Diện Tích Ga Đà Lạt Kiến Trúc Cổ Nhất Việt Nam, Nhà Ga Đà Lạt

Đó là nhà ga Đà Lạt. Đây là ga xe lửa của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, cũng là nhà ga xe lửa duy nhất của khu vực Tây Nguyên. Ga Đà Lạt là một công trình kiến trúc cổ kính đẹp bậc nhất của thành phố Đà Lạt, được coi là nhà ga xe lửa cổ đẹp nhất Việt Nam và Đông Dương.

Đang xem: Diện tích ga đà lạt

*

Là một công trình có quy mô không lớn, song với kiến trúc đặc sắc, hài hoà với thiên nhiên, ga Đà Lạt là một công trình đẹp, là điểm nhấn đô thị.

Xem thêm: Cách Tính Nguyên Hàm Bằng Máy Tính Thế Lực, Tính Nhanh Nguyên Hàm

*

Đây là một trong những nhà ga được người Pháp xây dựng sớm và được coi là nhà ga đẹp nhất Đông Dương

*

Kiến trúc công trình mang đậm dấu ấn bản địa và có tỉnh biểu tượng cao. Ba chóp mái tượng trưng cho ngọn núi Lang Biang trên cao nguyên và cũng mang bóng dáng nếp nhà rông Tây Nguyên

*

Công trình có bố cục đăng đối. Phía dưới 3 chóp mái là hai sảnh vào, sảnh bên trái là dành cho khách đi tầu, sảnh bên phải là nơi vận chuyển hàng hoá

Ga Đà Lạt được xây dựng từ năm 1932 và hoàn thành năm 1938, nằm trong kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt, kết nối thành phố cao nguyên với tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội – Sài Gòn tại Phan Rang (Ninh Thuận). Tuyến đường sắt này dài 84km, với độ chênh cao toàn tuyến là 1500m, được khởi công từ năm 1908 theo lệnh của toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Năm 1932 tuyến đường hoàn thành cũng là thời điểm xây dựng ga Đà lạt. Đây là một tuyến đường sắt đặc biệt bởi có 16km đường sắt răng cưa leo dốc, với độ dốc trung bình là 12%. Vào thời điểm bấy giờ, đường sắt răng cưa và đầu máy răng cưa được coi là độc đáo nhất thế giới, chỉ có ở Thuỵ Sỹ và Việt Nam.

Xem thêm: Diện Tích Nhà Hát Hòa Bình Quận 10, Giới Thiệu Về Nhà Hát Hòa Bình

*

Trên tường đỉnh chóp mái giữa có một chiếc đồng hồ hình tròn, phía dưới là chữ “DA LAT” trong ô cửa

*

Công trình sử dụng vật liệu – kết cấu bê tông kết hợp tường xây và mái ngói

Từ khi có tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt và nhà ga Đà Lạt, thì lượng du khách đến với thành phố du lịch và nghỉ dưỡng ngày càng nhiều, là một động lực phát triển thành phố. Tuyến đường sắt này tồn tại tới năm 1972 thì bị phá huỷ bởi chiến tranh. Năm 1975, đất nước thống nhất, tuyến đường sắt lại được khôi phục và hoạt động trong một thời gian ngắn thì ngưng hẳn do hiệu quả kinh tế kém. Từ năm 1980 tới năm 2004, ngành đường sắt Việt Nam dần dần cho tháo dỡ hệ thống đường ray của tuyến này; và dấu vết của đường sắt răng cưa độc đáo cũng không còn.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích