Đến 31/12/2018 Huyện Can Lộc Có Tổng Diện Tích Tự Nhiên? Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hà Tĩnh Cộng Hòa Xã Hội Chủ

Tiếp nối đà phục hồi tăng trưởng năm 2017, năm 2018 kinh tế Hà Tĩnh tiếp tục tăng trưởng đạt mức khá cao. Mặc dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng với sự phát triển của ngành công nghiệp mà chủ lực là dự án Fomosa Hà Tĩnh đã tạo bước phát triển mới cho kinh tế Hà Tĩnh. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 dự ước tăng 20,8% so với năm 2017, vượt mức kế hoạch đặt ra đầu năm (kế hoạch tăng 18-19%). Trong giai đoạn 5 năm từ 2014 đến 2018, Hà Tĩnh đã có bước tiến trong tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, do sự cố môi trường biển xẩy ra đã làm cho kinh tế năm 2016 giảm sâu, nên tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2014-2018 mới đạt 10%/năm, trong đó khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng là thành tố quan trọng đóng góp cho sự cải thiện về tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả giai đoạn này.

Trong 5 năm qua, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo thướng tích cực theo xu thế giảm tỷ trọng khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (19,32% năm 2014 xuống 15,28% năm 2018), tăng tỷ trọng khu vực sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng (37,05% năm 2014 lên 43,79% năm 2018) và tăng tỷ trọng khu vực thương mại, dịch vụ (32,34% năm 2014 lên 34,26% năm 2018). Mô hình tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh đang tiếp tục có sự chuyển đổi, chất lượng tăng trưởng có bước chuyển biến mới, trong đó hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng.

Đang xem: đến 31/12/2018 huyện can lộc có tổng diện tích tự nhiên?

*

– Khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2018 diễn ra trong điều kiện thời tiết có nhiều thuận lợi, sự cố môi trường biển và hậu quả thiên tai đã được tập trung giải quyết khắc phục cơ bản, sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá. GRDP khu vực này năm 2018 dự ước tăng 5,9%, đóng góp 1,03 điểm phần trăm trong tăng trưởng chung.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá là nguyên nhân chính làm cho tăng trưởng khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng so với cùng kỳ. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp tăng 7,05%, làm tăng 1,01 điểm phần trăm trong tăng trưởng chung GRDP. Nguyên nhân chính làm cho kết quả sản xuất nông nghiệp đạt khá đó là sản xuất lúa vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2018 đạt kết quả khá toàn diện, trong đó vụ Xuân thắng lợi cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích gieo cấy lúa vụ Xuân năm 2018 tăng so với cùng kỳ, còn diện tích gieo cấy lúa vụ Hè Thu và vụ Mùa lại giảm do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, do năng suất lúa của cả ba vụ sản xuất trong năm đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó năng suất lúa vụ Xuân đạt 56,42 tạ/ha, đạt mức cao nhất từ trước đến nay nên đã làm cho tổng sản lượng lúa năm 2018 tăng 20,9% (tăng 92.523 tấn) so với năm 2017. Còn đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn năm 2018 vẫn còn gặp khó khăn, thiếu sự ổn định nên đóng góp không nhiều vào tăng trưởng chung. Các dự án chăn nuôi bò lớn trên địa bàn tỉnh cũng đều gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ, do giá cả thấp và nhiều yếu tố khác như nguồn vốn, ảnh hưởng môi trường nên không đạt được kết quả như mong đợi. Chăn nuôi lợn tuy đã có những chuyển biến tích cực hơn, giá thịt hơi tăng lên sau kỳ sụt giảm giá mạnh ở những tháng đầu năm nên nhiều hộ chăn nuôi lợn đã tái đàn trở lại tuy nhiên vẫn thiếu sự ổn định.

Hoạt động sản xuất lâm nghiệp giảm, với mức tăng trưởng năm 2018 giảm 6,13%, đóng góp -0,1 điểm phần trăm trong tăng trưởng chung. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn giảm do sản lượng gỗ khai thác giảm mạnh. Nguyên nhân là cuối năm 2017 bị ảnh hưởng bởi bão số 10 đã làm cho nhiều diện tích rừng trồng bị gãy đỗ phải khai thác nên sang năm 2018 diện tích khai thác giảm.

Đối với hoạt động sản xuất thủy sản thì năm 2018 tăng 7,34%, đóng góp 0,11 điểm phần trăm trong tăng trưởng chung. Như vậy, sau hai năm xẩy ra sự cố môi trưởng biển, với sự nổ lực của các cấp, các ngành trong việc khắc phục sự cố thì hoạt động sản xuất thủy sản đã hồi sinh và đi vào ổn định sản xuất. Mặt khác, thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện cho bà con ngư dân hoạt động sản xuất nên sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản năm 2018 tăng so với năm 2017.

– Khu vực công nghiệp và xây dựng trong những năm qua luôn có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung. Năm 2018, khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao 48,89%, đóng góp đến 16,63 điểm phần trăm trong tăng trưởng chung. Đây chính là nguyên nhân chính tạo dự tăng trưởng kinh tế cao của địa phương trong năm 2018.

Đối với ngành công nghiệp, năm 2018 tăng 75,78%, đóng góp 17,19 điểm phần trăm trong tăng trưởng chung, đây chính là nhân tố tác động chính vào tăng trưởng năm 2018. Bên cạnh một số sản phẩm vẫn giữ ổn định sản lượng sản xuất và có tăng nhẹ so với cùng kỳ như: Sản phẩm bia đóng lon ước đạt 60,37 triệu lít (tăng 3,6%), điện thương phẩm ước đạt 904,3 triệu Kwh (tăng 6,4%) …thì một số sản phẩm đã có bước phát triển mạnh đó là dự án Fomosa năm 2018 sản xuất ước đạt 2,65 triệu tấn than cốc (tăng 105%) và 3,96 triệu tấn thép (tăng 164,5%). Nhìn chung, dự án Fomosa trong thời gian qua đã đi vào sản xuất ổn định, đây là dự án lớn và có sự ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp Hà Tĩnh cũng như cả nước. Với việc dự án Fomosa đưa vào vận hành ổn định cả 2 lò cao thì đây vẫn là nhân tố để tiếp tục tạo ra sự tăng trưởng khá cho sản xuất công nghiệp Hà Tĩnh trong thời gian tới.

Bên cạnh sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp thì hoạt động xây dựng trên địa bàn đang gặp khó khăn, nhiều dự án lớn chậm thi công, một số dự án có vốn đầu tư nước ngoài tiến độ triển khai chậm, riêng dự án Khu liên hợp Gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 nên vốn đầu tư giảm mạnh. Vì vậy, kết quả hoạt động của ngành xây dựng năm 2018 tiếp tục giảm so với cùng kỳ. Tăng trưởng của ngành xây dựng năm 2018 ước tính giảm 4,92% so với cùng kỳ, đóng góp -0,56 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung. Mặc dù kết quả sản xuất ngành xây dựng có giảm nhưng tác động không đáng kể đến tăng trưởng chung năm 2018.

– Khu vực sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ nhìn chung ổn định chưa có sự đột phá so với năm 2017; hạ tầng kinh doanh thương mại, dịch vụ có bước phát triển tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dung hàng hóa, dịch vụ của người dân. Năm 2018, khu vực này dự ước đạt tốc độ tăng trưởng 5,9%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung.

Nền kinh tế đang có xu hướng ổn định hơn nên lượng tiền chi tiêu cho mua sắm hàng hóa trong dân đang dần tăng lên. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tăng 15,13% so với năm 2017. Cùng với việc phát triển các trung tâm thương mại có quy mô lớn ở thành phố Hà Tĩnh là việc đẩy nhanh chuyển đổi mô hình quản lý và đầu tư xây dựng các chợ huyện trung tâm. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, các hoạt động xúc tiến quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm của địa phương…là những yếu tố làm cho hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn ngày càng phát triển.

– Thuế sản phẩm trừ (-) trợ cấp sản phẩm năm 2018 vẫn duy trì mức tăng khá với mức tăng 9,62%, góp phần làm tăng 0,71 điểm phần trăm trong tổng mức tăng chung.

Tóm lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 trên địa bàn Hà Tĩnh đạt mức tăng cao nhất trong 5 năm qua. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác thì dự án Fomosa đi vào sản xuất ổn định vẫn là nhân tố tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ đối với kinh tế Hà Tĩnh. Năm 2018, nếu loại trừ yếu tố tăng sản phẩm thép của dự án Fomosa thì tốc độ tăng trưởng GRDP của Hà Tĩnh chỉ đạt 9,01% (đóng góp của thép trong tăng trưởng chung là 11,79 điểm phần trăm). Như vậy, đóng góp từ sản phẩm thép của dự án Fomosa vào tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh là rất lớn.

2. Tài chính, ngân hàng

2.1. Thu – chi ngân sách

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2018 ước đạt 17.176,8 tỷ đồng, bằng 140,21% so với cùng kỳ năm trước và bằng 128,67% dự toán năm, trong đó: Thu nội địa đạt 6.279,5 tỷ đồng, bằng 119,22% so với cùng kỳ năm trước và bằng 104,66% dự toán năm; thu hải quan đạt 5.930,4 tỷ đồng, bằng 203,72% so với cùng kỳ năm trước và bằng 174,42% dự toán năm; thu chuyển nguồn đạt 4.930,9 tỷ đồng, bằng 125,33% so với cùng kỳ năm trước và bằng 124,84% dự toán năm. Trong điều kiện nền kinh tế đang có những khó khăn chung nhưng được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự quyết tâm của ngành Thuế, Hải quan và sự đồng hành của hệ thống chính trị nên thu ngân sách đã có nhiều chuyển biến tích cực, phấn đấu vượt dự toán HĐND tỉnh giao. Tuy nhiên, do cơ cấu các khoản thu ngân sách không đảm bảo dự toán đầu năm, thuế phí và thu khác đưa vào cân đối ngân sách chưa đạt dự toán, hụt thu các cấp ngân sách các năm trước đây và năm 2018 lớn nên việc điều hành ngân sách còn gặp khó khăn, áp lực.

Tổng chi cân đối ngân sách địa phương năm 2018 ước đạt 13.744,8 tỷ đồng, bằng 100,46% so với cùng kỳ năm trước và bằng 105,52% so với dự toán năm, trong đó: Chi đầu tư phát triển 4.955,2 tỷ đồng, bằng 92,42% so với cùng kỳ năm trước và bằng 144,09% so với dự toán năm; chi thường xuyên 8.788,5 tỷ đồng, bằng 105,63% so với cùng kỳ năm trước và bằng 93,28% so với dự toán năm. Trong điều kiện thuế, phí và thu khác đưa vào cân đối ngân sách chưa đạt kế hoạch, nhưng với các giải pháp điều hành linh hoạt, hợp lý nên chi ngân sách địa phương cơ bản thực hiện đúng tiến độ theo dự toán. Một số nhiệm vụ, mục tiêu của tỉnh được quan tâm giải ngân kịp thời ngay từ đầu năm, chủ động cân đối xử lý nguồn kịp thời cho các cấp, các ngành, đơn vị thực hiện. Đảm bảo đủ nguồn vốn cho chi đầu tư phát triển, chi các hoạt động hành chính, sự nghiệp cấp tỉnh, các chính sách phát triển, an sinh xã hội, an ninh- quốc phòng; bổ sung nguồn vốn chi trả nợ đọng xây dựng cơ bản nhất là nợ đọng xây dựng nông thôn mới; cố gắng, kịp thời đáp ứng nguồn thực hiện các nhiệm vụ đột xuất cấp bách, các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

2.2. Hoạt động ngân hàng

Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Tĩnh tiếp tục triển khai và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chủ trương, cơ chế chính sách của Nhà nước và của ngành đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Nhìn chung, trong năm qua hoạt động ngân hàng trên địa bàn vẫn tiếp tục duy trì ổn định và tiếp tục có bước phát triển.

– Kết quả thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng trong công tác tín dụng:

Trong 10 tháng đầu năm 2018, số khách hàng được hỗ trợ lãi suất tăng 54 khách hàng với doanh số cho vay được hỗ trợ là 31,1 tỷ đồng, lãi được hỗ trợ cho các khách hàng đang hưởng chính sách là 11,5 tỷ đồng.

– Công tác thanh toán, tiền tệ – kho quỹ, phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng: Các hoạt động thanh toán, tiền tệ – kho quỹ, phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiếp tục được đẩy mạnh, đảm bảo độ chính xác cao và an toàn. Đặc biệt đã đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Công tác phát hiện xử lý, phối hợp với các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng chống và ngăn ngừa tiền giả được quan tâm thực hiện.

Trong năm 2018, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Tĩnh đã có ý kiến chấp thuận cho thành lập mới 1 Chi nhánh NHTM (trên cơ sở một số chi nhánh cấp 2 của Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Hà Tĩnh); cấp phép 3 phòng giao dịch NHTM; 6 hồ sơ đăng ký lắp đặt ATM, chấp thuận mở rộng địa bàn đối với 6 QTDND. Đến thời điểm báo cáo, Chi nhánh quản lý 53 đầu mối (NHTM cấp 1 là 19 đơn vị; 1 NHCSXH, 1 NHHTX và 32 QTDND).

3. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

3.1. Sản xuất nông nghiệp

a. Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh sơ bộ đạt 154.926 ha, bằng 97,3% (giảm 4.302 ha), cây lương thực có hạt đạt 112.051 ha, chiếm 72,33% tổng diện tích gieo trồng và bằng 100,25% so với năm 2017. Tổng sản lượng lương thực có hạt sơ bộ đạt 570.884 tấn, bằng 121,16% (tăng 99.719 tấn), trong đó sản lượng lúa đạt 535.253 tấn, bằng 120,9% (tăng 92.523 tấn); sản lượng ngô đạt 35.631 tấn, bằng 125,31% (tăng 7.196 tấn) so với năm 2017.

*

Sản xuất lúa vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2018 đạt kết quả khá toàn diện, trong đó vụ Xuân thắng lợi cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích gieo cấy lúa vụ Xuân năm 2018 tăng so với cùng kỳ, trong đó một số địa phương có diện tích tăng như: Hương Sơn tăng 70,7 ha, Nghi Xuân tăng 69,7 ha, Thị xã Kỳ Anh tăng 38,2 ha…Mặc dù diện tích gieo cấy lúa vụ Hè Thu lại giảm so với cùng kỳ năm trước bởi ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây mưa lớn, ngập lụt trên địa bàn làm cho một số diện tích lúa gieo trồng đang thời kỳ phát triển bị ngập úng, thiệt hại. Các địa phương có diện tích lúa Hè Thu giảm mạnh như: Hương Sơn giảm 728 ha, Đức Thọ giảm 575 ha, Hương Khê giảm 155 ha, Nghi Xuân giảm 94,32 ha…Cùng với đó diện tích lúa vụ Mùa cũng giảm so với cùng kỳ năm trước do hiệu quả sản xuất lúa Mùa thấp nên người dân đã chuyển đổi cây trồng, mùa vụ. Tuy nhiên, do năng suất lúa của cả ba vụ sản xuất trong năm đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó năng suất lúa vụ Xuân đạt 56,42 tạ/ha, đạt mức cao nhất từ trước đến nay nên đã làm cho tổng sản lượng lúa năm 2018 tăng 20,9% (tăng 92.523 tấn) so với năm 2017. Trong mức tăng chung thì chủ yếu là tăng sản lượng lúa vụ Xuân với mức tăng 37,96% (tăng 91.817 tấn) so với cùng kỳ năm trước, chiếm đến 99,24% tổng sản lượng lúa tăng cả năm 2018 so với năm 2017.

Kết quả sản xuất sơ bộ năm 2018 một số loại cây hàng năm khác cũng đạt khá cả về năng suất và sản lượng, cụ thể: Cây ngô diện tích đạt 9.252 ha, bằng 120,23% (tăng 1.557 ha), năng suất đạt 38,51 tạ/ha, bằng 104,22% (tăng 1,56 tạ/ha), sản lượng đạt 35.631 tấn, bằng 125,31% (tăng 7.196 tấn); cây khoai lang diện tích đạt 3.692 ha, bằng 88,75% (giảm 468 ha), năng suất đạt 70,59 tạ/ha, bằng 107,56% (tăng 4,96 tạ/ha), sản lượng đạt 26.063 tấn, bằng 95,46% (giảm 1.240 tấn); cây lạc diện tích đạt 13.563 ha, bằng 89,72% (giảm 1.554 ha), năng suất đạt 26,74 tạ/ha, bằng 114,17% (giảm 3,32 tạ/ha), sản lượng đạt 36.265 tấn, bằng 102,44% (tăng 863 tấn); cây rau các loại diện tích đạt 11.988 ha, bằng 111,71% (tăng 1.257 ha), năng suất đạt 68,18 tạ/ha, bằng 103,21% (tăng 2,12 tạ/ha), sản lượng đạt 81.730 tấn, bằng 115,3% (tăng 10.843 tấn); cây đậu các loại diện tích đạt 3.503 ha, bằng 52,2% (giảm 3.208 ha), năng suất đạt 5,91 tạ/ha, bằng 100%, sản lượng đạt 2.072 tấn, bằng 52,24% (giảm 1.894 tấn).

Bên cạnh sản xuất cây hàng năm thì việc chăm sóc và trồng mới các loại cây lâu năm cũng đã được quan tâm thực hiện. Sơ bộ tổng diện tích cây lâu năm hiện có là 29.997 ha, bằng 104,72% (tăng 1.352 ha) so với năm 2017, trong đó diện tích cây ăn quả là 16.991 ha, bằng 108,72% (tăng 1.363 ha), chiếm 56,64% tổng diện tích cây lâu năm. Diện tích một số loại cây ăn quả tăng so với năm 2017 như: Cam có diện tích tăng 9,83% (tăng 590 ha), bưởi có diện tích tăng 16,26% (tăng 428 ha), mít có diện tích tăng 4,28% (tăng 47 ha)…Mặt khác, do không ngừng đưa các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên sản lượng các loại cây lâu năm đều tăng so với cùng kỳ năm trước như: Chè búp đạt 7.498 tấn, tăng 3,72% (tăng 269 tấn); cam đạt 28.763 tấn, tăng 20,33% (tăng 4.860 tấn); chanh đạt 11.053 tấn, tăng 3,36% (tăng 359 tấn); bưởi đạt 15.837 tấn, tăng 18,35% (tăng 2.456 tấn)…Việc khai thác điều kiện thuận lợi về đất đai để phát triển cây ăn quả là rất cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải có quy hoạch và kế hoạch phát triển một cách hợp lý, nhất là quan tâm đến chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ, tránh hiện tượng người dân tự phát phát triển cây ăn quả không theo quy hoạch sẽ dễ dẫn đến hiện tượng mất cân đối cung – cầu và gây thiệt hại cho người dân.

b. Tình hình sâu bệnh đối với cây trồng: Với sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chuyên môn và sự chủ động của bà con nông dân trong công tác phòng, trừ sâu bệnh nên đã hạn chế mức thiệt hại thấp nhất do sâu bệnh gây ra đối với cây trồng. Nhìn chung, tình hình sâu bệnh năm 2018 tuy có xẩy ra nhưng gây thiệt hại không đáng kể đối với sản xuất trồng trọt. Sản xuất lúa vụ Xuân thì bệnh đạo ôn lá xuất hiện rải rác tại Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Đức Thọ với diện tích nhiễm bệnh là 2.054,8 ha, trong đó có 80,9 ha nhiễm nặng. Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại với diện tích nhiễm bệnh là 307,7 ha, nhiễm nặng 24,8 ha (mất trắng 25ha). Số diện tích mất trắng phân bố chủ yếu ở Nghi Xuân, Thạch Hà và Cẩm Xuyên. Bệnh khô vằn với diện tích nhiễm bệnh là 2.560 ha, phân bố hầu hết các địa phương trong tỉnh. Còn đối với lúa vụ Hè Thu sâu cuốn lá xuất hiện gây hại tại các địa phương Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà…với diện tích nhiễm 1.350,5 ha, nhiểm nặng 50 ha; bệnh khô vằn phát sinh gây hại rải rác trên toàn tỉnh với diện tích nhiễm bệnh là 1.967 ha, nhiểm nặng 104 ha…Trên các loại cây hàng năm khác và cây lâu năm cũng đã xuất hiện một số dịch bệnh gây hại nhẹ như: Bệnh lỡ cổ rễ, bệnh đốm lá nhỏ, sâu đục thân, đục bắp…

c. Chăn nuôi:

*

Nhìn chung, tình hình chăn nuôi trên địa bàn năm 2018 vẫn còn gặp khó khăn, thiếu sự ổn định. Các dự án chăn nuôi bò lớn trên địa bàn tỉnh cũng đều gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ, do giá cả thấp và nhiều yếu tố khác như nguồn vốn, ảnh hưởng môi trường…Trong đó có Dự án chăn nuôi bò của Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà, đây là dự án có quy mô đầu tư lớn nhất vào ngành chăn nuôi ở Hà Tĩnh tính đến thời điểm hiện nay.Tuy nhiên, năm 2018 dự án này hoạt động kém hiệu quả không đạt được kết quả như mong đợi, việc xuất nhập bò không diễn ra thường xuyên với số lượng bò ngày càng giảm (hiện còn 1.147 con bò được thả nuôi). Chăn nuôi bò của Công ty Mitraco hiện còn thả nuôi 532 con bò, do thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn, giá cả thấp nên công ty cũng đang tạm dừng liên kết với các hợp tác xã và hộ dân. Chăn nuôi lợn đã có những chuyển biến tích cực hơn, giá thịt hơi tăng lên sau kỳ sụt giảm giá mạnh ở những tháng đầu năm nên nhiều hộ chăn nuôi lợn đã tái đàn trở lại. Trong chăn nuôi lợn, khu vực bị ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn nhất là hộ gia đình và gia trại vì đây là các khu vực có nguồn vốn không nhiều lại bị thua lỗ nặng nên khó để tiếp tục tái đàn. Tổng số trang trại chăn nuôi lợn hiện nay còn có 209 trang trại (giảm 3 trang trại) và số lượng gia trại chăn nuôi lợn hiện có 1.189 gia trại (giảm 343 gia trại) so với cùng kỳ năm trước. Đối với chăn nuôi gia cầm do ít dịch bệnh nên đang phát triển ổn định.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tính Phần Trăm Lương Cơ Bản, Cách Tính Phần Trăm (%) Dễ, Chính Xác Nhất

– Tình hình dịch bệnh: Mặc dù đã tăng cường công tác quản lý kiểm soát, kiểm tra vệ sinh thú y, phòng chống dịch cho vật nuôi. Tuy nhiên, trong năm 2018 cũng đã xẩy ra dịch lỡ mồm long móng làm cho 375 con gia súc mắc bệnh (51 con trâu, 244 con bò và 80 con lợn), trong đó có 80 con lợn buộc phải tiêu hủy. Dịch xẩy ra ở 148 hộ thuộc 27 thôn, thuộc các địa phương: Thị xã Hồng Lĩnh, Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà, Lộc Hà và huyện Kỳ Anh.

Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đã được các địa phương triển khai thực hiện nhưng kết quả đạt được vẫn còn thấp so với kế hoạch, cụ thể: Tiêm phòng lở mồm long móng cho đàn trâu, bò 267.723 liều, đạt 78,9% kế hoạch; bệnh tụ huyết trùng trâu, bò đạt 226.240 liều, đạt 67,9% kế hoạch; dịch tả lợn 383.119 liều, đạt 83,2% kế hoạch; tụ huyết trùng lợn 356.411 liều, đạt 77,4% kế hoạch; tiêm phòng dại cho chó 107.064 liều, đạt 68,8% kế hoạch và tiêm phòng dịch cúm gia cầm 1.511.191 liều, đạt 33,54% kế hoạch. Kết quả tiêm phòng đạt thấp cũng đã ảnh hưởng đến công tác phòng dịch và nguy cơ xảy ra, bùng phát dịch bệnh đối với đàn vật nuôi và gây thiệt hại cho người chăn nuôi là rất lớn.

3.2. Lâm nghiệp

*

– Trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng: Do hiện nay chủ yếu là trồng rừng sản xuất nên kết quả trồng rừng phụ thuộc vào chu kỳ thu hoạch. Năm 2018, diện tích rừng trồng tập trung giảm 23,74% (giảm 2.473 ha) so với năm 2017, tập trung chủ yếu ở các địa phương: Huyện Kỳ Anh 2.707 ha, Hương Sơn 1.140 ha, Cẩm Xuyên 877 ha, Hương Khê 803 ha, Thạch Hà 492 ha…Số lượng cây trồng phân tán ước đạt 3.947 ngàn cây, bằng 104,29% (tăng 163 ngàn cây) so với năm 2017, chủ yếu được trồng vào các dịp lễ tết và thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Công tác chăm sóc và bảo vệ rừng vẫn được duy trì thực hiện. Diện tích rừng được chăm sóc là 23.221 ha, bằng 95,64% (giảm 1.057 ha); diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh là 14.425 ha, bằng 94,96% (giảm 766 ha); diện tích rừng được giao khoán bảo vệ là 174.423 ha, bằng 95,75% (giảm 7.741 ha). Nguyên nhân diện tích rừng được giao khoán bảo vệ giảm do nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện giảm.

– Khai thác gỗ và lâm sản: Sản lượng gỗ khai thác năm 2018 ước giảm 26,16% (giảm 153.589 ngàn m3); khai thác 747 ngàn Ste củi, bằng 92,25% (giảm 63 ngàn Ste) so với năm 2017. Thực tế hiện nay, người trồng rừng đã phải bỏ nhiều công sức chăm sóc, vốn đầu tư, chịu mọi rủi ro trong nhiều năm nhưng do họ thiếu đầu mối tiêu thụ, không có phương tiện vận chuyển và chưa có nhiều các cơ sở chế biến tinh sâu nên lợi nhuận từ gỗ vườn, gỗ rừng trồng chủ yếu thuộc về khâu trung gian và rơi vào túi các thương lái thu mua gỗ. Đây chính là vấn đề mà các cấp, các ngành và các địa phương cần phải quan tâm tháo gỡ để phát triển kinh tế rừng và để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho chính những người trực tiếp trồng rừng.

– Thiệt hại rừng: Trong năm 2018 đã xẩy ra 10 vụ cháy rừng, bằng 142,86% (tăng 3 vụ), diện tích bị cháy 53,79 ha thuộc rừng trồng, bằng 6,3 lần (tăng 45,3 ha), giá trị thiệt hại ước tính 1.836 triệu đồng, bằng 417,27% (tăng 1.396 triệu đồng) so với năm 2017. Số vụ cháy rừng xẩy ra ở huyện Hương Sơn 3 vụ, Đức Thọ 2 vụ, Nghi Xuân 2 vụ, Vũ Quang 2 vụ, Cẩm Xuyên 1 vụ. Mặc dù công tác phòng chống cháy rừng đã tập trung cao độ, song do thời tiết nắng nóng cùng với sự thiếu cẩn trọng của người dân nên số vụ cháy rừng vẫn xẩy ra và tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.

3.3. Thuỷ sản

*

Hai năm sau sự cố môi trưởng biển, với sự nổ lực của các cấp, các ngành trong việc khắc phục sự cố thì hoạt động sản xuất thủy sản đã hồi sinh và đi vào ổn định sản xuất. Mặt khác, thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện cho bà con ngư dân hoạt động sản xuất nên sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản năm 2018 tăng so với năm 2017.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản được mở rộng, các doanh nghiệp, hộ nông dân đã mạnh dạn bỏ vốn lớn để xây dựng và cải tạo ao hồ, thu được kết quả khá, qua đó kích thích được phong trào nuôi trồng thuỷ sản của người dân. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2018 ước đạt 7.545 ha, bằng 102,79% (tăng 205 ha) so với năm 2017, trong đó: Nuôi thâm canh, bán thâm canh chiếm 25,05%; nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến chiếm 74,95%. Diện tích nuôi nước mặn chiếm 5,67%, nước lợ chiếm 37,63% và nước ngọt chiếm 56,7% tổng diện tích nuôi trồng.

Năm 2018, đã xuất hiện dịch bệnh tôm bị bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tính tại các địa phương (Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà, huyện Kỳ Anh và Thành phố Hà Tĩnh) với diện tích bị nhiểm bệnh là 25,67 ha. Cùng với đó, trong tháng 4/2018 cũng đã xẩy ra hiện tượng cá, mực nuôi của các hộ kinh doanh hải sản chết hàng loạt ở Thị xã Kỳ Anh. Nguyên nhân được xác định là do ngạt khí bởi các nhà thầu đang thi công cầu cảng số 3,4 tại cảng Vũng Áng tạo nên một vòng cung khép kín khiến cho nước biển không được lưu thông làm cá thiếu ôxi dẫn đến chết ngạt. Dịch bệnh được phát hiện sớm, cùng với công tác phòng chống kịp thời nên các loại dịch bệnh đã được khống chế và giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất cho các hộ nuôi.

4. Sản xuất công nghiệp

– Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 12/2018 ước tính tăng 9,24% so với tháng trước và tăng 65,66% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 12,59%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 102,15%; sản xuất và phân phối điện giảm 18,83%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 19,06% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, hoạt động công nghiệp tháng 12/2018 vẫn tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, tăng chủ yếu ở ngành công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến, chế tạo.

Tính riêng quý IV/2018, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 50,87% so với cùng kỳ năm trước và thấp hơn mức tăng của 3 quý khác trong năm.

Chỉ số sản xuất công nghiệp các quý năm 2018

Đơn vị tính: %

Quý I năm 2018 so với cùng kỳ năm trước

Quý II năm 2018 so với cùng kỳ năm trước

Quý III năm 2018 so với cùng kỳ năm trước

Quý IV năm 2018 so với cùng kỳ năm trước

Toàn ngành công nghiệp

262,45

271,03

151,13

150,87

Công nghiệp khai khoáng

88,68

97,26

112,68

134,85

Công nghiệp chế biến, chế tạo

341,39

377,53

163,69

160,38

Sản xuất và phân phối điện

155,39

143,88

108,41

111,76

Cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải

115,98

129,79

101,30

141,32

Trong 4 ngành công nghiệp cấp I, hầu hết đều có chỉ số sản xuất tăng ở cả 4 quý. Riêng ngành công nghiệp khai khoáng có chỉ số sản xuất quý I giảm 11,32%; quý II giảm 2,74%; sang quý III tăng 12,68%; đạt mức tăng khá ở quý IV (tăng 34,85%) và chủ yếu tăng ở khai thác cát, sỏi, đá (tăng 37,94%). Như vậy, sản xuất công nghiệp năm 2018 vẫn đạt tăng trưởng cao ở cả 4 quý, nhưng sang quý III và quý IV mức tăng có phần chững lại.

Tính chung cả năm 2018, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 88,98% so với cùng kỳ năm trước và tăng thấp hơn 2,88 điểm % so với 11 tháng đầu năm (chung 11 tháng tăng 91,86%).

*

Như vậy, năm 2018 hoạt động công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, chủ yếu do ảnh hưởng lớn từ dự án Formosa, nếu loại trừ ảnh hưởng từ dự án Formosa thì chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh năm 2018 giảm 1,76% so cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ có hai ngành chịu ảnh hưởng là: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,9%; sản xuất và phân phối điện giảm 10,7%.

– Chỉ số tiêu thụ, tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2018 tăng 21,36% so với tháng trước và tăng 68,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính cả năm 2018, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 148,65% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất kim loại tăng 1,87 lần; sản xuất than cốc tăng 78,27%; dệt tăng 44,16%. Bên cạnh đó cũng có một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm mạnh: Sản xuất hóa chất giảm 56,91%; chế biến thực phẩm giảm 51,46%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2018 tăng 37,85% so với tháng trước và tăng 110,68% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất than cốc tăng 7,39 lần; sản phẩm đúc sẵn từ kim loại tăng 5,03 lần; sản xuất giấy tăng 2,39 lần; ngành dệt tăng 1,48 lần.

– Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp: Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 12/2018 giảm 0,2% so với tháng trước và tăng 8,65% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2018 tăng 14,99% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 0,2%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 28,82%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 16,71%. Như vậy, lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp năm 2018 tăng chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

– Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp: Kết quả điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh quý IV/2018 được điều tra thu thập thông tin tại 45 doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh, kết quả cụ thể như sau: Có 68,9% doanh nghiệp đánh giá SXKD của họ khả quan hơn và giữ ổn định so với quý trước (trong đó 20% khẳng định SXKD tốt lên; 48,9% khẳng định giữ ổn định); 31,1% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất khó khăn hơn quý trước. Dự báo quý I/2019 so với quý IV/2018, có 68,9% doanh nghiệp đánh giá sản xuất kinh doanh tốt hơn và giữ ổn định (trong đó 31,1% số doanh nghiệp dự báo tốt lên; 37,8% số doanh nghiệp dự báo ổn định); còn 31,1% số doanh nghiệp khó khăn hơn.

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có 53,3% doanh nghiệp khẳng định yếu tố “nhu cầu thị trường trong nước thấp”; 75,6% doanh nghiệp khẳng định “tính cạnh tranh của hàng trong nước cao”; 40% doanh nghiệp khẳng định “Lãi suất vay vốn cao” và 48,9% doanh nghiệp cho rằng vấn đề “Khó khăn về tài chính” là các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Liên quan tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý IV/2018, có 26,7% doanh nghiệp tăng sản xuất so với quý III/2018; 33,3% giảm đi; có 16,3% doanh nghiệp có số lượng đơn đặt hàng mới tăng lên; 34,9% giảm đi; 78,6% doanh nghiệp có số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đánh giá tăng lên hoặc giữ nguyên; 17,8% doanh nghiệp đánh giá tồn kho thành phẩm giảm (ngành có tỷ lệ tồn kho thành phẩm giảm mạnh là chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy) và 26,7% doanh nghiệp có tồn kho nguyên vật liệu giảm; 4,4% doanh nghiệp có chi phí sản xuất trên một sản phẩm và 6,7% giá bán bình quân trên một đơn vị sản phẩm giảm. Xu hướng dự kiến quý I/2019 so quý IV/2018 có 27,9% số doanh nghiệp có lượng đơn đặt hàng mới tăng; 15,4% doanh nghiệp có số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng; 28,9% khối lượng thành phẩm tồn kho giảm và 31,1% khối lượng nguyên vật liệu tồn kho giảm.

Đánh giá về biến động lao động quý IV/2018 so với quý III/2018, có 91,1% số doanh nghiệp khẳng định quy mô lao động tăng lên và giữ ổn định (trong đó 8,9% khẳng định tăng lên; 82,2% khẳng định giữ ổn định) và 8,9% khẳng định lao động giảm. Dự báo lao động quý I/2019 so với quý IV/2018 có 88,9% doanh nghiệp khẳng định quy mô lao động tăng lên và giữ ổn định; 11,1% doanh nghiệp dự kiện giảm lao động, điều đó cho thấy các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong quý tới và không có nhu cầu tuyển thêm lao động để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Xem thêm: Giáo Án Khám Phá Đồ Dùng Trong Gia Đình Lớp 3 Tuổi, Giáo Án Đồ Dùng Gia Đình 3 Tuổi

6. Đầu tư và xây dựng

6.1. Đầu tư phát triển

Ước tính vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2018 theo giá hiện hành đạt 32.145,67 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích