nhà hay không

Không tham khảo ý kiến của kiến trúc sư hay người có chuyên môn dẫn đến việc thiết kế không vừa ý phải sửa đi sửa lại cải tạo diện tích nhiều lần.

Trên đây là hướng dẫn về việc lựa chọn diện tích phòng bếp tiêu chuẩn cho 1 bếp ăn gia đình. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có những kiến thức hữu ích để quyết định thiết kế 1 không gian bếp vừa vặn thoải mái, ấm cúng cho gia đình mình. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo về các yếu tố hướng bếp theo phong thủy, review thiết bị nhà bếp!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích