Lý Thuyết Diện Tích Hình Lăng Trụ Đứng Toán 8, Diện Tích, Thể Tích Hình Lăng Trụ Đứng

+ AA1 ; BB1 ; CC1 ; DD1 song song với nhau và bằng nhau, chúng được gọi là các cạnh bên

+ Hai mặt ABCD và A1B1C1D1 là hai đáy. Hình lăng trụ trên có hai đáy là tứ giác nên gọi là lặng trụ tứ giác, kí hiệu : ABCD.A1B1C1D1

Chú ý:

– Hình hộp chữ nhật, hình lập phương cũng là hình lăng trụ đứng.

Đang xem: Diện tích hình lăng trụ đứng

– Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng.

2. Diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng tổng diện tích các mặt bên hoặc bằng chu vi đáy nhân với chiều cao.

Sxq = 2p.h

p là nửa chu vi đáy, h là chiều cao

3. Diện tích toàn phần hình lăng trụ đứng

Diện tích toàn phần của hình lăng trụ bằng tổng các diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.

4. Thể tích hình lăng trụ đứng

Thể tích hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao

V = S. h

S: diện tích đáy

h: chiều cao

Bài 32 trang 115 sách giáo khoa Toán lớp 8 tập II 

Hình 51.b biểu diễn một lưỡi rìu bằng sắt, nó có dạng một lăng trụ đứng, BDC là một tam giác cân.

Hãy vẽ thêm nét khuất, điền thêm chữ vào các đỉnh rồi cho biết

a)AB song song với những cạnh nào?

b)Tính thể tích lưỡi rìu?

c) Tính khối lượng của lưỡi rìu, biết khối lượng riêng của sắt là 7,874 kg/dm3 (phần cán gỗ bên trong lưỡi rìu là không đáng kể).

*

GIẢI:

AB // KD; AB // IC.

Diện tích đáy: ( 4 . 10 ) : 2 = 20 (cm2)

Thể tích lưỡi rìu:

20.8 = 160 (cm3) = 0,16 (dm3)

Khối lượng của lưỡi rìu: 7,874.0,16 ≈ 1,26 (kg)

Bài 33 trang 115 sách giáo khoa Toán lớp 8 tập II 

Hình 52 là một lăng trụ đứng, đáy là hình thang vuông.

*

Hãy kể tên:

a) Các cạnh song song với cạnh AD

b) Cạnh song song với AB

c) Các đường thẳng song song với mặt phẳng (EFGH).

Xem thêm: Giải Phương Trình Bằng Cách Đặt Ẩn Phụ Giải Phương Trình Chứa Căn Lớp 10

d) Các đường thẳng song song với mặt phẳng (DCGH)

GIẢI:

a) Các cạnh song song với AD là BC, FG, EH.

b) Cạnh song song với AB là EF..

c) Các đường thẳng song song với mặt phẳng (EFGH) là AB, BC, CD và AD.

Các đường thẳng song song với mặt phẳng (DCGH) là AE, BF.

Bài 34 trang 116 sách giáo khoa Toán lớp 8 tập II 

Tính thể tích của hộp xà phòng và hộp sô – cô – la trên hình 53, biết:

a) Diện tích đáy hộp xà phòng là 28cm2

b) Diện tích tam giác ABC ở hình 114b là 12cm2

*

GIẢI

Thể tích của hộp xà phòng là: 28.8 = 224 (cm3).

Thể tích của hộp sô-cô-la là: 12.9 = 108 (cm3).

Bài 35 trang 116 sách giáo khoa Toán lớp 8 tập II 

Đáy của một lăng trụ đứng là tứ giác, các kích thước cho theo hình 54. Biết chiều cao của lăng trụ là 10cm. Hãy tính thể tích của nó.

*

Hướng dẫn:

Diện tích đáy là tổng diện tích của hai tam giác ABC và ADC.

Xem thêm: Giải Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Tuần 14, Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Tuần 14

Giải:

Diện tích đáy của lăng trụ đứng là:

<{{S}_{ABCD}}={{S}_{ABC}}+{{S}_{ADC}}>

<=frac{1}{2}AC.BH+frac{1}{2}AC.DK>

<=frac{1}{2}.8,3+frac{1}{2}.8,4=12+16=28left( c{{m}^{2}} ight)>

Thể tích của lăng trụ đứng là:

28.10 = 280 (cm3).

 

Bài viết gợi ý:
1. Quan hệ giữa đường thẳng và mặt phẳng trong không gian – lớp 8 2. Hình hộp chữ nhật, hình lập phương và thể tích 3. Trường hợp đồng dạng của tam giác vuông 4. Những trường hợp đồng dạng của tam giác 5. Lý thuyết hai tam giác đồng dạng 6. Tính chất đường phân giác của tam giác – lớp 8 7. Định lí đảo và hệ quả của định lí Talet – lớp 8

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích