Năm 2021 Diện Tích Đất Tối Thiểu Là Bao Nhiêu Mét Vuông Thì Được Cấp Sổ Đỏ ?

Hiện nay, vào đầu năm UBND tỉnh/thành phố sẽ ban hành khung giá đất của địa phương – Căn cứ vào văn bản pháp lý này để xác định diện tích tối thiểu để được cấp sổ đỏ, làm sổ đỏ. Như vậy, mỗi tỉnh thành phố ở Việt Nam sẽ có quy định riêng về diện tích được cấp sổ đỏ:

Thưa Luật sư, tôi là con thứ 2 trong gia đình, bố tôi sinh năm 1948, mẹ tôi sinh năm 1952. Xin hỏi:

1. Nếu bố, mẹ tôi bán đất mà tôi không được biết (không được tham gia) thì tôi có quyền gì không? (miếng đất đấy khi mua tôi cũng có một ít tiền trong đấy nhưng không có giấy tờ và sau khi mua xong tôi đã để bố,mẹ tôi đứng tên)

2. Ông ngoại tôi mất năm 1987, nay bà ngoại tôi bệnh nặng cuộc sống được tính theo ngày giờ. Trưa nay tôi vô tình được biết, bác, các dì và các cậu gọi mẹ tôi vào nói là bàn về việc làm giỗ cho ông ngoại nhưng thực ra là bàn về việc chia đất để làm sổ đỏ cho mọi người (mẹ tôi là con thứ 2 trong gia đình và tôi được biết khi mẹ tôi là người luôn phải gánh vác mọi chuyện, ai cũng nói mẹ tôi vất vả thậm chí còn nghỉ học để cho bác và các dì,các cậu được đi học, đến bây giờ thì mọi người không còn nhớ đến những chuyện đấy nữa, mẹ tôi bị tai biến 2 năm nay nên nhiều lúc không được tỉnh táo). Nội dung như sau: 3 cậu con trai được 2/3 diện tích đất mặt tiền hướng ra đường chính, còn 6 chị e gái được 1 phần nhưng mặt tiền nằm ở trong ngõ. Quý luật cho tôi hỏi như vậy có đúng với luật pháp không?

3. Tối thiểu có bao nhiêu mét vuông đất thì mới làm được sổ đỏ?

Xin chân thành cảm ơn!

*

Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Vấn đề 1:

Căn cứ Điều 188 Luật đất đai năm 2013 quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Đang xem: Diện tích đất tối thiểu là bao nhiêu mét vuông thì được cấp sổ đỏ

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”.

Như vậy để thực hiện các quyền của người sử dụng đất cần phải đáp ứng các các điều kiện quy định tại Điều 188, trong đó có điều kiện là phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có nghĩa là người thực hiện các quyền đó phải là người đứng tên trong Giấy chứng nhận. Nếu mảnh đất đó bố, mẹ bạn là người đứng tên trên sổ đỏ thì về mặt pháp lý, bạn không có quyền gì đối với mảnh đất đó.

Vấn đề 2:

Trong trường hợp bà bạn chết, di sản thừa kế sẽ được chia theo di chúc mà bà bạn để lại. Nếu bà bạn không để lại di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực pháp luật thì di sản sẽ chia theo pháp luật.

Căn cứ Điều 651 Bộ luật dân Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Theo đó, các cô, cậu, bác và mẹ bạn (con ruột của người để lại di sản) sẽ là người thừa kế theo pháp luật và mỗi người sẽ được hưởng phân di sản bằng nhau. Tuy nhiên, những người thừa kế có thể phân chia di sản theo các khác bằng cách thỏa thuận với nhau và có sự đồng ý của tất cả người thừa kế. Tuy nhiên, theo như bạn trình bày, mẹ bạn do bệnh tật mà nhiều lúc không được tỉnh táo. Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Xem thêm: Sách Giải Bài Tập Toán 11 Trang 28 Nâng Cao ), Giải Bài 16 Trang 28

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Do đó, nếu trong trường hợp thỏa thuận trên được xác lập khi mẹ bạn không tỉnh táo, mẹ bạn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự này vô hiệu và mẹ bạn phải đưa ra những chứng cứ chứng minh được khi thực hiện thỏa thuận đó, mẹ bạn không còn tỉnh táo.

Vấn đề 3:

Diện tích tối thiểu để tách thửa được quy định trong quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố.

Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013, điều kiện để thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được quy định như sau:

– Thứ nhất, thửa đất đang sử dụng có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của UBND cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành.

– Thứ hai, thửa đất đang sử dụng có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu có đủ điện kiện cấp sổ đỏ.

“Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Xem thêm: các hàm trong excel và ví dụ

3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích