Tuyển Tập Đề Thi Cuối Học Kì 1 Lớp 6 Năm 2020, Tuyển Tập Đề Thi Học Kì 1 Lớp 6

Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2020 – 2021 bao gồm bộ đề thi đầy đủ các môn: Toán, Văn, Vật lý, Địa lý, Lịch sử, Sinh học, GDCD, Công nghệ, Tin học, có đáp án chi tiết cho từng đề thi giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho các bài thi cuối học kì 1. Đồng thời đây là tài liệu cho các thầy cô tham khảo ra đề cho các em học sinh.

Đang xem: đề thi cuối học kì 1 lớp 6

Đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2020 – 2021 Tải nhiều

1. Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Hãy chọn duy nhất chỉ một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào tờ giấy thi.

Câu 1: Tập hợp gồm các phần tử:

A. 0; 1 ; 2 ; 3 ; 4

B.0; 1; 2; 3

C. 1; 2; 3; 4

D. 1; 2; 3.

Câu 2: Một trường có 627 học sinh. Trong một buổi đồng diễn, cô Tổng phụ trách đội cho học sinh cả trường xếp thành một vòng tròn lớn trên sân vận động. Cô cho lần lượt các các bạn (tính từ một bạn bất kì nào đó được gọi là bạn đầu tiên) đội màu mũ theo đúng thứ tự: trắng, xanh, đỏ, tím, vàng rồi lại trắng, xanh, đỏ, tím, vàng … cứ như vậy cho đến hết. Hỏi bạn cuối cùng (bạn thứ 627) đội mũ màu gì?

A. trắng

B. xanh

C. đỏ

D. tím

Câu 3: Kết quả cuả 20182018 : 20182017 là:

A. 1;

B. 2018;

C. 2017;

D. 20182.

Câu 4: Kết quả sắp xếp các số -2 ; 3 ; 99 ; -102 ; 0 theo thứ tự tăng dần là:

A. -102 ; – 2; 0 ; 3 ; 99

B. 0 ; 2 ; -3 ; 99 ; -102

C. – 102 ; 0 ; -2; 3 ; 99

D. -102 ; 0 ; -2 ; 3 ; 99

Câu 5: Cho O, A là hai điểm trên đường thẳng xy, biết OA = 6cm. Lấy điểm M nằm giữa O và A sao cho AM dài gấp đôi MO. Khẳng định nào sau đây SAI?

A. Hai tia MA và MO đối nhau

B. MA – MO = 2cm

C. OA – OM = 4cm

D. M là trung điểm của OA

Câu 6: Tại một thời điểm nào đó của trận bán kết AFF SUZUKI CUP 2018, người ta thấy 11 cầu thủ Việt Nam đứng ở vị trí trên sân bóng mà thủ môn và 2 tiền đạo cùng nằm trên một đường thẳng, ngoài ra không có 3 cầu thủ nào thẳng hàng nữa. Giả sử cứ qua 2 cầu thủ (hoặc qua các cầu thủ thẳng hàng) ta vẽ một đường thẳng. Ta có thể vẽ được tất cả bao nhiêu đường thẳng (chỉ xét 11 cầu thủ trên)?

A. 55

B. 54

C. 53

D. 52

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 7: (1,5 điểm) Thực hiện các phép tính sau:

Câu 8 : (1,5 điểm) Tìm tất cả các số tự nhiên x, biết:

a) (x + 73) – 26 = 76.

b) 24 chia hết cho x , 36 chia hết cho x , 160 chia hết cho x và x lớn nhất.

c) 15 chia hết cho (2x + 1)

Câu 9: (1,5 điểm)

Người ta gọi sức chứa của một sân vận động chính là tổng số ghế ngồi mà sân đó có. Ban quản lý sân vận động Quốc gia Mỹ Đình thấy rằng sức chứa của sân này là một số chia hết cho 8, 32 và 157. Mặt khác, nếu bổ sung thêm 8 ghế nữa thì tổng số ghế sẽ chia hết cho 200. Tính sức chứa của sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, biết nó nằm trong khoảng từ 30000 đến 45000 ghế ngồi.

Câu 10: (2,0 điểm)

Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 3cm, OB = 5cm.

a) Chứng tỏ điểm A nằm giữa hai điểm O và B, từ đó tính độ dài đoạn thẳng AB.

b) Trên tia đối Oy của tia Ox, lấy điểm P sao cho OP = 6cm. Gọi Q là trung điểm của đoạn thẳng OP. Hỏi O có là trung điểm của đoạn thẳng QA không? Vì sao?

Câu 11: (0,5 điểm)

Tìm hai số tự nhiên biết rằng ước chung lớn nhất của chúng bằng 12, bội chung nhỏ nhất của chúng bằng 72, hơn nữa chúng có chữ số hàng đơn vị khác nhau.

2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1: Sự khác nhau cơ bản giữa Văn học dân gian và Văn học trung đại được thể hiện ở:

A. Phương thức lưu truyền.

B. Lực lượng sáng tác.

C. Thời gian sáng tác.

D. Đáp án A, B.

Câu 2: Chi tiết nào thể hiện rõ nhất sự công tâm đối với người bệnh của Thái y lệnh họ Phạm trong tư cách một thầy thuốc?

A. Không ngại chữa những bệnh dầm dề máu mủ .

B. Thường đem hết của cải trong nhà mua thuốc tốt, thóc gạo để chữa chạy, cấp dưỡng cho người bệnh.

C. Năm đói dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng, đói khát ở và chữa chạy cho họ

D. Ưu tiên chữa chạy cho người bệnh nặng trước, bất kể họ có địa vị cao hay thấp trong xã hội.

Câu 3: Truyện nào sau đây tạo tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác ?

A. Ếch ngồi đáy giếng.

B. Treo biển.

C. Lợn cưới, áo mới.

D. Thầy bói xem voi.

Câu 4: Trong câu thơ sau có bao nhiêu lượng từ ?

“Con đi trăm núi, ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.” (Bầm ơi – Tố Hữu)

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5: Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

A.Một con hổ cái

B. Nằm phục xuống

C. Mệt mỏi lắm

D. Gầm lên một tiếng

Câu 6: Ý nào sau đây không đúng khi nói về bài văn kể chuyện đời thường?

A. Kể lại những câu chuyện quen thuộc, gần gũi với cuộc sống xung quanh ta.

B. Câu chuyện không nhất thiết phải có những tình tiết li kì mà có thể hấp dẫn người đọc bằng lời văn lôi cuốn, kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

C. Nhân vật phải được khắc họa chân thực nhưng không cần thiết phải miêu tả chi tiết ngoại hình nhân vật.

D. Chỉ được kể lại một sự kiện chính bản thân mình đã được chứng kiến trong thực tế.

II. Tự luận: (7 điểm)

Bài 1: (1đ) Cho câu văn sau: Những con thuyền nhỏ ấy chở ánh trăng vàng, chở làn gió mát, mang mùa xuân đi muôn nơi trên Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp này.

a. Xác định một chỉ từ có trong câu văn trên và tác dụng của nó.

b. Xác định 1 cụm danh từ, 1 cụm động từ có trong câu văn trên.

Bài 2: (2đ) Trong chương trình Ngữ văn 6 kì I, Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn rất thú vị và chứa đựng những bài học bổ ích. Hãy viết một đoạn văn khoảng 9 – 11 câu trình bày cảm nhận của con về câu chuyện này.

Bài 3: (4đ) Chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Em hãy nhập vai nhân vật để kể lại một truyện dân gian đã học.

Đề 2: Tưởng tượng 20 năm sau, em về thăm lại trường cũ. Hãy kể lại chuyến thăm trường đầy ý nghĩa đó.

Đáp án: Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6

I. Trắc nghiệm: Trả lời đúng 1 câu được 0.5 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

D

D

B

C

A

D

II. Tự luận

Bài 1 (1 điểm)

a. Chỉ từ: ấy hoặc này (0.25đ)

– ý nghĩa: định vị sự vật trong không gian (0.25đ)

b. Chỉ cần tìm đúng 1 cụm danh từ, 1 cụm động từ

– Cụm danh từ: (0.25) Những con thuyền nhỏ ấy, ánh trăng vàng, làn gió mát, Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp.

– Cụm động từ: (0,25đ) chở ánh trăng vàng, chở làn gió mát, mang mùa xuân đi muôn nơi trên Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp.

Bài 2 (2 điểm)

-Viết đúng hình thức cảm thụ được 0.5 điểm

– Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả được 0.5 điểm

– Các ý cần có:

+ Tiêu biểu của thể loại truyện ngụ ngôn mang ý nghĩa, bài học sâu sắc bằng tiếng cười hài hước, dí dỏm.

+ Nội dung: kể về câu chuyện xem voi của năm ông thầy bói

+ Ý nghĩa:Cần có cái nhìn tổng thể khi đánh giá sự vật, sự việc nào đó; cần hoàn thiện bản thân đặc biệt trong cách nhìn cuộc sống.

+Suy nghĩ của bản thân, mở rộng liên hệ.

Bài 3: (4đ) HS lựa chọn 1 trong 2 đề để kể

– Viết đúng hình thức bài văn, không mắc lỗi về diễn đạt, chính tả.

– Lựa chọn ngôi kể, thứ tự kể sáng tạo, hợp lí.

– Kể được câu chuyện; bộc lộ suy nghĩ bản thân, tùy từng cách diễn đạt.

Đề 1: nhập vai nhân vật kể lại một truyện Dân gian đã học:

– Hình thức: bài có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả….(1.0 điểm)

– Nội dung: (3.0 điểm)

+ Nhập vai nhân vật, chuyển từ ngôi kể thứ ba là ngôi kể thứ nhất một cách hợp lí

+ Kể diễn biến câu chuyện à kết thúc.

– Biết đan xen miêu tả, biểu cảm vào bài văn tự sự.

Đề 2: Kể chuyện tưởng tượng:

– Yêu cầu học sinh dùng ngôi kể thích hợp. (1 điểm)

– Nội dung kể hợp lí, có ý nghĩa giáo dục. (2 điểm)

+ Nêu tình huống hợp lí để kể chuyện

+ Sáng tạo các tình tiết hợp lí về cuộc đời nhân vật

+ Tưởng tượng có ý nghĩa

+ Nêu được suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật kể chuyện

– Có thêm yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lí. (1 điểm)

(Tùy từng bài làm cụ thể, GV cho thang điểm từ Giỏi (3.5- 4); Khá (2.75 – 3.25); TB (2 – 2.5); Yếu (1- 1.5))

3. Đề bài kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm)

Câu 1: Dụng cụ nào dưới đây không được dùng để đo độ dài

A. thước thẳng

B. com pa

C. thước dây

D. thước cuộn.

Câu 2: Giới hạn đo của một thước đo độ dài là:

A. Độ dài giữa hai vạch chia trên thước.

B. Độ dài nhỏ nhất mà thước đo được.

C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.

D. Độ dài của cái thước đó.

Câu 3: Niu tơn không phải là đơn vị của:

A. Trọng lượng riêng

B. Trọng lượng

C. Lực đàn hồi

D. Trọng lực

Câu 4: Người ta dùng một bình chia độ chứa 65 cm3 nước để đo thể tích của một viên bi thủy tinh. Khi thả viên bi vào bình, bi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích của viên bi là

A. 165 cm3

B. 65 cm3

C. 35 cm3

D. 145 cm3

Câu 5: Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là

A. 400 ml và 20 ml .

Xem thêm: Roundup: 4 Office Password Recovery Tools, Free Word Excel And Password Recovery Wizard

B. 400 ml và 200 ml.

C. 400 ml và 2 ml .

D. 400 ml và 0 ml.

Câu 6: Gió thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau?

A. Lực căng.

B. Lực hút.

C. Lực kéo.

D. Lực đẩy.

Câu 7: Hai lực cân bằng là hai lực:

A. Đặt vào một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.

B. Đặt vào một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ.

C. Đặt vào hai vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.

D. Đặt vào hai vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ.

Câu 8: Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là ứng dụng của máy cơ đơn giản?

A. Búa nhổ đinh

B. Kìm điện.

C. Kéo cắt giấy.

D. Con dao thái.

Câu 9: Ở mặt đất, một quả nặng có trọng lượng 0,1N thì khối lượng của quả nặng gần bằng:

A. 1000g

B.100g

C. 10g

D. 1g

Câu 10: Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 thì trọng lượng riêng của nước là

A. 1000 N/m3

B. 10000N/m3

C. 100N/m3

D. 10N/m3

Câu 11: Một lít dầu hoả có khối lượng 800g, khối lượng của 0,5m3 dầu hoả là

A. 400g

B. 40kg

C. 4kg

D. 400kg

Câu 12: Ở mặt đất,cân nặng của An là 30kg, cân nặng của Bình gấp 1,2 lần cân nặng của An. Vậy, trọng lượng của Bình là

A. 3,6N

B. 36kg

C. 360N

D. 360kg

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 13 (2 điểm): Trình bày cách đo độ dài của một vật.

Câu 14 (2 điểm):Trọng lực là gì? Cho biết phương, chiều và đơn vị của trọng lực?

Câu 15 (3 điểm)

a) Nói khối lượng riêng của sắt là 7800

*

có nghĩa là gì ?

b) Một chiếc dầm sắt có thể tích là 350 dm3 . Tính khối lượng và trọng lượng của chiếc dầm sắt?

B. Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi HK1 môn Vật lý lớp 6

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

C

A

C

A

D

B

D

C

B

D

C

II. Tự luận ( 7 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

 

Câu 13

( 2điểm)

Trình bày cách đo độ dài

 

-) Ước lượng độ dài cần đo,chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

-) Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước

-) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạch thước ở đầu kia của vật.

-) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật

0,5 điểm

0,5 điểm

 

0,5 điểm

0,5 điểm

 

Câu 14

( 2điểm)

Trọng lực là gì? Cho biết phương, chiều và đơn vị của trọng lực?

 

– Trọng lực là lực hút của trái đất

– Trọng lực

+) Phương : Thẳng đứng

+) Chiều : Hướng về trái đất

+) Đơn vị : Niu tơn (N)

0,5 điểm

 

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

 

 

 

 

Câu 15

(3 điểm)

a) Nói khối lượng riêng của sắt là 7800

*

có nghĩa là gì ?

 

Nói khối lượng riêng của sắt là 7800

*

có nghĩa là: 1 sắt có khối lượng là 7800kg.

 

1điểm

b) Một chiếc dầm sắt có thể tích là 350 dm3 . Tính khối lượng và trọng lượng của chiếc dầm sắt?

 

– Tóm tắt đúng

– Khối lượng cái dầm sắt: m = D.V = 7800.0,35 = 2730 (kg)

– Trọng lượng cái dầm sắt: P = 10.m=10 .2730 =27300 (N)

– Đáp số đúng:

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

4. Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6

Câu 1: Loại rễ biến dạng chứa chất dự trữ cho cây ra hoa, tạo quả là:

A. Giác mút

B. Rễ củ

C. Rễ thở

D. Rễ móc

Câu 2: Nhóm nào gồm toàn cây thân leo:

A. Cây đậu, cây mồng tơi, cây mướp

B. Cây dừa, cây cau, cây cọ

C. Cây rau má, cây dưa hấu, cây bí đỏ

D. Cây rau đay, cây ớt, cây rau dền

Câu 3: Thân cây dài ra do đâu?

A. Mô phân sinh ở cành, ở ngọn

B. Chồi ngọn

C. Sự phân chia và lớn lên của các tế bào ở mô phân sinh ngọn

D. Sự lớn lên và phân chia các tế bào ở thân cây

Câu 4: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân là nhờ:

A. Mạch gỗ

B. Mạch rây

C. Vỏ

D. Trụ giữa

Câu 5: Phần lớn nước vào cây đi đâu?

A. Phần lớn nước vào cây được mạch gỗ vận chuyển đi nuôi cây

B. Phần lớn nước vào cây dùng để chế tạo chất dinh dưỡng cho cây

C. Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường

D. Phần lớn nước vào cây dùng cho quá trình quang hợp

Câu 6 (1.5 đ): Hãy nối cột tên gọi các bộ phận của thân non phù hợp với chức năng của chúng trong bảng dưới đây:

Các bộ phận

Đáp án

Chức năng từng bộ phận

1. Biểu bì

1…

a. Vận chuyển nước và muối khoáng

2. Thịt vỏ

2…

b. Hút nước và muối khoáng hòa tan

3. Mạch rây

3…

c. Dự trữ

4. Mạch gỗ

4…

d. Bảo vệ các bộ phận bên trong

5. Ruột

5…

e. Vận chuyển chất hữu cơ

 

 

f. Quang hợp

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 7 (2đ): Hô hấp là gì? Cây hô hấp vào thời gian nào?

Viết sơ đồ tóm tắt của hiện tượng hô hấp

Câu 8 (3đ): a, Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? Tìm trong thực tế những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?

b, Hãy kể tên 3 loại cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ. Muốn diệt cỏ dại, người ta phải làm thế nào? Vì sao phải làm như vậy?

Câu 9 (1đ): Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?

Đáp án: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

A

C

A

C

Câu 6: (1,5đ)

Nối câu trả lời tương ứng; 1-d; 2- f; 3-e; 4- a; 5- c

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(2 điểm)

-Trong quá trình hô hấp, cây lấy oxi để phân giải các chất hữu cơ, sản sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước.

Cây hô hấp suốt ngày đêm.

– Sơ đồ hô hấp của cây:

Khí oxi + Chất hữu cơ → Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước.

 

 

 

 

Câu 2

(3 điểm)

a, – Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)

– Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá,…

b, VD: cỏ gấu, cỏ tranh, sài đất,…

– Muốn diệt cỏ dại phải nhặt bỏ toàn bộ phần thân rễ ngầm ở dưới đất, vì cỏ dại có khả năng sinh sản bằng thân rễ nên chỉ cần xót lại mẩu thân rễ từ đó cũng có thể mọc chồi, ra rễ và phát triển thành cây mới rất nhanh.

 

 

1,5đ

 

0,5đ

 

 

Câu 3

(1 điểm)

Phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa vì:

Chất dự trữ của các củ dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa kết quả.

Sau khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa, làm cho củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng đều giảm.

 

0,5đ

 

 

0,5đ

5. Đề thi học kì 1 Địa lý lớp 6

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái ý em cho là đúng.

Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

Câu 1: Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 1o thì trên quả Địa Cầu sẽ có tất cả bao nhiêu kinh tuyến?

A: 360

C: 36

B: 181

D: 18

Câu 2: Việt Nam ở khu vực giờ thứ 7, khi Luân Đôn là 2 giờ thì ở Hà Nội là mấy giờ?

A: 5 giờ

C: 9 giờ

B: 7 giờ

D: 11 giờ

Câu 3: Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là:

A: 365 ngày

C: 366 ngày

B: 365 ngày 6 giờ

D: 366 ngày 6 giờ

Câu 4: Vào những ngày nào trong năm hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau?

A: 21 tháng 3 và 22 tháng 6

C: 23 tháng 9 và 22 tháng 12

B: 21 tháng 3 và 23 tháng 9

D: 22 tháng 6 và 22 tháng 12

Câu 5: Đối tượng địa lí nào sau đây không được biểu hiện bằng kí hiệu điểm?

A: Sân bay

C: Dòng sông

B: Bến cảng

D: Nhà máy

Câu 6: Độ cao của địa hình trên bản đồ được biểu hiện bằng thang màu hoặc bằng đường:

A: kinh tuyến

C: đồng mức

B: vĩ tuyến

D: đẳng nhiệt

Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D dựa vào hình dưới đây.

Câu 2: (2 điểm) Dựa vào hình vẽ dưới đây và kiến thức đã học, hãy cho biết:

a) Vì sao có hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất?

b) Vì sao ở mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm?

Câu 3: (3 điểm): Cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp ?

6. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 6

A. Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án mà em cho là đúng nhất

Câu 1: Lịch sử là

A. khoa học tìm hiểu về quá khứ.

B. những gì đã diễn ra trong quá khứ

C. sự hiểu biết của con người về quá khứ

D. sự ghi lại các sự kiện diễn ra xung quanh con người.

Câu 2: Theo Công lịch một năm có

A. 365 ngày, chia làm 12 tháng

C. 366 ngày, chia làm 12 tháng

B. 365 ngày, chia làm 13 tháng

D. 366 ngày, chia làm 13 tháng

Câu 3: Điểm khác nhau giữa Người tinh khôn và Người tối cổ là gì?

A. Mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, thể tích sọ não lớn (1450 cm3)

B. Trán cao, còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, thể tích sọ não từ (850-1100 cm3)

C. Khắp cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn; dáng đi còn hơi còng, thể tích sọ não từ (850-1100 cm3)

D. Trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao, khắp cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn.

Câu 4: Nhận xét nào dưới đây là đúng về xã hội nguyên thủy ?

A. Xã hội loài người bắt đầu phát triển, nhưng trình độ phát triển còn thấp

B. Xã hội loài người thời công nghệ cao, đã đạt được thành tựu trong khoa học – kĩ thuật

C. Xã hội loài người, mới xuất hiện, còn nguyên sơ không khác động vật lắm

D. Xã hội loài người đã có vua, quan lại, và các tầng lớp khác

Câu 5. Điểm tiến bộ trong kĩ thuật chế tác công cụ đá của Người tinh khôn so với Người tối cổ là:

A. Công cụ được ghè đẽo thô sơ

B. Công cụ được ghè đẽo cẩn thận hơn.

C. Công cụ đã biết mài ở lưỡi cho sắc

D. Công cụ bằng kim loại.

Câu 6: Một thiên niên kỷ gồm bao nhiêu năm?

A. 2000 năm

B. 10 năm

C. 100 năm

D. 1000 năm

Câu 7: Để tính thời gian, con người dựa vào điều gì?

A. Ánh sáng của mặt trời

B. Nước sông hàng năm

C. Thời tiết

D. Chu kỳ mọc, lặn, di chuyển của mặt trời, mặt trăng

Câu 8: Câu nào sau đây diễn tả không đúng về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây ?

A. Là vùng bán đảo, có rất ít đồng bằng.

B. Chủ yếu là đất đồi, khô và cứng.

C. Đất đai phì nhiêu màu mỡ, được phù sa bồi đắp hằng năm.

D. Có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho thương nghiệp phát triển.

Câu 9. Nối tên các nhà khoa học sao cho phù hợp lĩnh vực nghiên cứu:

Tên các nhà khoa học

 

Lĩnh vực nghiên cứu

1. Ác-si-mét

a. Triết học

2. Stơ-ra-bôn

b. Sử học

3. Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít

c. Địa lí

4. Pla-tôn, A-ri-xtốt

d. Vật lí

B. Tự luận: (7 điểm)

Câu 10 (2 điểm) Người ta đã dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?

Câu 11 (1,5 điểm)

Hãy giải thích vì sao khi sản xuất phát triển thì xã hội nguyên thủy tan rã?

Câu 12 (2,5 điểm) Người Hi lạp và Rô-ma đã có những đóng góp gì về văn hoá?

Câu 13 (1 điểm) Vì sao nước Âu Lạc sụp đổ? Qua đó em rút ra bài học gì đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước hiện nay?

Đáp án: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 6

1. Trắc nghiệm:(3 điểm)

(Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

B

A

A

C

C

D

D

C

1-d,2-c,3-b,4-a

2. Tự luận: (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

10

“tư liệu lịch sử”,

“tư liệu truyền miệng”,

“tư liệu hiện vật”

“tư liệu chữ viết”

0,5

0,5

0,5

0,5

11

– Khoảng 4000 năm TCN, con người đã phát hiện ra kim loại và dùng kim loại làm công cụ lao động.

– Nhờ công cụ kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt… Sản phẩm làm ra nhiều -> dư thừa -> tư hữu.

-> Xã hội đã phân chia giàu nghèo nên xã hội nguyên thuỷ dần dần tan rã.

0,5

 

0,5

 

 

0,5

12

– Biết làm lịch và dùng lịch dương, chính xác hơn : 1 năm có 365 ngày và 6 giờ, chia thành 12 tháng.

– Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c… có 26 chữ cái, gọi là hệ chữ cái La-tinh, đang được dùng phổ biến hiện nay.

– Các ngành khoa học :

+ Phát triển cao, đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này.

+ Một số nhà khoa học nổi tiếng trong các lĩnh vực : Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít (Toán học) ; Ác-si-mét (Vật lí); Pla-tôn, A-ri-xtốt (Triết học) ; Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít (Sử học); Stơ-ra-bôn (Địa lí)…

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Thay Đổi Màu Giao Diện Trong Excel 2016 : 1, Thay Đổi Diện Mạo Của Trang Tính

– Kiến trúc và điêu khắc với nhiều công trình nổi tiếng như : đền Pác-tê-nông ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng Lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ ở Mi-lô…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Đề thi