Sự Khác Nhau Giữa Diện Tích Giọt Gianh, Cách Tính M2 Xây Dựng Theo Giọt Gianh Mái

Diện tích xây dựng là gì? Cách tính diện tích xây dựng – diện tích sàn xây dựng là thắc mắc của nhiều người khi chuẩn bị xây dựng công trình hoặc mua bán nhà đất. Những thông tin, khái niệm cơ bản và các vấn đề liên quan đến xây dựng chúng ta có thể nghe hằng ngày. Tuy nhiên, để hiểu rõ về nó thì không phải ai cũng biết. Đó chính là lý do lingocard.vn chia sẻ bài viết này!

*

1. Diện tích xây dựng

a. Diện tích xây dựng là gì?

Diện tích xây dựng nhà ở là tổng thể diện tích sàn sử dụng và phần hình chiều mặt bằng mái công trình. Diện tích này khác với diện tích sử dụng của ngôi nhà như thế nào? Nếu diện tích sử dụng của ngôi nhà là phần thông thủy, trừ cột, tường thì diện tích xây dựng nhà là diện tích phủ bì để tính mật độ xây dựng, giao thầu trọn gói.

Đang xem: Diện tích giọt gianh

*

b. Công thức tính diện tích xây dựng phổ biến:

Diện tích móng tính bằng 50 – 70% diện tích một sàn theo đơn giá xây thô.Diện tích sàn từng tầng được tính bằng 100% diện tích “giọt gianh” mái tầng đó (hay sàn tầng trên kế tiếp), tính phủ bì.Diện tích bể nước, bể phốt tính 60 – 75% diện tích mặt bằng một sàn theo đơn giá xây thô (hoặc tính theo thể tích phủ bì của bể).Mái tôn của nhà tầng tính bằng 75% diện tích mặt bằng sàn.Mái ngói (bên dưới có làm trần giả) tính bằng 100% diện tích mặt sàn chéo theo mái.Mái ngói (đổ sàn bê tông rồi mới lợp thêm ngói) tính bằng 150% diện tích mặt sàn chéo theo mái.Sân thượng có dàn lam bê tông, sắt trang trí (dàn Phec – pelgolas) tính bằng 75% diện tích mặt bằng sàn.Sân thượng, ban công không có mái che tính 50% diện tích mặt bằng sàn.Lô gia tính 100% diện tích.

2. Diện tích sàn xây dựng

a. Diện tích sàn xây dựng là gì?

Diện tích sàn xây dựng là tổng diện tích sàn xây dựng (kể cả ban công) của tất cả các tầng. Diện tích sàn xây dựng thường được dùng để xác định giá xây dựng (dự toán xây dựng) của công trình.

*

b. Cách tính diện tích sàn xây dựng:

Diện tích sàn xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích khác (Phần móng, mái, sân, tầng hầm)

Trong đó: Diện tích sàn sử dụng: Diện tích sử dụng có mái (BTCT, tôn, ngói đóng trần, ngói dưới là sàn BTCT trên mới lợp mái… tóm lại là cứ chỗ nào lợp mái, bao gồm cả ô cầu thang, giếng trời…) tính 100%.

3. Diện tích tim tường

– Nhắc đến khái niệm các loại diện tích trong xây dựng, chúng ta không thể bỏ qua định nghĩa diện tích tim tường.

Tim tường là cách tính diện tích căn hộ đo từ tim tường. Diện tích tim tường sẽ tính bao gồm: Từng bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.

Xem thêm: Một Số Bài Tập Cân Bằng Phương Trình Lớp 8 Có Đáp Án, Dạng Bài Tập Cân Bằng Pthh Lớp 8 Đầy Đủ Nhất

Diện tích tim tường thường dùng để xác định diện tích xây dựng của các căn hộ chung cư. Đối với các dạng căn hộ này, diện tích xây dựng chính là diện tích tim tường.

4. Diện tích thông thủy

– Diện tích thông thủy là diện tích giữa mép tường trong cùng của tầng 1 như hình dưới đây, khái niệm này thường áp dụng cho cả nhà phố, nhà liền kế, biệt thự và kể cả căn hộ chung cư.

*

5. Diện tích các phòng

– Diện tích các phòng là diện tích các phần sử dụng đều tính theo kích thước thông thủy (trừ bề dày của tường, vách, cột kể cả lớp trát nhưng không được trừ bề dày của lớp vật liệu ốp tường và chân tường).

6. Diện tích sử dụng 

Diện tích sử dụng của mỗi căn hộ là tổng diện tích ở và diện tích phụ sử dụng riêng biệt. Đối với nhà ở nhiều căn hộ thì diện tích sử dụng của mỗi căn hộ là diện tích sử dụng riêng biệt của từng căn hộ cộng với phần diện tích phụ dùng chung cho nhiều hộ phân bổ theo tỷ lệ với diện tích ở của từng căn hộ.

Diện tích ở: Là tổng diện tích các phòng chính dùng để ở bao gồm: Phòng ở (ăn, ngủ, sinh hoạt chung, phòng khách…) + Các tủ tường, tủ xây, tủ lẩn có cửa mở về phía trong phòng ở + Diện tích phần dưới cầu thang bố trí trong các phòng ở của căn hộ (Nếu chiều cao từ mặt nền đến mặt dưới cầu thang dưới 1.60m thì không tính phần diện tích này).

Xem thêm: Cách Dạy Con Tính Kiên Nhẫn Với 5 “Chiêu” Đơn Giản, Dạy Trẻ Kiên Trì

Diện tích phụ: Là tổng diện tích các phòng phụ hoặc bộ phận sau đây: Bếp (chỗ đun nấu, rửa, gia công, chuẩn bị, không kể diện tích chiếm chỗ của ống khói, ống rác, ống cấp, thoát nước…) + hàng lang, cầu thang, lối đi + phòng tắm rửa, giặt, xí, tiểu và lối đi bên trong các phòng đối với nhà ở thiết kế khu vệ sinh tập trung + kho + một nửa diện tích lô gia + một nửa diện tích ban công.

*

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích