Diện Tích Đất Nông Nghiệp Của Nước Ta Hiện Nay Vào Khoảng, Nông Nghiệp Việt Nam

Ngày 19-11, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp Oxfam Việt Nam tổ chức “Diễn đàn Nông nghiệp Mùa Thu 2020” với chủ đề“Định hướng chính sách nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19”.

Đang xem: Diện tích đất nông nghiệp của nước ta hiện nay vào khoảng

Diễn đàn Nông nghiệp Mùa Thu 2020 được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến; Đây là sự kiện lớn nhất trong năm của chuỗi các Diễn đàn chính sách nông nghiệp Việt Nam (VAPF), là nơi quy tụ các nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách, doanh nghiệp, người nông dân, giới truyền thông nhằm cùng thảo luận về các vấn đề chính sách quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay.

Tại Diễn đàn, nhiều chuyên gia và nhà khoa học tập trung phân tích bối cảnh, sự cần thiết, yêu cầu và nội dung định hướng chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19. Đặc biệt, đa số ý kiến thống nhất cho rằng Việt Nam cần tập trung hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC).

Ngành nông nghiệp Việt Nam (bao gồm các lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản) đang tạo ra khoảng 14% GDP, đóng góp tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 hơn 40 tỷ USD, trong đó xuất siêu khoảng 7 tỷ USD. Hiện, hàng chục triệu hộ nông dân, khoảng 10.500 HTX nông nghiệp và hơn 33 nghìn doanh nghiệp đang trực tiếp tổ chức sản xuất nông nghiệp trên 70 triệu mảnh ruộng; Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu đứng thứ nhất, gạo, cà-phê, sắn đứng thứ hai, cao-su đứng thứ tư, thủy hải sản đứng thứ 5, chè đứng thứ 7 thế giới và rất nhiều mặt hàng khác nữa. Đặc biệt, nhờ ứng dụng CNC mà xuất khẩu rau quả ba năm gần đây đã vượt cả xuất khẩu gạo, cũng như dầu mỏ và kéo dài thêm danh mục xuất khẩu nông sản chủ lực có triển vọng của nước ta.

Nông nghiệp ứng dụng CNC là hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để sản xuất một hoặc một số sản phẩm nông sản hàng hóa đạt năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, theo quy định của pháp luật. Đồng bộ các giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC là lựa chọn cần thiết tất yếu cho phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững và hiệu quả.

Năm 2019, cả nước có 36 nghìn trang trại theo tiêu chí mới, tăng 500 trang trại so với năm 2018. Các trang trại ngày càng sử dụng nhiều đất đai, lao động và sản xuất lượng nông sản hàng hóa lớn; tổ chức sản xuất theo chuỗi, hợp tác liên kết quy mô lớn tiếp tục được nhân rộng ở các lĩnh vực.

Tuy nhiên, đoạt giải chỉ là một điểm khởi đầu để từng bước làm lại ngành gạo của Việt Nam và muốn phát triển thành quả này thì còn cần phải có những chính sách và giải pháp khoa học để có thể di truyền những đặc tính, phẩm chất ban đầu của giống lúa, tránh sự thoái hóa. Đây là giống lúa cải thiện, ngắn ngày, phải dùng phân hóa học. Do đó, làm theo kiểu thâm canh, nếu không có giải pháp bài bản thì khoảng ba năm khi sản xuất đại trà cho thị trường, giống lúa sẽ lại rơi vào diện thường thường bậc trung chứ khôngcòn làbậc cao nữa.

Hiện Việt Nam đối diện với bốn điểm nghẽn trong đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Nhận thức về nông nghiệp công nghệ cao và thị trường khoa học công nghệ còn nhiều bất cập; quy hoạch không gian và yêu cầu tích hợp trong quy hoạch phát triển các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều tồn tại, hạn chế; chưa có không gian đủ lớn hoặc tiềm lực đầu tư lớn trên diện tích nhỏ cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thị trường tiêu thụ, hệ thống tiêu thụ chưa đủ mạnh và ổn định, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia cho nông sản công nghệ cao chưa rõ ràng.

Đó là những cơ sở và bước đi ban đầu trên hành trình nông nghiệp Việt Nam lột xác từ tiểu nông thành nông nghiệp CNC.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tính 15 Phần Trăm (%) Giảm Giá Nhanh, Công Thức Tính %

Theo báo cáo “Tạo thuận lợi cho kinh doanh nông nghiệp 2016” của Ngân hàng Thế giới (WB) dựa trên điều tra 40 nước trên thế giới, môi trường kinh doanh nông nghiệp Việt Nam ở dưới mức trung bình chung của các nước. Trong khu vực Đông Nam Á, xếp hạng của Việt Nam chỉ trên Lào, Campuchia và Myanmar. Việt Nam có điểm số thấp về quản lý giống cây trồng, máy móc nông nghiệp và vận tải.

Thực tế đặt ra và đòi hỏi cần nhiều hơn nữa những đột phá trong cách nghĩ, cách làm và các chính sách cần thiết để nông nghiệp nước nhà “vượt vũ môn” thành công, bảo đảm chất lượng, thông thoáng đầu ra, giảm thiểu rủi ro và phát triển bền vững

Trước hết, phát triển nông nghiệp CNC đòi hỏi nghiên cứu và triển khai sát hợp thực tế địa phương và yêu cầu công nghệ các mô hình sản xuất mới, với các chuỗi liên kết khép kín từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp. Chỉ thông qua chuỗi, các sản phẩm mới được hình thành và bảo vệ theo quy trình, kiểm soát tốt về chất lượng, bảo đảm yêu cầu xuất xứ và chứng chỉ sản phẩm sạch, từ đó bảo đảm chất lượng và tìm được đầu ra ổn định. Việc sản xuất theo chuỗi giúp các hộ nông dân vượt qua những hạn chế và rủi ro về vốn, công nghệ, có đầu ra nông sản, giảm bớt tình trạng tự phát và trồng-chặt, “giải cứu” do được mùa rớt giá; Đồng thời, giúp cho doanh nghiệp có nguồn cung ổn định “đầu vào”, phát triển hiệu quả công nghiệp chế biến, xây dựng thương hiệu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ổn định, loại bỏ được tình trạng thương lái can thiệp phá vỡ hợp đồng kế hoạch sản xuất. Hơn nữa, bảo đảm được chất lượng và văn minh thương mại, khắc phục tình trạng bán hàng kiểu đổ đống, không bao bì, nhãn mác, thương hiệu không áp phích, poster giới thiệu… cũng là những động lực mới, mở ra cơ hội mới, kỳ vọng mới cho trái cây, các nông sản chủ lực và cho toàn ngành nông nghiệp Việt Nam.

Chất lượng nông sản không chỉ được cải thiện bởi chuỗi liên kết, mà còn phải được bảo đảm ngay từ khâu chọn giống, thức ăn, sử dụng các yếu tố khác trong quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết trong suốt các công đoạn chuỗi. Do vậy, cần có đột phá trong đầu tư nâng cao năng lực một số viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học – công nghệ ở các vùng, nhằm hỗ trợ ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ, nhất là giống, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến, công nghệ thông tin, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, hướng vào các sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, có chất lượng, có giá trị cao về kinh tế, đối tượng chính là rau, hoa, quả, chăn nuôi, thủy sản,… phù hợp chủ trương tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC không thể thiếu vốn đầu tư đa dạng từ nhiều nguồn, từ phía nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, từ nguồn tín dụng ngân hàng (NH) cả trung và dài hạn.

Đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn thời gian qua còn rất hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng, cũng như nhu cầu phát triển của ngành. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện chỉ khoảng gần 4.500 doanh nghiệp (chiếm 1,01% trong tổng số DN trên cả nước), trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Số dự án FDI vào nông nghiệp hiện chỉ chiếm 2,9% tổng dự án và chiếm khoảng 1% vốn…

Đặc thù của các dự án nông nghiệp ứng dụng CNC là quy mô lớn, cần nhiều vốn, thời gian thực hiện kéo dài, thời gian thu hồi vốn lâu, vòng quay vốn chậm, lợi nhuận không cao và có nhiều rủi ro. Trong khi đó, bản thân các doanh nghiệp cũng hạn chế về năng lực thế chấp hoặc chứng minh tính khả thi, thu nhập ổn định của dự án cần vay vốn. Hơn nữa, cơ cấu vốn huy động của các ngân hàng có tỷ trọng vốn trung và dài hạn thường thấp; đồng thời, các ngân hàng còn bị ràng buộc về tỷ lệ dùng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn và các nguyên tắc an toàn tín dụng khác, nên họ không có nhiều khả năng giành vốn cho vay trung và dài hạn. Nếu không có cơ chế hỗ trợ đặc biệt nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn thì rất ít doanh nghiệp có khả năng đầu tư được, cho dù họ muốn và mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Vì vậy, cần tăng cường cho vay theo chuỗi liên kết trong sản xuất-kinh doanh nông nghiệp ứng dụng CNC, với mắt xích chính là doanh nghiệp và cho vay trọn đời dự án, hạn chế cho vay hợp phần, cho vay theo giai đoạn đứt đoạn. Xem xét linh hoạt hóa mức giới hạn cứng tỷ lệ cho vay một khách hàng không quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại (NHTM) theo quy định hiện hành. Đồng thời, NHTM cho vay phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC cần được hỗ trợ về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, xếp hạng rủi ro, lãi suất chiết khấu thấp và miễn giảm một số nghĩa vụ tài chính khác.

Sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong năm lĩnh vực được ưu tiên cho vay tín dụng được Chính phủ và NHNN tập trung chỉ đạo.

Theo NHNN đến nay, các NHTM đã đăng ký số tiền hơn 100 nghìn tỷ đồng để cho vay các dự án nông nghiệp CNC có hiệu quả với lãi suất ưu đãi ở mức phù hợp. Tuy nhiên, các tài sản là nhà kính, nhà lưới, nhà điều hành, xưởng sản xuất được coi là công trình xây dựng, nhưng pháp luật đất đai chưa quy định chứng nhận quyền sở hữu đối với các loại tài sản này. Do đó, để sử dụng khối tài sản này với tư cách là tài sản bảo đảm để tiếp cận vốn vay, cả người đi vay và bên cho vay đều gặp khó khan.

Đồng thời, các cơ quan chức năng cần tiếp tục hoàn thiện các hệ thống các văn bản, tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp, dự án nông nghiệp ứng dụng CNC và hỗ trợ xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC; tập trung chỉ đạo, phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng CNC cho các đối tượng vật nuôi, cây trồng chủ lực, có năng suất, chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường. Nghiên cứu, nhập khẩu và chuyển giao các CNC trong nông nghiệp được ưu tiên đầu tư phát triển. Thực hiện các ưu đãi thuế, tín dụng; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và cán bộ; phát triển các trung tâm và các dịch vụ hỗ trợ chuyển giao và quản lý CNC trong nông nghiệp; khuyến khích đột phá về tích tụ ruộng đất thông qua “dồn điền đổi thửa” và góp, cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nâng mức hạn điền…; xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tạo thuận lợi cho DN đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng CNC…

Đặc biệt, cần tích cực triển khai Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông thôn” ban hành theo Quyết định số 644/QĐ-TTg; theo đó, tập trung hình thành và phát triển một số chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp điển hình; Nâng cao năng lực quản lý cho các doanh nghiệp nằm trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp: tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho cán bộ tư vấn chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực cho các ban quản lý khu, cụm công nông nghiệp về kỹ năng cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh; tư vấn lập kế hoạch kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi liên kết; Liên kết và phát triển doanh nghiệp trong các khu, cụm, vườn ươm trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp từ sản xuất đến phân phối và tiêu dùng; Xúc tiến phát triển sản phẩm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, trong đó có hoạt động lựa chọn một số doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ở các địa phương để tư vấn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu; Hỗ trợ tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị (hỗ trợ các địa phương xây dựng các bản tin hàng ngày trên sóng phát thanh của đài phát thanh địa phương (huyện, xã)); hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ thương mại trong nước; Nâng cao khả năng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng trong chuỗi giá trị (nâng cao năng lực quản lý tổ chức cho các hiệp hội, tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ trong chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ…).

Xem thêm: chia sẻ khóa học edumall tiếng anh

Đồng thời, cần quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp theo vùng, theo quy mô liên kết vùng trên cơ sở cung – cầu của thị trường; các địa phương cần tạo môi trường thuận lợi để thiết lập và tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người dân và giữa người dân nhằm hình thành mối liên kết sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phảm…; cần tránh tình trạng mỗi địa phương tự làm, tỉnh nào cũng có khu nông nghiệp công nghệ cao, trong khi nguồn lực đầu tư hạn hẹp, dàn trải.Đồng thời, cần hệ thộng pháp lý có chế tài đủ mạnh bảo vệ nhà đầu tư, nhà sản xuất, ràng buộc trách nhiệm về truy xuất nguồn gốc nông sản; phải nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp, trong đó tập trung đào tạo, tập huấn kỹ thuật và chuyển giao cho doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm trung tâm trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích