Điều Kiện, Diện Tích Đất Nông Nghiệp Tỉnh Đồng Tháp Phát Triển Theo Chiều Sâu

Cong thong tin dien tu Bo ke hoach va dau tu

*

Công khai thông tin

*

Hệ thống thông tin theo dõi, giám sát đầu tư công

*

Ministry of Planning and Investment Portal

*

Press Releases
LibrariesCông khai thông tinHệ thống thông tin theo dõi, giám sát đầu tư côngMinistry of Planning and Investment PortalPress Releases

1.Vị trí địa lý:

Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 3375,4 km2. Đồng Tháp nằm ở tọa độ 10007’-10058’ vĩ độ Bắc và 105012’-105056’ kinh độ Đông, phía bắc giáp tỉnh Prây Veng (Cam pu chia) trên chiều dài biên giới 48,7 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam.

Đang xem: Diện tích đất nông nghiệp tỉnh đồng tháp

2.Khí hậu:

Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.

3.Đặc điểm địa hình:

Địa hình Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền (có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc – Đông Nam); vùng phía Nam sông Tiền (có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa)

4.Dân số:

Đồng Tháp có dân số năm 2008 là 1.682,7 ngàn người với mật độ dân số là 499 người/km2 với dân tộc Kinh chiếm 99,3% dân số,các dân tộc còn lại như dân tộc Hoa, Khơme chiếm 0,7% dân số.

5.Tài nguyên thiên nhiên:

a. Tài nguyên đất

Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa (có diện tích 191.769 ha, chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên. Đây là nhóm đấtthuộc đã trải qua lịch sử canh tác lâu dài, phân bố khắp 10 huyện thị (trừ huyện Tân Hồng); nhóm đất phèn (có diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99% diện tích tự nhiên, phân bố khắp 10 huyện, thị (trừ thị xã Cao Lãnh); đất xám (có diện tích 28.150 ha, chiếm 8,67% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình cao ở huyện Tân Hồng và huyện Hồng Ngự); nhóm đất cát (có diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Động Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười).

Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lượng thực.

b. Tài nguyên rừng

Trước đây đa số các diện tích ẩm, lầy thấp ở Đồng Tháp Mười được bao phủ bởi rừng rậm, cây tràm được coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười. Do khai thác không hợp lý đã làm giảm đến mức báo động, gây nên mất cân bằng sinh thái. Ngày nay, nguồn rừng chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi.

Rừng của tỉnh có: rừng tràm (phân bổ chủ yếu ở huyện Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh); rừng bạch đàn (ở huyện Tân Hồng. Phân theo công dụng có: rừng đặc dụng (phân bổ ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Khu di tích Xẻo Quýt, Gò Tháp), rừng phòng hộ, rừng sản xuất .

c. Tài nguyên khoáng sản

Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có: cát xây dựng các loại, phân bố ở ven sông, cồn hoặc các cù lao, là mặt hàng chiến lược của tỉnh trong xây dựng; sét gạch ngói: có trong phù sa cổ, trầm tích biển, trầm tích sông, trầm tích đầm lầy, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữ lượng lớn; sét cao lanh có nguồn trầm tích sông, phân bố ở các huyện phía bắc tỉnh; than bùn: có nguồn gốc trầm tích từ thế kỷ thứ IV, phân bố ở huyện Tam Nông, Tháp Mười với trữ lượng khoảng 2 triệu m3.

d. Tài nguyên nước

Nước mặt: Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt.

Nước ngầm: Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp.

1.Danh lam thắng cảnh:

– Về du lịch văn hóa – lịch sử

Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có các di tích đã được nhà nước công nhận và xếp hạng cấp Quốc gia là: Chùa Kiến An Cung- thị xã Sa Đéc, lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc – Tp Cao Lãnh, khu di tích văn hóa Óc Eo Gò Tháp- Tháp Mười, khu di tích cách mạng Xẻo Quýt- Huyện Cao Lãnh, đền thờ Đốc Binh Vàng- Thanh Bình, chùa Cả Cát- Lai Vung, tượng đài Vô tuyến điện Nam Bộ- Tam Nông. tượng đài Giồng Thị Đam- Gò Quảng Cung- Tân Hồng, bia tưởng niệm Bình Thành- Thanh Bình. Ngoài ra, Đồng Tháp còn có tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh tại quảng trường trung tâm thị xã Sa Đéc:

+ Khu di tích cách mạng Xẻo Quýt

*

Đồng Tháp có khá nhiều di tích lịch sử mà Xẻo Quýt là một trong những điểm du lịch về nguồn độc đáo.

Khu căn cứ Xẻo Quýt rộng khoảng 50 ha, trong đó có 20 ha rừng tràm nguyên sinh, thuộc 2 xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, cách thị xã Cao Lãnh hơn 30 km. Để đến Xẻo Quýt bạn có thể đi bằng đường bộ hoặc đường thủy.

Môi trường sinh thái ở đây hết sức đa dạng với hơn 170 loài thực vật và 200 loài động vật hoang dã, trong đó có 13 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như trăn mốc, rắn hổ trâu, rái cá, rùa hộp… Vì vậy mà người ta gọi Xẻo Quýt là Đồng Tháp Mười thu nhỏ.

Không những vậy, tại đây còn có khung cảnh của chiến khu xưa với những công sự, hầm tránh bom, hầm bí mật… được phục chế nguyên vẹn như trước. Thời kì chống Mĩ, xung quanh đây có trên 10 đồn bót địch tạo thành một vòng tròn khép kín. Thế nhưng nhờ sự chở che, đùm bọc cuả nhân dân nên dù bị càn quét dữ dội, biết bao lần bị B.52 ném bom rải thảm, căn cứ vẫn hiên ngang đứng vững cho đến ngày toàn thắng. Vì thế mà Xẻo Quýt được gọi là “Căn cứ của lòng dân”.

Đến với Xẻo Quýt anh hùng và kì thú với những công sự chiến đấu cá nhân hình chữ L, công sự chiến đấu hình chữ Z được đào đắp bằng đất và tràm dùng để chiến đấu chống càn từ bãi đỗ trực thăng của địch… Ngoài ra còn có những “bãi ngù – tử địa” có gài lựu đạn chống trực thăng và xe tăng bộ binh, nhà đón khách Tỉnh ủy, các nơi hội họp, làm việc và sinh hoạt của cán bộ, bộ đội trong suốt thời kì chiến đấu ác liệt.Điều đặc biệt của khu căn cứ này là không có bê tông, không có tường vôi, gạch đá mà hầu hết các công trình đều được phục chế bằng gỗ, tre, tràm, đưng, lá dừa nước.. rất tài tình. Thật khó có thể hình dung được bằng cách nào xây dựng nên một căn cứ cách mạng vững chãi như thế giữa nơi đồng hoang ngập nước nếu không nhờ vào tài trí thao thao lược, lòng kiên trì dũng cảm, chịu đựng gian khổ của quân dân ta.

+ Văn Thánh Miếu

*

Văn Thánh Miếu là một công trình văn hóa thờ đức Khổng Tử, có cách nay gần 150 năm. Văn Thánh Miếu đầu tiên được xây dựng tại thôn Mỹ Trà, Tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường (nay thuộc phường III thành phố Cao Lãnh) do Hồ Trọng Đính là quan Tri Phủ huyện Kiến Tường đề xướng và đứng ra xây cất. Khởi công xây dựng từ ngày 04 tháng 06 âm lịch năm Đinh Tỵ (1857) đến ngày 28 tháng 10 cùng năm thì hoàn tất. Văn Thánh Miếu lúc bấy giờ giữa chính điện đặt bàn thờ to rộng, trên bàn thờ bài vị sơn son thếp vàng đề danh hiệu Đức Khổng Tử là Vạn Thế Sư Biểu. Tả hữu là bài vị của tứ thánh (Tăng Tử, Nhan Hồi, Tử Tư và Mạnh Tử). Còn bên tả vưu, hữu vưu thì thờ tiền hiền và hậu hiền, trên cột có treo nhiều câu liễn.

Việc ra đời Văn Thánh Miếu Cao Lãnh là sự kiện văn hóa lớn của địa phương nhằm khuyến khích mọi người tham gia học tập, nâng cao trí thức, đào tạo nhân tài cho xã hội đồng thời khôi phục, bảo tồn những tinh túy của Nho học, đã ảnh hưởng sâu sắc vào nền văn hóa và tâm tưởng con người Việt Nam qua nhiều thế hệ.

Ngày nay, Văn Thánh Miếu là di tích lịch sử của tỉnh. Nơi đây được chọn làm thư viện tỉnh để lưu trữ và phổ biến kho tàng tri thức của nhân loại. Trong xu thế hòa nhập, mở cửa để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, Văn Thánh Miếu sẽ phát huy tốt hiệu quả trong giáo dục truyền thống cho các thế hệ, góp phần đẩy mạnh khuyến học, đào tạo nhân tài phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng văn minh, tiến bộ và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường

Bên cạnh Trung tâm chợ Cao Lãnh, trên đường Lê Lợi thuộc phường 2, thành phố Cao Lãnh có một ngôi đền được kiến tạo cân đối hài hòa, cổ kính trang nghiêm, đẹp rực rỡ đó là đền thờ ông bà Đỗ Công Tường hay còn gọi ông bà Chủ chợ Cao Lãnh

Ông bà Đỗ Công Tường tục danh là Lãnh. Người sinh quán ở miền Trung đến lập nghiệp tại làng Mỹ Trà dưới triều Gia Long vào năm Đinh Sửu (1817). Với đức tính cần cù, chịu khó, ông bà đã khai khẩn đất hoang, trồng được một vườn quít khá lớn, cây trái sum suê. Nơi đây thuận chổ đường sông, đường bộ nên dân làng thường tụ họp để trao đổi, mua bán cây trái và hàng hóa ngày càng đông, lâu ngày thành chợ “vườn quít”. Gia đình ông bà khá giả dần lên. Với đức tính cương trực, thẳng thắn nên được dân làng chọn giữ chức Câu đương, phân xử những vụ tố tụng trong làng.

Năm 1820 đất trời biến động, bệnh dịch tả phát lên dữ dội làm chết rất nhiều người trong làng, chợ vườn quít trở nên thưa vắng, không khí trong làng bao trùm cảnh tang tóc, lo âu. Với tấm lòng nhân từ, bác ái, đọng lòng trắc ẩn, thương cảm dân tình trong làng lâm vào đại nạn, ông bà đã lập bàn hương án, cầu nguyện phật trời xin chết thay cho dân chúng. Qua ba ngày cầu khẩn, chay lạt thì bà chết, ngày sau ông cũng chết theo vì dịch bệnh. Nhân dân trong làng lo an táng xong thì dịch bệnh cũng chấm dứt.

Ghi nhớ công ơn và tấm lòng nghĩa hiệp, bác ái, nhân từ của ông bà nhân dân lập đền thờ (năm 1820) ngay ngôi mộ ông bà để thờ phượng, lấy ngày mùng 9 và mùng 10 tháng 6 (âm lịch) hàng năm làm ngày giỗ. Sau đó, chợ vườn quít được ghép chức trong làng của ông Câu đương với tục danh của ông là Lãnh thành chợ Câu Lãnh. Chợ Câu Lãnh ngày càng sung thịnh, người Việt, người Hoa, người Khơme đến buôn bán tấp nập, âm trại Câu Lãnh dần dần phát âm thành Cao Lãnh. Địa danh Cao Lãnh ra đời từ đó và lưu truyền đến ngày nay. Tên tuổi ông bà Đỗ Công Tường gắn liền với địa danh ấy.

Hàng năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cao Lãnh long trọng tổ chức ngày giỗ cho ông bà, đồng thời góp công, góp của để trùng tu, tôn tạo đền thờ. Nhiều doanh nhân, các tổ chức xã hội và cá nhân đã tặng nhiều cây kiểng quý như: mai vàng, mai chiếu thủy, thiên tuế… trang điểm cho đền thờ thêm đẹp và trang nghiêm.

+ Đền thờ Thượng tướng Trần Ngọc

Đền thờ Thượng tướng Trần Ngọc tọa lạc tại phận ấp Nam, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, Cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 24km theo hướng Tây Nam. Tuy nằm trong vùng nông thôn, nhưng cả hai phương tiện thủy bộ đều thuận lợi cho du khách đến tham quan, lễ bái.

Thượng tướng Trần Ngọc tục danh là Đốc Binh Vàng, dưới triều vua Minh Mạng giữ chức Tổng Binh kiêm nhiệm chức Chánh Giải Quân Lương. Năm 1837 lúc quân xâm lăng lật ngược tình thế động quân quyết chiếmba tỉnh miền Tây, ngài được giao nhiệm vụ chỉ huy đoàn quân thuyền giải lương đến biên thùy An Giang. Trên đường đi, được tin báo Thành An Giang thất thủ trước khí thế rất mạnh của giặc. Quyết không để quân lương lọt vào

Sau khi mất, triều đình ban tặng ngài chức Thượng tướng Quận công. Dân chúng nhớ ơn và thương tiếc vị anh hùng của dân tộc bèn đặt tên con rạch nơi đoàn thuyền của ngài cập bến thành rạch Đốc Binh Vàng và cùng nhau lập dinh thờ ngài tại địa điểm hiện nay. Trải qua bao thời cuộc chiến tranh cùng tuế nguyệt phong sương, ngôi đền thờ bị hư hỏng nặng, đến năm 1965 đền thờ được kiến trúc xây dựng lại bằng vật liệu kiên cố đẹp và rực rỡ, hài hòa với khung cảnh thiên nhiên nơi đây.

Hàng năm vào các ngày 15-16/2 âm lịch, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã Tân Thạnh tổ chức lễ kỷ niệm và quí tế ngài rất long trọng, khách đến cúng kiến lễ bái rất đông có trên hàng chục ngàn người nhưng không kém phân tôn kính và trang nghiêm.

Đền thờ Thượng tướng Trần Ngọc là một trong những di tích lịch sử của tỉnh Đồng Tháp. Thật tự hào biết bao khi trên khắp nẻo đường quê hương, đất nước nơi nào cũng có nhưng anh hùng sáng ngời truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.

+ Bửu Lâm Tự (Chùa Tổ)

Bửu Lâm Tự là một trong những ngôi chùa cổ đựơc xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, toạ lạc tại ấp 3, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh.

Nằm bên bờ kinh Cái Bèo, Bửu Lâm Tự phong cảnh thật hữu tình. Hàng cây dầu cổ thụ vươn vút trời xanh, tiếng chim ríu rít trên nhánh gừa trái vừa chín rộ hoà quyện với tiếng gió rì rào đung đưa trên cành dương liễu. Tiếng chuông chùa ngân nga. Hương trầm, hương huệ từ hàng miễu Bà Chúa Xứ, miễu Ngũ Hành tạo cho ta cảm giác lâng lâng, những muộn phiền ưu tư như được rũ bỏ bởi chốn thiền môn cổ kính. Giữa sân chùa là Phật đài lộ thiên đứng trên bệ toà sen cao 3m. Tượng màu trắng tuyết, ngự giữa trời mây, gương mặt từ bi, nụ cười hoan hỉ, tay cầm nhành dương liễu, mắt hướng về đông như quan sát trần thế để cứu rổi chúng sanh. Bao quanh tượng đài muôn hoa đua nở hương thơm ngạt ngào, uy nghi và đĩnh đạt.

Bên phải ngôi tam bảo là tháp cổ khai sáng Bửu Lâm tự đặt trong khuôn viên có lan can. Tháp hình bát giác, ba từng trang trí sen, rồng, cá hoá long, chóp tháp là nơi an vị ngọc xá lợi của tổ. Nhìn qua phía trái có bốn ngôi tháp, bốn bảo đồng có tạc chữ Hán ghi dấu ngày viên tịch của các hòa thượng kế nghiệp tổ trụ trì

Hàng năm chùa cúng thường lệ ba rằm lớn: tháng giêng, tháng bảy, tháng mười và một lần giỗ tổ vào rằm tháng hai. Khách thập phương từ khắp nơi đến hành hương lễ bái tấp nập, đông vui. Bửu Lâm tự thật xứng danh là di tích lịch sử văn hoá, cách mạng và danh thắng của quê hương đất Đồng Tháp kiên cường.

+ Chùa Bà

*

Tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, nơi nào cũng có ngôi chùa Bà. Đặc biệt, ngôi chùa Bà ở thị xã Sa Đéc có trên 100 năm nay vẫn còn nguyên vẹn mặc dù trải bao thời cuộc chiến tranh.

Nhóm người Hoa của tỉnh Phúc Kiến, sau khi định cư tại Sa Đéc đã chung góp tiền của để xây dựng ngôi chùa thờ Bà. Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ thiện, mái ngói lợp âm dương tạo dợn sóng, không có kèo chỉ có đòn tay ráp mộng chịu lực trên những cột gỗ tròn, tường cao nóc cổ, rực rỡ khang trang

Gian chánh điện của ngôi chùa Bà Thiên Hậu Ngươn Quân, sắc phong đời nhà Hán ở Trung Hoa, là Thiên Hậu Thánh Mẫu hộ quốc, tế dân. Vì Bà có công cứu độ những người đi ghe, thuyền ngoài biển bị sóng gió đánh chìm. Tưởng niệm đến danh hiệu của Bà thì được Bà hộ trì tai qua nạn khỏi, vì thế người Trung Hoa tôn sùng Bà như vị cứu tinh của họ. Bên hữu của giang chánh điện thờ Bà Kim Huê (Bà mẹ sanh), bên tả thờ ông Địa và ông Hổ (Bạch Hổ Sơn Thần). Ngoài ra chùa còn thờ Phật Di Đà, Quan Âm Bồ Tát và Quan Thánh Đế Quân.

Hàng năm, Ban trị sự hội tổ chức lễ cúng long trọng và tôn nghiêm vào các ngày 23/3 và mùng 9/9 âm lịch. Dân chúng đến chiêm bái ra vào tấp nập nhất là giới Hoa Kiều túc trực dâng hương cúng kiến rất thành tâm.

+ Chùa Kiến An Cung

*

Chùa Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách tọa lạc tại phường 2, trung tâm thị xã Sa Đéc, là công trình văn hoá đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990. Chùa do nhóm nguời Hoa ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) định cư tại Sa Đéc xây dựng để thờ cúng tổ tiên và dạy dỗ con cháu, khởi công xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) đến mùa thu Đinh Mậu (1927) thì làm lễ khánh thành.

Chùa có kiến trúc độc đáo, lộng lẫy và trang trọng. Chùa quay mặt ra rạch Cái Sơn, được xây theo kiểu chữ “Công” uy nghi, bề thế, gồm 3 gian, trong đó gian giữa rộng nhất là điện thờ. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn làm trụ. Mái chùa lợp ngói dợn sóng rồng, trải nền cho những ngọn sóng cong vút lên cao, tạo mái ngói theo chữ “ngũ hành”. Sáu đầu ngọn sóng là sáu cung điện thu nhỏ. Mái ngói được làm rất công phu, gồm 3 lớp : mặt trên là ngói, mặt giữa là gạch, cuối cùng là ngói.

Trước cửa chánh điện có hai con kỳ lân bằng đá xanh to lớn, miệng ngậm trái châu, chạm khắc tinh xảo. Hai bên tả, hữu là 2 vị thần Thiện – Ác. Bước vào bên trong là sân lộ thiên nhỏ để dành làm chỗ cúng tế theo cổ tục. Những cột lớn trong chánh điện, các tấm hoành phi, bao lam, đối liễn đều được chạm trổ hoa lá, chim muông lộng lẫy, tôn nghiêm. Chánh điện chùa thờ Quan Công (Quan Vân Trường), Ngọc Hoàng Thượng Đế. Phía trong chánh tẩm là bệ thờ ngài Quảng Trạch (Ông Quách). Hằng năm chùa có 2 ngày lễ tế : ngày 22-2 và ngày 22-8 âm lịch. Mỗi 3 năm có thiết lập trai đàn, cúng cầu siêu cho bá tánh quá vãng và cầu cho quốc thới dân an. Bộ Văn hoá thông tin đã quyết định công nhận nơi này là di tích lịch sử – văn hóa.

– Về du lịch sinh thái:

+ Làng hoa kiểng Sa Đéc

Nói đến hoa và cây kiểng, người ta không thể không nghĩ đến địa danh Sa Đéc. Hơn một trăm năm qua, Sa Đéc nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa kiểng, cây cảnh truyền thống. Sản phẩm hoa, cây cảnh của Sa Đéc hiện đang cung cấp cho các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM, các tỉnh miền Trung, thị trường Campuchia và đang hướng đến những thị trường xuất khẩu khác.

Xem thêm: cách tháo chân màn hình máy tính samsung

Làng hoa kiểng Sa Đéc- một trong những trung tâm hoa kiểng của miền Nam, nằm trên địa phận xã Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc, trước đây rộng khoảng 60 ha, với 600-3.600 lao động chuyên trồng hoa và cây cảnh. Trong mấy năm gần đây, diện tích trồng hoa kiểng ở Sa Đéc ngày tăng nhanh, hiện nay đã lên đến 177 ha, sản lượng trên 10 triệu chậu các loại, bình quân mỗi năm tăng10 ha.

Tại đây có rất nhiều loại hoa: thược dược; tú cầu; lan; cau bình rượu; mai chiếu thủy; tùng Nhật; vạn thọ Pháp; hoa dâm bụt vàng, đỏ, tím; ớt kiểng; mãn đình hồng; cúc kim… nhưng nhiều nhất về số lượng, chủng loại ở đây chính là hoa hồng. Làng hoa hiện nay còn lưu giữ được trên 50 giống hoa hồng : hồng nhung đỏ thắm, hồng Grada tím sen, hồng Cleopatre màu hồng phấn, hồng Korokit màu gạch tôm nhạt, hồng Masseille màu trắng, hồng Elizabet phơn phớt hồng, hồng Comfidence màu vàng hột gà, hồng Maccasa màu cam…

Không những vậy, làng hoa Tân Quy Đông còn là xứ sở của nhiều loại cây kiểng quý hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm. Mỗi thế cây, dáng đứng đều thắm đượm nền văn hoá và triết học phương Đông. Có những loại cây rất bình dị, gần gũi với đời sống hằng ngày như khế, cau, bùm sum, si, mai… qua bàn tay khéo léo tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng quý, có hình dáng đẹp, lạ.

Ngôi làng có 4 mùa xuân này với mô hình trồng hoa, cây kiểng tập trung từ lâu đã thu hút đông đảo khách du lịch về tham quan cũng như mang lại lợi nhuận và góp phần đáng kể trong việc nâng cao đời sống cho bà con Sa Đéc.

+ Vườn trái cây Đồng Tháp

Hai con sông Tiền và sông Hậu hằng năm đã bồi đắp phù sa cho Đồng Tháp, khiến nơi đây đất đai màu mỡ, xóm làng trù phú, vườn cây trái xanh tươi trĩu quả. Trái cây Đồng Tháp từ xa xưa đã vang danh khắp mọi miền đất nước, gắn liền với những địa danh rất đỗi quen thuộc : xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, bưởi Phong Hoà, quýt Lai Vung.

+ Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng

Thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng (hay mọi nguời thường quen gọi là vườn chim Gáo Giồng) từ lâu đã nổi tiếng là “ốc đảo xanh” với cảnh quan thiên nhiên quyến rũ, đặc trưng cho vùng đất trũng Đồng Tháp Mười.

Theo quốc lộ 30 tới thị xã Cao Lãnh, tiếp tục chạy cặp sông qua các xã Mỹ Trà, Mỹ Tân rồi chạy vô xã Tân Nghĩa (huyện Cao Lãnh), mất 5 phút qua con đò nhỏ rồi tiếp tục đi theo con đường quê thêm 7 km nữa là khu du lịch sinh thái Gáo Giồng.

Được xem là lá phổi của Đồng Tháp Mười, rừng tràm Gáo Giồng có diện tích khoảng 1.700 ha, trong đó có 250 ha rừng nguyên sinh, với những bưng trấp, lung, bàu đầy sen, súng, lau sậy, cà na, gáo…

Tại đây có sân chim rộng gần 40 ha cùng nhiều loài chim muông bay rợp cả một góc trời. Trên những vạt rừng rộng mênh mông, hàng chục loài chim nước sinh sống và làm tổ quanh năm như : trích mồng đỏ, cồng cộc, le le, diệc, vịt trời… ; nhiều hơn hết vẫn là đàn cò trắng hàng chục nghìn con khiến rừng tràm này được xem là vườn cò lớn nhất hiện nay ở vùng Đồng Tháp Mười.

Thuỷ sản ở đây vô cùng phong phú với nhiều loài cá như cá lóc, cá bông, cá sặc, cá chốt, cá lăng, cá bống, cá nhái… ,đặc biệt là loài cá linh từ Biển Hồ Campuchia.

Gáo Giồng đẹp nhất vào mùa nước nổi. Lúc ấy, nước từ sông Mêkông kéo về phủ ngập cánh đồng, biến Gáo Giồng thành một ốc đảo giữa trời nước mênh mông, rực lên màu vàng hoa điên điển, màu tím hoa súng pha lẫn sắc hồng của những cánh sen, màu xanh mướt của rừng tràm…

+ Vườn quốc gia Tràm Chim

*

Rừng tràm

Nằm lọt thỏm giữa vùng đất trũng ngập nước của Đồng Tháp Mười, Tràm Chim Tam Nông có diện tích tự nhiên 7.612 ha, thuộc địa phận 5 xã : Tân Công Sinh, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim– huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Sau thời gian quy hoạch, phát triển và mở rộng, đầu năm 1999, nơi này chính thức được chính phủ công nhận là “Vườn quốc gia Tràm Chim”- niềm vui và tự hào lớn của nhân dân Đồng Tháp.

Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với bao la sông nước, rừng tràm xanh ngút ngàn và thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài khác nhau. Vùng đầt “sáu tháng đồng khô cỏ cháy, sáu tháng nước ngập trắng đồng” này cũng chính là nơi cư trú của hàng trăm loài động vật có xương sống, hàng chục loài cá và hơn 198 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam. Trong số đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như ngan cánh trắng, te vàng, bồ nông, già đãy Java và đặc biệt là sếu cổ trụi, hay còn gọi là sếu đầu đỏ. Chúng được xếp vào những loài động vật cần được bảo vệ vì đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.

*

Sếu ở Vườn quốc gia Tràm Chim

Hằng năm từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 5 là lúc đàn sếu bay về Tràm Chim cư trú. Chính vì thế mà từ lâu cái tên Tràm Chim đã trở nên quen thuộc với báo chí và nhiều tổ chức quốc tế. Đã có rất nhiều đoàn khách nước ngoài vào nước ta để đến Tràm Chim tham quan, nghiên cứu. Hiện nay, vườn quốc gia Tràm Chim được Nhà nước đầu tư, nâng cấp mở rộng thành một bảo tàng thiên nhiên, một trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế cũng đã tài trợ để duy trì và bảo vệ Tràm Chim-vốn quý của nước ta nói chung và của Đồng Tháp nói riêng.

+ Chợ chiếu đêm Định Yên

Làng chiếu Định Yên nằm cạnh sông Hậu, thuộc xã Định Yên, huyện Lấp Vò, là địa chỉ không thể thiếu trong các điểm tham quan hấp dẫn của tỉnh Đồng Tháp với nghề dệtchiếu nổi tiếng cách đây gần một trăm năm.

Từ thị xã Sa Đéc theo quốc lộ 80 đi chừng 30 km là đến thị trấn Lấp Vò, sau đó đi thêm 3 km nữa sẽ đến làng chiếu Định Yên. Người dân ở đây sau khi làm ra thành phẩm sẽ mang ra bán tại chợ đầu mối Định Yên.

Nét văn hóa độc đáo của chợ chiếu này là chợ được họp vào ban đêm trong thời gian khoảng 2 tiếng đồng hồ và được người dân ở đây gọi là “chợ ma”. Giờ họp chợ không cố định, đêm sau thường sớm hơn đêm trước 1h và cứ thế xoay vòng.

Hằng năm chợ chiếu Định Yên tiêu thụ hàng triệu sản phẩm các loại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Chiếu thường bán chạy nhất vào khoảng tháng chạp, tháng giêng và tháng hai. Chợ chiếu không cần có quầy, sạp kinh doanh mà vẫn tấp nập nguời mua kẻ bán. Một điểm đặc biệt khác với những phiên chợ khác là ở đây nguời bán thì đi, đứng, trong khi người mua lại ngồi (thay vì nguời bán ngồi, nguời mua đi). Người mua chiếu tìm một chỗ ngồi chờ còn nguời bán ôm hoặc vác chiếu trên vai đến chào hàng, ngã giá.

Nếu như trên bờ có rừng chiếu đầy màu sắc rực rỡ, chen nhau dưới ánh đèn thì dưới bến, ghe, xuồng của cả trăm nguời buôn chiếu từ các tỉnh đến chọn hàng cũng kề nhau san sát.

Ngoài ra chợ chiếu dầu mối, Định Yên còn là nơi tập trung của tàu thuyền khắp mọi nơi như Sa Đéc, Vĩnh Long… về bán trân, bố, lác, phẩm màu… là những nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chiếu, khiến chợ đêm càng thêm nhộn nhịp. Chợ đã thu hút rất nhiều khách du lịch gần, xa.

2.Lễ hội truyền thống:

+ Lễ hội Gò Tháp

Lễ hội Gò Tháp là lễ hội lớn và quy mô nhất Đồng Tháp, tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch. Từ 10 năm nay lễ hội Gò Tháp đã trở thành một lễ hội tầm cỡ ở các tỉnh Nam Bộ. Cứ mỗi độ lễ hội, dường như nhịp sống của người dân huyện Tháp Mười cũng khác đi, cũng hối hả, nhộn nhịp theo từng đoàn khách thập phương từ các nơilũ lượt kéo về với đủ mọi

Hai lễ hội đầu và cuối năm ở Gò Tháp đều tấp nập hàng chục ngàn khách du lịch từ TP.HCM và các tỉnh lân cận về đây cầu tài, cầu lộc và hành hương đi lễ. Từ chiều 14 đến rạng sáng 16 tháng 3 âm lịch là lễ hội tưởng niệm Bà Chúa Xứ, tương truyền là nguời có công lao khai phá, tạo dựng và phát triển vùng này. Từ chiều 14 đến rạng sáng 16 tháng 11 âm lịch là lễ tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương (Võ Duy Dương) và Đốc binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều).

Lễ hội ở Gò Tháp có 2 phần rõ rệt : phần nghi thức cúng lễ và phần hội hè. Ngoài các lễ cúng chính trong mỗi kì hội như cúng Bà chúa xứ, cúng Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều còn có một số lễ phụ khác như : cúng Thần nông, lễ cầu an, lễ thỉnh sinh… Mỗi nội dung lễ cúng có nghi thức hành lễ không giống nhau nhưng có nét chung nhất là đều có bài văn tế do bô lão chánh bái vừa đọc vừa diễn; kèm theo là các tiết mục lễ nghi phụ họa như : dàn nhạc lễ réo rắt, dâng trà, rượu, hương… Nội dung văn tế là ca ngợi công đức của các bậc tiền nhân hay cầu khẩn đất trời cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ hội Gò Tháp mang đậm tính chất dân gian và in dấu ấn một thời mở cõi, phản ánh những khát vọng và ước mong tha thiết của người nông dân Đồng Tháp Mười.

+ Hội đình Định Yên

Đình Định Yên được xây dựng vào năm Canh Tuất 1909 tại ấp An Lợi A, xã Định Yên, huyện Lấp Vò để ghi nhớ công ơn ông Phạm Văn An, người đầu tiên khai hoang lập ấp nơi đây.

Đình được lợp ngói đại ống, các kỳ, kèo, cột được chạm trổ hoa văn đầu rồng, lân lộng lẫy. Đình có treo các câu đối, cân liễn, bao lam sơn son thếp vàng rực rỡ, cẩn ốc xà cừ, chạm hoá long, lưỡng sen, mẫu đơn và các bức tranh sơn thuỷ ca ngợi đất nước và con người… Chánh điện của đình thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, hai bên tả, hữu thờ các vị Tiền hiền. Trước sân đình là những bồn hoa, cây dương cổ thụ cao vút, làm cho khung cảnh nơi đây thêm phần thơ mộng.

Hội cúng đình Định Yên được tổ chức vào các ngày 16,17 tháng 4 và 15, 16 tháng 11 âm lịch. Lễ cúng đình rất long trọng để tưởng nhớ ông Phạm Văn An và những người có công khai hoang, lập nên làng xã. Lễ cúng đình với những nghi thức truyền thống như: đội kỵ mã, đội lân, đội lính hầu, học trò lễ, chiêng, trống, nhạc, lễ…

+ Hội đình Tân Phú Trung

Cách thị trấn Châu Thành 17 km, đình Tân Phú Trung tọa lạc trên khuôn viên rộng 3.000 m2, giữa một vùng quê trù phú, cây trái xum xuê của xã Tân Phú Trung, tỉnh Đồng Tháp.

Đình có kiến trúc theo kiểu cổ, mái xây theo hình chữ “Đại”, lợp ngói kiểu ống xưa, trên ngói có hình tượng lưỡng long tranh châu. Cột kèo của đình làm bằng gỗ quý, trạm trổ tinh vi.

Trong đình có nhiều bức liễn đối, hoành phi được chạm khắc công phu, sơn son thếp vàng, nét chữ sắc sảo. Nghi thờ trước thở Quan Thánh Đế, nghi thờ sau ở giữa thờ Thánh Hoàng Bổn và hai bên thờ những người đã đóng góp cho đình làng.

Hằng năm, hội cúng đình được tổ chức vào các ngày từ 10 đến 17 tháng 4 âm lịch (năm chẵn) hoặc các ngày 12, 13 tháng 5 âm lịch (năm lẻ) để suy tôn Thành Hoàng và những người có công lập làng. Vào dịp này, nhân dân trong xã và các xã lân cận đến dự rất đông vui, tấp nập, cùngnhau cầu nguyện mưa thuận, gió hòa.

3.Đặc sản – Sản phẩm nổi tiếng:

– Xoài Cao Lãnh:

*

Xoài Cao Lãnh là đặc sản quý của Đồng Tháp. Người dân Đồng Tháp đã tặng cho huyện Cao Lãnh cái tên “vương quốc của xoài” vì nơi đây có hơn 4000 ha vườn cây ăn trái, trong đó hơn một nửa là diện tích trồng xoài và trồng nhiều nhất là xoài cát Hoà Lộc và xoài cát Chu. Xoài cát Hoà Lộc và xoài cát Chu nơi đây vừa thơm ngon vừa ngọt lịm không nơi nào sánh bằng. Ở đây còn có rất nhiều loại xoài khác, nào là xoài Thơm, xoài Tượng, xoài Gòn, xoài Cóc, xoài Thanh Ca… Độ tháng 4 vào mùa xoài chín rộ, đi trong vườn xoài bạn sẽ ngỡ như đang dự một đêm lễ hội, bởi những chùm xoài vàng ươm bụ bẫm treo trên cành tựa như pháo hoa ngập trời rực rỡ. Mỗi loại xoài có màu sắc và hương vị riêng mà ai đã nếm thử thì không thể nào quên được hương thơm, vị ngọt đậm đà chỉ riêng trái xoài ở miền châu thổ sông Cửu Long mới có.

+ Nhãn tiêu Châu Thành:

Một loại trái cây làm nên danh tiếng của Châu Thành đó là nhãn. Vườn nhãn Châu Thành bạt ngàn, vàng rực vào mùa trái chín, hái trái cây trên cành thưởng thức ngay quả thật tuyệt vời. Bạn sẽ không thể quên nhãn tiêu Châu Thành trái to hạt lép, hương thơm, cơm dày trắng ngần ngọt lịm – thứ đặc sản có thể sánh ngang với nhãn lồng Hưng Yên…

+ Quýt hồng Lai Vung

*

Quýt hồng Lai Vung là loại cây hiếm địa phương nào ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trồng được. Nơi này có thổ nhưỡng đặc thù riêng với loại đất có màu mỡ gà và nguồn nước ngọt quanh năm nên quýt hồng ở đây không chỉ cho nhiều quả mà đặc biệt là quả to, vàng óng, nhiều nước, vị ngọt thanh tao. Toàn huyện Lai Vung có hơn 1000 ha trồng quýt hồng. Mỗi độ xuân về, Lai Vung như bừng sáng với vườn quýt hồng trĩu quả, chín mọng rực rỡ, nhộn nhịp khách phương xa ghé về tận hưởng cảm giác đi trong vuờn quýt hồng thơ mộng, nhìn trái vàng óng ả và được tận tay hái trái ngọt đầu mùa.

+ Đặc sản nem Lai Vung

*

Đặc sản nem Lai Vung từ lâu đã nổi tiếng với hương vị ngon đặc biệt. Nghề làm nem cũng lắm công phu, làm ra một chiếc nem phải trải qua rất nhiều công đoạn. Thịt làm nem là thịt heo đưa vào cối đá quết nhuyễn, da heo được lạng nhỏ thành từng miếng. Trộn lẫn các thứ thịt, bì, tiêu, ớt, lót kèm lá vông xong nguời ta gói lại bằng lá chuối tươi để từ 3 đến 4 ngày cho lên men ở nhiệt độ khoảng 27-300C. Nem làm ngon và đúng cách phải đủ 8 phần thịt, 2 phần bì, thịt lợn phải tươi, gia vị phải cân đối, gói thật đều tay.

Huyện Lai Vung cũng đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho làng nghề mình với tên gọi “nem Lai Vung”, mỗi ngày sản xuất ra hơn 300 ngàn chiếc nem lớn nhỏ, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động…

+ Chiếu thảm lát Định An – Định Yên

Chiếu luôn gắn liền với đời sống nhân dân Việt Nam và nước ta có rất nhiều làng nghề dệt chiếu nổi tiếng, trong đó không thể quên nhắc đến chiếu Định Yên của Đồng Tháp. Không chỉ là quê hương của đồng lúa, vườn cây, làng quê trù phú, huyện Lấp Vò còn là nơi có làng nghề dệt chiếu nổi tiếng ở 2 xã Định An – Định Yên, nhất là Định Yên – nơi mà 70% hộ dân theo nghề làm chiếu.

Dệt, đan chiếu thảm từ cây lát là nghề sản xuất thủ công có tiềm năng to lớn ở Đồng Tháp với lực lượng lao động sẵn có, cùng với nguồn nguyên liệu tại chỗ rất dồi dào là cây lát. Người dân Định Yên hộ nào cũng có từ 1-2 khung dệt trở lên. Nghề dệt chiếu tuy thăng trầm vất vả nhưng người dân Định Yên với nghề cha truyền con nối vẫn một lòng cần mẫn để tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề truyền thống. Hằng năm các hộ ở đây sản xuất ra hàng triệu sản phẩm tiêu thụ khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ.

Sản phẩm chiếu Định Yên có rất nhiều chủng loại, kích cỡ, mẫu mã phong phú, gồm : chiếu bông vuông hình con cờ, chiếu bông động phòng hoa chúc, chiếu Trà Niên, chiếu trắng, chiếu hoa văn, chiếu vẩy ốc…

+ Bánh phồng tôm

Nói về đặc sản miền Tây, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến bánh phồng tôm Sa Giang. Hằng năm, con sông Tiền thơ mộng đã cung cấp cho Sa Đéc một lượng tôm cá dồi dào, nguyên liệu chính của bánh phồng tôm Sa Giang nổi tiếng khắp trong và ngoài nước.

Từ con tôm nước ngọt như tôm tích, tép mòng, tép ròng… qua bàn tay chế biến khéo léo của con người đã trở thành bánh phồng tôm Sa Giang, sản phẩm truyền thống đặc trưng của địa phương Đồng Tháp.

Nổi tiếng là món ăn đặc sản nên từ bánh phồng tôm Sa Giang, các sản phẩm bánh phồng tôm ở Sa Đéc ngày nay đều được các nhà sản xuất lấy chữ “Giang” đặt cho sản phẩm như bánh phồng tôm Linh Giang, Trương Giang, Trung Giang, Vĩnh Giang…; Hiện nay, công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang, tiền thân là xưởng sản xuất bánh phồng tôm Sa Giang đã đầu tư sản xuất thêm nhiều sản phẩm mới, đa dạng như : bánh phồng cá, bánh phồng mực, bánh phồng cua v.v… được người tiêu dùng ưa chuộng về chất lượng, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Thương hiệu “Sa Giang” đang khẳng định tên tuổi và ngày càng lớn mạnh với 80% thị phần trong nước và tiếp tục có mặt tại các thị trường châu Á, Tây Âu, Mỹ…

+ Bột lọc Sa Đéc

Bột lọc Sa Đéc còn nổi tiếng với bí quyết sản xuất gia truyền, độc đáo. Các thực phẩm được chế biến tử bột lọc Sa Đéc có chất lượng tuyệt vời, dai mà mềm, thơm ngon đặc trưng. Chính vì thế mà hủ tiếu Sa Đéc – một trong những món ăn được làm từ bột gạo Sa Đéc -từ lâu đã là đặc sản nổi tiếng, đến nay vẫn luôn được mọi nguời ưa chuộng với sợi hủ tiếu có độ dai vừa phải.

Hiện nay, nhà máy bột Bích Chi ở số 45 quốc lộ 80 thị xã Sa Đéc là nhà máy sản xuất bột lớn nhất tại Đồng Tháp, với sản phẩm mang nhãn hiệu “bột Bích Chi” đã có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước từ những năm trước 1975.

Xem thêm: Mẫu Bản Mô Tả Công Việc Nhân Viên Văn Phòng Là Gì? Mẫu Bản Mô Tả Công Việc Nhân Viên Văn Phòng

Ngoài ra, cũng như các tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp cũng có nền ẩm thực phong phú với rất nhiều món ngon được chế biến từ các sản phẩm của quê hương Đồng Tháp.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích