Đề Thi Giữa Kì 2 Lớp 5 Năm 2020, Đề Thi Giữa Kì 2 Lớp 7

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 5 năm 2020 – 2021 theo Thông tư 22 được lingocard.vn sưu tầm, chọn lọc bao gồm 2 môn Toán, Tiếng việt có đáp án và bảng ma trận đề thi giúp các em học sinh ôn luyện củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 5 đạt kết quả cao. Đồng thời đây là tài liệu tham khảo cho các thầy cô ra đề thi cho các em. Sau đây mời các em cùng các thầy cô tham khảo.

Đang xem: đề thi giữa kì 2

Đề thi giữa học kì 2 lớp 5 năm 2021

Đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2021

A. Phần kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm): GV kiểm tra từng học sinh qua tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK giữa học kì II môn Tiếng Việt lớp 5.

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)

Đọc thầm câu chuyện sau:

Phần quan trọng nhất trên cơ thể

Mẹ tôi đã ra một câu đố: “Đố con biết phần nào trên cơ thể là quan trọng nhất?”.

Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng nhất đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: “Không phải đâu con. Có rất nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu. Con tiếp tục suy nghĩ về câu đố đó đi nhé.”

Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: “Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng vì vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng thấy gì.” Bao lần tôi muốn mẹ nói ra đáp án, và vì thế tôi toàn nói lung tung. Mẹ chỉ trả lời tôi: “Không đúng. Nhưng con đã tiến bộ rất nhanh, con yêu của mẹ.”

Rồi đến khi bà nội yêu quý của tôi qua đời. Lúc niệm bà xong, mẹ đến bên cạnh tôi thì thầm: “Con đã tìm ra câu trả lời chưa?” Tôi như bị sốc khi mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: “Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con là cái vai”. Tôi hỏi lại: “Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?” Mẹ lắc đầu: “Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào.”

Theo Hạt giống tâm hồn

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. (0,5 điểm) Vì sao cậu bé cho rằng đôi tai là phần quan trọng nhất của cơ thể?

A. Vì âm thanh quan trọng nhất với con người mà đôi tai lại giúp con người ta nghe được âm thanh .

B. Vì đôi tai giúp ta lắng nghe những chia sẻ của người khác

C. Vì âm thanh quan trọng hơn hình ảnh

D. Vì nhờ có đôi tai con người mới hoàn chỉnh

Câu 2. (0,5 điểm) Cậu bé muốn nói gì khi cho rằng hình ảnh là quan trọng nhất?

A. Cậu muốn nói rằng mắt là bộ phận quan trọng nhất

B. Cậu muốn nói rằng không có hình ảnh thì chúng ta không làm việc được

C. Cậu muốn nói rằng hình ảnh quan trọng hơn âm thanh

D. Cậu muốn nói rằng mắt là bộ phận quan trọng nhất vì nó giúp ta nhìn thấy hình ảnh

Câu 3. (0,5 điểm) Vì sao người mẹ cho rằng phần quan trọng nhất của cơ thể là đôi vai?

A. Vì đôi vai gánh vác những công việc nặng nhọc cho cuộc sống

B. Vì đôi vai để người khác dựa vào mỗi lúc họ gặp khó khăn, cần giúp đỡ

C. Vì đôi vai cần để đỡ cái đầu

D. Vì đôi vai giúp cân bằng cơ thể

Câu 4. (1 điểm) Trong câu chuyện, em hiểu như thế nào về lời giải thích của người mẹ?

………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5. (1 điểm) Qua câu chuyện trên, em học được điều gì?

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………Câu 6. (0,5 điểm) Từ nào trong các từ sau có tiếng “nhân” không có nghĩa là “người”:

A. nhân lực

B. nhân quả

C. nhân công

D. nhân loại

Câu 7. (1 điểm) Hãy đặt một câu ghép nói về giữ gìn An ninh trật tự trong đó có cặp quan hệ từ Nếu …. thì ….

Câu 8. (1 điểm) Phân tích cấu tạo của câu sau (TN, CN – VN):

Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng nhất đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất.

Câu 9. (1 điểm) Hãy chỉ ra cách liên kết câu được dùng trong câu sau:

Mùa hè, lá bàng xanh ngắt. Sang cuối thu, lá bàng ngả sang màu tía.

A. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối

B. Lặp từ ngữ

C. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ

D. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối

B. Phần kiểm tra viết

I. Chính tả (2 điểm): Nghe – viết: – Thời gian: 15 phút

Buổi sáng ở Hòn Gai

Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vảy. Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.

Theo Thi Sảnh

II. Tập làm văn (8 điểm) – Thời gian: 35 phút

Đề bài: Hãy tả một đồ vật mà em yêu quý nhất.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Toán năm 2021

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện theo đúng yêu cầu của các bài tập dưới đây.

Câu 1. Chữ số 5 trong số thập phân 97,253 có giá trị là: 1đ ( M1)

A. 50

B. 500

C.

*

D.

*

Câu 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: (1 điểm) (M1)

a. 78,02 > 77,65 ….;

b. 240 – 100 x 2 = 40….

Câu 3. Thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3 cm, chiều cao 8 cm là : 1đ (M1)

A. 120 cm2

B. 120 cm3

C. 64 cm3

D. 16 cm3

Câu 4. Điền vào chỗ ….. 1đ ( M2)

a) 7,002 m3 = ……. ….dm3

b) 3 dm3 435 cm3 = …….. ….dm3

Câu 5. Đặt tính rồi tính: 1đ ( M2)

3 giờ 27 phút + 2 giờ 18 phút ;

15,7 phút x 3

Câu 6. Điền dấu > ; 2

B. 700cm

C. 14 cm2

D. 700cm2

Câu 9. Một hình tròn có đường kính là 8 cm, tính diện tích hình tròn đó? (M3)

Trả lời : Diện tích hình tròn đó là……………… cm2.

Câu 10: (1đ)

Một mảnh đất hình thang có số đo hai đáy lần lượt là 85 mét và 35 mét. Chiều cao bằng trung bình cộng của hai đáy. Hỏi diện tích mảnh đất này là bao nhiêu mét vuông? ( M4)

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Toán năm 2021

Câu 1: Đáp án D (1đ)

Câu 2:

a) Đ ;

b) Đ

Câu 3: Đáp án B (1đ)

Câu 4:

a) 7,002 m3 = 7002 dm3

b) 3 dm3 435 cm3 = 3,453 dm3

Câu 5:

a) 5 giờ 45 phút (0,5đ) ;

b) 47,1 phút (0,5đ) .

Câu 6:

2 giờ 15 phút = 135 phút (0,5đ)

3 năm 3 tháng > 33 tháng (0,5đ)

Câu 7: Tìm x: (1 điểm)

x + 35,2 = (25,6 x 3,4)

x + 35,2 = 87,04 ( 0,5đ)

x = 87,04 – 35,2

x = 51,84 ( 0,5đ)

Câu 8. Đáp án D (1đ)

Câu 9: Trả lời: Diện tích hình tròn đó là: 50,24 cm2.

Câu 10

Bài giải

Chiều cao của mảnh đất hình thang là: (0,2đ)

(85 + 35 ) : 2 = 60 (m) (0,2đ)

Diện tích mảnh đất hình thang là: (0,2đ)

(85 + 35 ) x 60 : 2 = 3600(m2) (0,2đ)

Đáp số: 3600m2 (0,2đ)

Lưu ý: Học sinh giải cách khác mà cách làm đúng và kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 5 mới nhất 2019 – 2020

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5

I. Phần trắc nghiệm: (7đ): Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Chữ số thuộc hàng phần trăm trong số 123,456 là: (1 điểm)

A. 1B. 2C. 5D. 6

Câu 2: Lớp 5A có tất cả 30 học sinh, trong đó số học sinh nữ là 12 em. Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ so với số học sinh cả lớp là: (1điểm)

A. 2,5%B. 250%C. 0,4%D. 40%

Câu 3: Hình thang ABCD có độ dài hai đáy lần lượt là 6cm và 4cm, chiều cao 3cm. Diện tích hình thang ABCD là: (1 điểm)

A. 30cm2B. 15cm2C. 72cm2D. 36cm2

Câu 4: Diện tích hình tròn có bán kính 3cm là:…..cm2. (1 điểm)

A. 9,42B. 18,84C. 14,13D. 28,26

Câu 5: Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 1,5 dm là: (1 điểm)

A. 13,5dm2B. 9dm2C. 33,75dm2D. 2,25dm2

Câu 6: Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 3,5 giờ = …………………. phút là: (0,5 điểm)

A. 35B. 210C. 350D. 84

Câu 7: Điền số thích hợp điền vào chỗ chấm để 2m3 18dm3 = …………dm3 là: (0,5 điểm)

A. 2018B. 2,18C. 2,018D. 218

Câu 8: Cho: x x 3,8 = 1,2 + 2,6. Vậy x = … (1 điểm)

A. 1B. 0C. 14,44D. 7,6

II. Phần tự luận: (3đ): Trình bày cách làm các bài toán sau:

Câu 1: Tính: (2 điểm)

a) 4 giờ 13 phút + 5 giờ 36 phút

b) 54 phút 39 giây – 26 phút 24 giây

c) 23,4 x 4,2

d) 196,08 : 43

Câu 2: (1 điểm) Một người làm một cái bể cá hình hộp chữ nhật bằng kính (không có nắp), chiều dài 1,2m; chiều rộng 0,8m; chiều cao 0,6m.

a/ Tính diện tích kính để làm bể?

b/ Tính thể tích của bể

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 Lớp 5 môn Toán

I. Phần trắc nghiệm: (7đ):

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Ý đúng

C

D

B

D

A

B

A

A

Điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

II. Phần tự luận: (3đ) : Trình bày cách làm các bài toán sau:

Câu 1: Tính: (2 điểm)

a) 4 giờ 13 phút + 5 giờ 36 phút

= 9 giờ 49 phút

b) 54 phút 39 giây – 26 phút 24 giây

= 28 phút 15 giây

c) 23,4 x 4,2

= 98,28

d) 196,08 : 43

= 4,56

Câu 2: (1 điểm) Một người làm một cái bể cá hình hộp chữ nhật bằng kính (không có nắp), chiều dài 1,2m; chiều rộng 0,8m; chiều cao 0,6m.

a/ Tính diện tích kính để làm bể?

b/ Tính thể tích của bể

Bài giải:

Diện tích xung quanh của bể cá là: (1,2 + 0,8) x 2 x 0,6 = 2,4 (m2) (0,25 đ)

Diện tích đáy bể là: 1,2 x 0,8 = 0,96 (m2) (0,25 đ)

Diện tích kính để làm bể cá là: 2,4 + 0,96 = 3,36 (m2). (0,25 đ)

Thể tích của bể cá đó là: 1,2 x 0,8 x 0,6 = 0,576 (m3).

Đáp số: a/ 3,36 m2 (0,25 đ)

b/ 0,576 m3.

Lưu ý: HS làm bằng cách khác hoặc tính gộp phép tính vẫn được điểm tối đa.

Bảng ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Số học

Số câu

01

 

01

   

01cd

   

02

01

Câu số

1

 

8

   

1

       

Số điểm

01 đ

 

01 đ

   

01 đ

   

02 đ

01 đ

2

Đại lượng và đo đại lượng

Số câu

01

         

01

 

02

 

Câu số

6

         

7

     

Số điểm

0,5 đ

         

0,5 đ

 

01 đ

 

3

Tỉ số

Phần trăm

Số câu

       

01

     

01

 

Câu số

       

2

         

Số điểm

       

01 đ

     

01 đ

 

4

Số đo thời gian

Số câu

     

01

         

01

Câu số

     

1ab

           

Số điểm

     

01 đ

         

01 đ

4

Yếu tố hình học

Số câu

01

 

01

 

01

01b

 

01a

03

01

Câu số

3

 

4

 

5

2

 

2

   

Số điểm

01 đ

 

01 đ

 

01 đ

0,5 đ

 

0,5 đ

03 đ

01 đ

Tổng số câu

03

 

02

01

02

01

01

01

08

03

Tổng số

03 câu

03 câu

03 câu

02 câu

11 câu

Số điểm

2,5 đ

3,0 đ

3,5 đ

1,0 đ

10 đ

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

I – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 26, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài: Phong cảnh đền Hùng – SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 68.

Phong cảnh đền Hùng

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

Theo ĐOÀN MINH TUẤN

b. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?

a. Ba Vì.

b. Nghĩa Lĩnh.

c. Sóc Sơn.

d. Phong Khê.

Câu 2: (1,0đ) Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?

a. Phú Thọ.

b. Phúc Thọ.

c. Hà Nội.

d. Hà Tây

Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?

a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.

b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.

c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.

d. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.

Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ?

a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.

b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.

c. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.

d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.

Câu 5: (1,0đ) Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?

a. Lặp từ ngữ.

b. Thay thế từ ngữ.

c. Dùng từ ngữ nối.

d. Dùng quan hệ từ.

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

b. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.

Câu 7: (0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.

Xem thêm: 5) Tìm M Để Phương Trình Có 1 Nghiệm Dương, Cho Phương Trình Mx2

b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.

c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn.

d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.

c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.

d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.

Câu 9: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?

Viết câu của em:

II – Phần viết:

1 . Chính tả: (Nghe – viết)

Bài viết: (2 điểm) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (SGK Tập 2 trang 83)

(Viết đoạn: Hội thi bắt đầu ….. đến và bắt đầu thổi cơm.)

2. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.

2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Lớp 5 môn Tiếng Việt

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)

I. Đọc thành tiếng (3đ )

– Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1,5 điểm.

(Đọc sai từ 2-4 tiếng: 1 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0,5 điểm.)

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm.

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng ở 4 chỗ trở lên: 0 điểm.)

– Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm.

(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm; Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm.)

– Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá: 1 phút ): 0,5 điểm. (Đọc trên 1-2 phút: 0,5 điểm.)

II. Đọc thầm (7đ)

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Ý ĐÚNG

b

a

c

b

 

a

a

d

 

b

VD: Vì xe bị hỏng nên em đi học muộn.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ)

I. Viết chính tả: (2đ)

Bài viết: (2 điểm)

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn: 2,0 điểm.

– Mỗi lỗi chính tả sai về phụ âm đầu; vần thanh; không viết hoa đúng quy định trừ: 0,25 điểm.

* Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,… trừ 0,25 điểm toàn bài.

II – Tập làm văn: (8đ)

2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.

2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.

– Viết được một bài văn tả cây hoa hoặc tả cái đồng hồ báo thức có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả cây cối hoặc tả đồ vật đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

– Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

– Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

– Tuỳ theo bài viết sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7; 6,5 – 6; 5,5 – 5; 4,5 – 4; 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 .

Bảng ma trận đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt

TT

Chủ đề

Mạch KT, KN

Mức 1

(28%)

Mức 2

(28%)

Mức 3

(22%)

Mức 4

(22%)

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

02

 

01

 

01

 

01

 

05

 

Câu số

1,2

 

6

 

3

 

4

     

Số điểm

2,0 đ

 

0,5 đ

 

0,5 đ

 

1,0 đ

 

4 điểm

 

2

Kiến thức tiếng Việt

Số câu

   

02

   

01

01

 

03

01

Câu số

   

5, 8

   

9

7

     

Số điểm

   

1,5 đ

   

1,0 đ

0,5 đ

 

2 điểm

1 điểm

Tổng số câu

02

 

03

 

01

01

02

 

08

01

Tổng số

02 câu

03 câu

02 câu

02 câu

09 câu

Tổng số điểm

2,0 điểm

2,0 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

7,0 điểm

Đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Anh

I. Find one word that has different pronunciation from others.

1. a. that b. make c. take d. cake
2. a. find b. thing c. mind d. bike
3. a. gun b. fun c. sun d. June
4. a. stove b. lovely c. sometimes d. come
5. a. sunny b. under c. student d. lunch

II. Choose the correct form of the verbs.

1. Look! The bird (fly) ______________________

2. It (rain)________ very much in the summer. It (rain)________________ now.

3. She always (go) ____________ shopping on the weekend.

4. We (learn) ____________________ English at present.

5. Don”t (throw)_______________ waste away.

III. Rearrange the sentences.

1. Tam/ gentle./ beautiful/ and/ was

______________________________________________________________

2. My/ often/ grandma/ in/ works/ the garden/ her/ in/ free/ time.

______________________________________________________________

3. you / what / doing / are / stove / with / the ?

______________________________________________________________

4. shouldn’t / cream / you / ice / eat

______________________________________________________________

5. like / would / future / the / you / to / what / be / in ?

_____________________________________________________________

IV. Read and write (True) or F (False).

My name is Mary. I’d like to be a nurse in the future. I’d like to look after patients and work with other people in a hospital. It is an important and very exciting job. I’d also like to meet a lot of people. I’m studying hard at school. I hope my dream will come true one day.

1. Her name is Mary.

2. She would like to be a nurse

3. She would like to travel around the word .

4. She would like to meet a lot of people.

V. Match

1. What does Lan often do in her free time? a. You may be blind.
2. Is he the main character in this fairy tale? b. He needs to see the doctor
3. What would you like to be in the future? c. No, he isn’t
4. Do not look directly at the Sun! d. She often plants tree
5. Mr Quang had a backache e. I would like to be an artist

VI. Read the passage carefully and answer the questions.

David and Lucy live in London, in England. They have a big house near a park. There are three bedrooms and two bathrooms in their house. David and Lucy have two children: a boy and a girl. David works in a bank and his wife is a doctor. They usually leave home at eight o”clock. Lucy drives to school with her two children. Then she drives to works at the hospital. In the evening, Lucy always cooks dinner. After dinner, they sometimes watch TV.

1. Where do David and Lucy live?

________________________________________________________________.

2. Is their house near a hotel?

________________________________________________________________.

3. What does Lucy do?

________________________________________________________________.

4. What time do they leave home?

________________________________________________________________.

5. What do they sometimes do after dinner?

________________________________________________________________.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt 

I. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:

CHIẾC KÉN BƯỚM

Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.

Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.

(Theo Nông Lương Hoài)

II. Dựa vào nội dung bài đọc, em chọn câu trả lời đúng hoặc ghi câu trả lời của em để trả lời mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:

Có một anh chàng………………..một cái kén bướm.

Câu 2: Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?

A. Khỏi bị ngạt thở.

B. Nhìn thấy ánh sáng.

C. Trở thành con bướm thật sự trưởng thành.

D. Bò loanh quanh.

Câu 3: Theo em, chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào?

Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai.(MỨC 2)

Thông tin

Trả lời

Anh thanh niên thấy cái kén hé ra một lỗ nhỏ xíu.

Đúng / Sai

Anh ta lấy dao rạch lỗ nhỏ cho to thêm.

Đúng / Sai

Chú bướm tự mình thoát ra khỏi cái kén một cách dễ dàng.

Đúng / Sai

Chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại.

Đúng / Sai

Câu 5: Theo em, điều gì đã xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén?

Câu 6. Đóng vai chú bướm nhỏ, viết vào dòng trống những điều chú bướm muốn nói với chàng thanh niên. (Viết 2-3 câu)

Câu 7: Nghĩa của cụm từ “ sức mạnh tiềm tàng” là gì?

A. Sức mạnh bẩm sinh mọi người đều có..

B. Sức mạnh đặc biệt của những người tài giỏi.

C. Sức mạnh để làm những việc phi thường.

D. Sức mạnh bình thường.

Xem thêm: Giải Bài 1, 2, 3, 4 Trang 23 Vở Bài Tập Toán Lớp 4 Trang 23 Tập 1 Câu 1, 2, 3, 4

Câu 8: Em hiểu từ hi vọng trong câu “Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.” như thế nào? 

Câu 9:Trong câu ghép “Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm” có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

Câu 10: Viết lại cảm nghĩ và bài học em rút ra được từ câu chuyện trên (sử dụng từ ngữ giàu cảm xúc, gợi tả, gợi cảm, . . .) 

Đề cương và đề ôn tập môn Toán giữa học kì 2 lớp 5

Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi giữa học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 5, và môn Toán 5. Những đề thi này được lingocard.vn sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Đề thi