Một Số Đề Nghị Luận Văn Học Lớp 8 Đề 2: Nghị Luận Xã Hội Văn Học Và Tình

Tổng hợp những bài văn nghị luận lớp 8

Văn mẫu lớp 8: Tuyển tập những bài văn nghị luận được lingocard.vn sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để rèn luyện thêm về bài văn nghị luận xã hội. Sau đây là tài liệu mời các bạn tải về tham khảo

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, lingocard.vn mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 8. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đang xem: đề nghị luận văn học lớp 8

Đề: Ông cha ta cho rằng: “Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” Em hãy giải thích và bình luận câu ca dao trên.

Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn trọng đạo lí từ ngàn xưa. Trong các quan hệ tình cảm thì quan hệ giữa cha mẹ và con cái là thiêng liêng nhất. Trách nhiệm lớn lao của cha mẹ là nuôi dạy các con nên người. Ngược lại, bổn phận của con cái là phải lễ phép và vâng lời cha mẹ. Vâng lời là biểu hiện của lòng hiếu thảo, của đạo làm con. Nếu trái lời cha mẹ, phụ lòng cha mẹ, con cái khó trở nên người tốt. Để khẳng định vai trò răn dạy, chỉ bảo của cha mẹ đối với con cái, người xưa đã có câu:

“Cá không ăn muối cá ươn,Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

Bài học lớn về đạo làm người được rút ra từ một thực tế hết sức giản đơn. Thường thường, mua cá ở chợ về, muốn giữ được tươi lâu, người ta mổ sạch sẽ rồi đem ướp muối. Cá thấm muối, thịt săn chắc, khi chế biến thành món ăn, hương vị sẽ đậm đà. Ngược lại, nếu để lâu không ướp muối, cá sẽ ươn, ăn mất ngon. Con cái không nghe lời dạy bảo của cha mẹ khác nào như cá không ăn muối, sẽ hư hỏng, không thể trở thành người tốt được.

Vấn đề mà câu tục ngữ đặt ra rất đúng. Sự hiểu biết, từng trải trong xã hội khiến cha mẹ có nhiều kinh nghiệm sống. Những kinh nghiệm ấy phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, có khi cả bằng máu nên lại càng quý báu. Với tình thương yêu vô bờ và trách nhiệm lớn lao, các bậc làm cha làm mẹ không tiếc công sức của mình để nuôi dạy con cái ngày một lớn khôn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Con váng mình, sốt mẩy, cha mẹ lo đêm, lo ngày. Con học hành tấn tới, cha mẹ vui mừng. Con có biểu hiện không ngoan, cha mẹ đau lòng xót ruột, tìm mọi cách dạy dỗ, giáo dục, giúp con hướng thiện.

Người xưa có câu: Nước mắt chảy xuôi; lại có câu: Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Mong muốn duy nhất của cha mẹ là con cái trở thành người hữu dụng làm rạng rỡ cho gia đình, Tổ quốc. Cho nên, những bậc cha mẹ chân chính đều dạy con những điều đúng đắn, tâm huyết, có khi như là cắt ruột truyền cho con. Đó là nhiệm vụ, là lo toan, mong ước sâu xa, tha thiết nhất của cha mẹ.

Phận làm con nên biết rằng trên đường đời, người thầy đầu tiên của con cái chính là cha mẹ. Cha mẹ dìu dắt con những bước chập chững đầu tiên. Cha mẹ dạy con những bài học đầu tiên. Cha mẹ chuẩn bị hành trang cho những đứa con khi bước vào đời. Vì vậy, nghe lời, vâng lời cha mẹ trước tiên là biết vâng theo, tập theo cái đúng. Sau đó là tự mình nhận thấy đúng mà tự giác tiếp thu. Bấy giờ mới rõ những điều cha mẹ khuyên răn, dạy dỗ là điều hay, lẽ phải. Biết nghe, biết vâng lời cha mẹ là tỏ ra biết kính, biết thương, hiếu thảo với cha mẹ.

Trước đây, ông cha chúng ta quan niệm rằng con cái phải tuyệt đối phục tùng cha mẹ; chỉ một lòng thờ mẹ kính cha, nhất thiết không được trái lời. Ngày nay, quan niệm truyền thống ấy có phần thay đổi. Con cái vâng lời cha mẹ, đồng thời cũng có quyền bàn bạc, góp ý với cha mẹ để công việc đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, khi góp ý, con cái phải giữ thái độ lễ phép và đúng mực.

Cha mẹ gánh vác trách nhiệm chính trong gia đình nên có quyền quyết định mọi việc, song cha mẹ cũng nên biết lắng nghe tâm tư, tình cảm của các con, hiểu rõ tính nết của con, để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp, có hiệu quả hơn.

Có như vậy, quan hệ giữa cha mẹ và con cái mới thật sự gắn bó và gia đình sẽ sống trong không khí đầm ấm thuận hòa, tôn trọng lẫn nhau. Đó là các yếu tố để tạo nên hạnh phúc gia đình.

Thực tế xung quanh chúng ta cho thấy có nhiều người con tài đức vẹn toàn. Những Lê Bá Khánh Trình, Đặng Thái Sơn, Trần Bình Gấm, hai anh em Từ Hoàng Thông, Từ Hoàng Thái… và bao nhiêu bạn con ngoan, trò giỏi là niềm tự hào của gia đình, nhà trường và xã hội.

Bài học đạo đức mà câu tục ngữ trên nêu ra từ xưa đến nay vẫn là một kinh nghiệm quý, nhắc nhở mọi người phải giữ đạo làm con. Nó có liên quan đến chữ hiếu và chữ hiếu ngày nay dù có mang nét mới của thời đại nhưng vẫn là đức lớn trong đạo làm người của dân tộc ta.

Đ: Nhân dân ta thưng khuyên nhau: “Ai ơi gi chí cho bn/ Dù ai xoay hưng đi nn mc ai”

Trong cuộc sống, trong mọi công việc của mỗi người, tác động từ những yếu tố khách quan có khi làm ta đảo ngược ý định ban đầu, đẩy con người vào thế lúng túng, bị động, thậm chí hỏng việc. Nhân dân ta xưa thường nhắc nhở nhau:

“Ai ơi giữ chí cho bềnDù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”

Đó là lời khuyên quý giá: Muốn đạt được mục đích, con người phải luôn có ý chí, nghị lực và có lập trường trước sau như một. Chí là chí hướng, quan điểm, lập trường, tư tưởng. Bền là sự dẻo dai, kiên định, không thay đổi, không nản lòng. Nghĩa đen: Nói tới việc làm nhà, việc lớn của một đời người, đã định làm thế nào thì cứ giữ vững đến cùng, bất chấp sự can thiệp của người khác, kể cả khi sự can thiệp đó đến mức nghiêm trọng như xoay hướng, đổi nền.Nghĩa bóng: Ta phải giữ vững ý chí, lập trường và quyết tâm hoàn thành công việc khi ta đã xác định rõ mục đích đúng đắn, tốt đẹp. Không nên phụ thuộc vào dư luận bàn ra tán vào, sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình thực hiện công việc.Khẳng định: Câu ca dao trên hoàn toàn đúng vì trước khi bắt tay vào làm việc gì, ta thường đặt ra mục đích và mong muốn tìm cách đạt được mục đích ấy.

Nhưng khi làm việc, khó khăn mà ta phải đương đầu rất lớn. Việc càng lớn, mục đích càng cao thì khó khăn càng nhiều. Đó không chỉ là khó khăn chủ quan mà còn cả khó khăn từ khách quan. Lúc nào và bao giờ ta cũng phải đối đầu với những khó khăn. Chính vì vậy, muốn đạt được thành công, con người ta không chỉ phải xác định chí hướng đúng đắn, mà quan trọng hơn là phải có quyết tâm và bản lĩnh vững vàng.

Nếu không “giữ chí cho bền” thì con người sẽ không thực hiện được điều gì, mọi thứ đều dở dang, không đến nơi đến chốn.

“Giữ chí cho bền”: là khi đã quyết tâm làm một cái gì đó mà mình tin là đúng đắn thì phải quyết tâm làm đến cùng, dù có khó khăn, trở ngại hay sự can thiệp của người khác. Phải có ý chí, nghị lực để vượt qua, không được bỏ cuộc giữa chừng. “Dù ai xoay hướng đổi nền” cũng mặc, ta không vì những tác động tiêu cực bên ngoài mà dễ dao động, thối chí, nản lòng. Chỉ như vậy mới có thể chủ động, bình tĩnh, sáng suốt và tự tin để tìm cách tháo gỡ khó khăn, tìm phương hướng và biện pháp tốt nhất để đi tới đích.

Nếu không có lập trường vững vàng, không “giữ chí cho bền”, khi nghe nhiều ý kiến góp ý của người khác, ta không có bản lĩnh, không biết chắt lọc đâu là đúng đâu là sai, ta cứ thay đổi theo ý kiến của mỗi người. Kết quả là mất thời gian, công sức mà việc vẫn không thành.

Sự thay đổi theo ý kiến đóng góp của những người xung quanh có thể đúng với hoàn cảnh của họ, không phù hợp với ta. Sự bàn tán ra vào của mọi người xung quanh không thích hợp với hoàn cảnh của ta, chỉ làm ta thêm lúng túng, nản lòng, giảm quyết tâm. Như vậy, câu ca dao là lời khuyên hoàn toàn đúng đắn.

Bản thân chúng ta: Mỗi người cần rèn luyện ý chí trong mọi lúc, mọi hoàn cảnh, bởi nếu không có ý chí nghị lực, ta không làm gì được cả. Là học sinh trong nhà trường, để việc học đạt được kết quả tốt phải trải qua bao vất vả gian nan. Hãy xác định mục đích, phương pháp học, rèn luyện tốt từ những việc nhỏ, cụ thể. Phải kiên trì, có ý chí ngay từ việc học bài, làm bài, nghe thầy cô giảng, tiếp thu bài tại lớp.

Xã hội, nhà trường luôn giáo dục, rèn luyện, trân trọng những con người có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, đáp ứng nhu cầu đi lên của thời đại. Phê phán: Cuộc sống hôm nay còn nhiều người sống một cách thụ động, dễ thay đổi, hay chán nản, bi quan, thất vọng, buông xuôi. Những người đó sẽ không thể làm được việc gì lớn. Không có ý chí sẽ không thể có hoài bão, ước mơ, sự nghiệp. Câu ca dao trên chính là để nhắc nhở họ.

Giữ chí cho bền khác hẳn thái độ ngoan cố, bảo thủ, không chịu tiếp thu cái đúng, cái mới. Vì vậy, “giữ chí” không có nghĩa là không chịu lắng nghe những điều hay lẽ phải ở người khác, không chịu đổi mới trong tư duy để phù hợp với sự tiến hóa của xã hội. Kinh nghiệm, thành công và thất bại của những người xung quanh, những lời khuyên bảo, góp ý của những người có hiểu biết sẽ giúp ta điều chỉnh các biện pháp tiến hành, giúp ta thấy rõ vấn đề từ nhiều góc độ, từ đó có cái nhìn chính xác nhất, để lựa chọn đường đi tốt nhất, phù hợp nhất, giúp ta củng cố thêm ý chí, quyết tâm đạt đến mục đích.

Ý chí phải giữ vững nhưng biện pháp tiến hành có thể linh hoạt, thay đổi cho phù hợp hoàn cảnh cụ thể. Đó là người có bản lĩnh, biết hướng tới mục đích một cách tốt nhất.Ý nghĩa của câu ca dao: giữ vững ý chí, không dao động trước hoàn cảnh khách quan từ nhỏ đến lớn. Nhắc nhở người thiếu bản lĩnh, dễ dao động. “Giữ chí cho bền” gắn với sự tôn trọng khoa học, tôn trọng chân lý, sẵn sàng tiếp thu cái đúng, cái mới, cái tiến bộ.

Đ: Mt nhà văn nói: “Sách là ngn đèn sáng bt dit ca trí tu con ngưi”. Em hãy gii thích ni dung câu nói trên.

Giữa đại dương bao la, những con thuyền luôn tìm về được bến bờ là nhờ những ngọn hải đăng ngày đêm toả sáng. Con người cũng vậy, giữa bể học mênh mông, chúng ta cần 1 ngọn đèn soi sáng con đường chúng ta đi. Và ngọn đèn đó chính là sách. Vì vậy một nhà văn đã từng nói : Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người.

Ngọn đèn sáng là gì? Từ những ngọn đèn đom đóm, đèn dầu đến những loại đèn hiện đại như ngày nay, tất cả đều là ngọn đèn sáng rọi chiếu soi đường, đưa loài người ra khỏi chỗ tối tăm. Ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn sáng mãi không bao giờ tắt, không lu mờ mà cũng chẳng lụi tàn. Sách được nhà văn ví như ngọn đèn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ con người. Vì vậy có thể nói rằng, những gì tinh tuý nhất được chắt lọc trong sự hiểu biết của con người đều hội tụ chính ở trong sách.

Vậy sách là gì? Sách không chỉ là một vât dụng thông thường mà nó chứa đựng những tư tưởng nhân văn, những ý nghĩa sâu xa khiến ta phải ngẫm nghĩ. Sách là cả một kho tàng về tri thức, là túi khôn của nhân loại được con người tích luỹ từ trăm ngàn năm nay. Dù là vật chất hay tinh thần thì sách cũng có giá trị thật lớn lao.

Thuở ấu thơ, ta được đọc những cuốn cổ tích của lứa tuổi thần tiên. Những cuốn sách đó đưa ta vào thế giới tuổi thơ đầy màu sắc; luyện cho ta đức tính nhân hậu của những bà tiên; sự vươn lên, ý chí và nghị lực của các công chúa, hoàng tử. Nó còn giúp ta khám phá thiên nhiên đầy kì bí, hùng vĩ,..

Khi lớn hơn chút nữa, ta lại đọc những cuốn sách lịch sử những cuốn tiểu thuyết văn chương. Nó giúp ta vượt qua khoảng cánh của không gian và thời gian, đưa ta trở về quá khứ và cũng có thể đến được với tương lai. Sách đưa ta đến những vùng đất lạ-những vừng đất chưa ai đặt chân tới, gặp những người mà chưa ai từng gặp, hay thương xót hoặc vui mừng cho người ở đâu đâu. Sách giúp ta hiểu được nhân tình thế thái, giúp ta biết nói cảm ơn xin lỗi, biết yêu thương ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo. Nó chắp cánh cho ta tới những ước mơ cao đẹp và khát vọng sáng tạo ở thế giới của tri thức. Trong tác phẩm “”Cổng trường mở ra”” người mẹ đã từng nói: “Đi đi con! Bước qua cánh cổng này một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Câu nói ấy khiến em chợt nghĩ: Phải chăng, thế giới kì diệu đó là thế giới của sách, của ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.

Học sinh chúng ta cần phải đọc sách, tuy nhiên phải chọn sách mà đọc. Bởi hiện nay có những cuốn sách xấu không có tính nhân văn vẫn được bày bán. Chúng gieo rắc những tư tưởng lệch lạc ảnh hưởng xấu đến nhân cách con người. Vì vậy, việc chọn sách để đọc rất quan trọng.

Chẳng những thế, cách đọc sách cũng là một vấn đề bức thiết. Nếu ta đọc mười cuốn sách không quan trọng không bằng đem thời gian và sức lực đó đọc một cuốn sách thật hay, thật có ý nghĩa. Và đọ nhiều mà chỉ lướt qua cũng không bằng đọc ít mà thật kĩ, hiểu thật sâu. Để khuyên bảo người đời về cách đọc sách, cố nhân xưa đã nói: “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay.”

Sách quả là phương tiện học tập hữu hiệu, là thầy, là bạn, là nguồn động lực giúp ta bay cao bay xa hơn nữa trong tương lai. Thế nên, chúng ta phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết biết lựa chọn và cách ứng dụng đúng mục đích để sách luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi chúng ta hay rõ hơn ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người

Audio Ông cha ta cho rằng: “Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” Em hãy giải thích và bình luận câu ca dao trên

Video Ông cha ta cho rằng: “Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” Em hãy giải thích và bình luận câu ca dao trên

Bài làm

Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn trọng đạo lí từ ngàn xưa. Trong các quan hệ tình cảm thì quan hệ giữa cha mẹ và con cái là thiêng liêng nhất. Trách nhiệm lớn lao của cha mẹ là nuôi dạy các con nên người. Ngược lại, bổn phận của con cái là phải lễ phép và vâng lời cha mẹ. Vâng lời là biểu hiện của lòng hiếu thảo, của đạo làm con. Nếu trái lời cha mẹ, phụ lòng cha mẹ, con cái khó trở nên người tốt. Để khẳng định vai trò răn dạy, chỉ bảo của cha mẹ đối với con cái, người xưa đã có câu:

“Cá không ăn muối cá ươn,

Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”.

Bài học lớn về đạo làm người được rút ra từ một thực tế hết sức giản đơn. Thường thường, mua cá ở chợ về, muốn giữ được tươi lâu, người ta mổ sạch sẽ rồi đem ướp muối. Cá thấm muối, thịt săn chắc, khi chế biến thành món ăn, hương vị sẽ đậm đà. Ngược lại, nếu để lâu không ướp muối, cá sẽ ươn, ăn mất ngon. Con cái không nghe lời dạy bảo của cha mẹ khác nào như cá không ăn muối, sẽ hư hỏng, không thể trở thành người tốt được.

Xem thêm: File Excel Quản Lý Lô Đề Bằng Excel Chuẩn Xác, Đơn Giản, Giúp Em Tính Lô Đề

Vấn đề mà câu tục ngữ đặt ra rất đúng. Sự hiểu biết, từng trải trong xã hội khiến cha mẹ có nhiều kinh nghiệm sống. Những kinh nghiệm ấy phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, có khi cả bằng máu nên lại càng quý báu. Với tình thương yêu vô bờ và trách nhiệm lớn lao, các bậc làm cha làm mẹ không tiếc công sức của mình để nuôi dạy con cái ngày một lớn khôn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Con váng mình, sốt mẩy, cha mẹ lo đêm, lo ngày. Con học hành tấn tới, cha mẹ vui mừng. Con có biểu hiện không ngoan, cha mẹ đau lòng xót ruột, tìm mọi cách dạy dỗ, giáo dục, giúp con hướng thiện.

Người xưa có câu: Nước mắt chảy xuôi; lại có câu: Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Mong muốn duy nhất của cha mẹ là con cái trở thành người hữu dụng làm rạng rỡ cho gia đình, Tổ quốc. Cho nên, những bậc cha mẹ chân chính đều dạy con những điều đúng đắn, tâm huyết, có khi như là cắt ruột truyền cho con. Đó là nhiệm vụ, là lo toan, mong ước sâu xa, tha thiết nhất của cha mẹ.

Phận làm con nên biết rằng trên đường đời, người thầy đầu tiên của con cái chính là cha mẹ. Cha mẹ dìu dắt con những bước chập chững đầu tiên. Cha mẹ dạy con những bài học đầu tiên. Cha mẹ chuẩn bị hành trang cho những đứa con khi bước vào đời. Vì vậy, nghe lời, vâng lời cha mẹ trước tiên là biết vâng theo, tập theo cái đúng. Sau đó là tự mình nhận thấy đúng mà tự giác tiếp thu. Bấy giờ mới rõ những điều cha mẹ khuyên răn, dạy dỗ là điều hay, lẽ phải. Biết nghe, biết vâng lời cha mẹ là tỏ ra biết kính, biết thương, hiếu thảo với cha mẹ.

Trước đây, ông cha chúng ta quan niệm rằng con cái phải tuyệt đối phục tùng cha mẹ; chỉ một lòng thờ mẹ kính cha, nhất thiết không được trái lời. Ngày nay, quan niệm truyền thống ấy có phần thay đổi. Con cái vâng lời cha mẹ, đồng thời cũng có quyền bàn bạc, góp ý với cha mẹ để công việc đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, khi góp ý, con cái phải giữ thái độ lễ phép và đúng mực.

Cha mẹ gánh vác trách nhiệm chính trong gia đình nên có quyền quyết định mọi việc, song cha mẹ cũng nên biết lắng nghe tâm tư, tình cảm của các con, hiểu rõ tính nết của con, để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp, có hiệu quả hơn.

Có như vậy, quan hệ giữa cha mẹ và con cái mới thật sự gắn bó và gia đình sẽ sống trong không khí đầm ấm thuận hòa, tôn trọng lẫn nhau. Đó là các yếu tố để tạo nên hạnh phúc gia đình.

Thực tế xung quanh chúng ta cho thấy có nhiều người con tài đức vẹn toàn. Những Lê Bá Khánh Trình, Đặng Thái Sơn, Trần Bình Gấm, hai anh em Từ Hoàng Thông, Từ Hoàng Thái… và bao nhiêu bạn con ngoan, trò giỏi là niềm tự hào của gia đình, nhà trường và xã hội.

Bài học đạo đức mà câu tục ngữ trên nêu ra từ xưa đến nay vẫn là một kinh nghiệm quý, nhắc nhở mọi người phải giữ đạo làm con. Nó có liên quan đến chữ hiếu và chữ hiếu ngày nay dù có mang nét mới của thời đại nhưng vẫn là đức lớn trong đạo làm người của dân tộc ta.

Đề: Nhân dân ta thường khuyên nhau: “Ai ơi giữ chí cho bền, Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”

Bài làm

Mở bài

Trong cuộc sống, trong mọi công việc của mỗi người, tác động từ những yếu tố khách quan có khi làm ta đảo ngược ý định ban đầu, đẩy con người vào thế lúng túng, bị động, thậm chí hỏng việc. Nhân dân ta xưa thường nhắc nhở nhau:

“Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”

Đó là lời khuyên quý giá: Muốn đạt được mục đích, con người phải luôn có ý chí, nghị lực và có lập trường trước sau như một.

Thân bài

1) Giải thích

Chí là chí hướng, quan điểm, lập trường, tư tưởng. Bền là sự dẻo dai, kiên định, không thay đổi, không nản lòng.

Nghĩa đen: Nói tới việc làm nhà, việc lớn của một đời người, đã định làm thế nào thì cứ giữ vững đến cùng, bất chấp sự can thiệp của người khác, kể cả khi sự can thiệp đó đến mức nghiêm trọng như xoay hướng, đổi nền.

Nghĩa bóng: Ta phải giữ vững ý chí, lập trường và quyết tâm hoàn thành công việc khi ta đã xác định rõ mục đích đúng đắn, tốt đẹp. Không nên phụ thuộc vào dư luận bàn ra tán vào, sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình thực hiện công việc.

2) Bình

Khẳng định: Câu ca dao trên hoàn toàn đúng vì trước khi bắt tay vào làm việc gì, ta thường đặt ra mục đích và mong muốn tìm cách đạt được mục đích ấy.

Nhưng khi làm việc, khó khăn mà ta phải đương đầu rất lớn. Việc càng lớn, mục đích càng cao thì khó khăn càng nhiều. Đó không chỉ là khó khăn chủ quan mà còn cả khó khăn từ khách quan. Lúc nào và bao giờ ta cũng phải đối đầu với những khó khăn. Chính vì vậy, muốn đạt được thành công, con người ta không chỉ phải xác định chí hướng đúng đắn, mà quan trọng hơn là phải có quyết tâm và bản lĩnh vững vàng.

Nếu không “giữ chí cho bền” thì con người sẽ không thực hiện được điều gì, mọi thứ đều dở dang, không đến nơi đến chốn.

“Giữ chí cho bền”: là khi đã quyết tâm làm một cái gì đó mà mình tin là đúng đắn thì phải quyết tâm làm đến cùng, dù có khó khăn, trở ngại hay sự can thiệp của người khác. Phải có ý chí, nghị lực để vượt qua, không được bỏ cuộc giữa chừng. “Dù ai xoay hướng đổi nền” cũng mặc, ta không vì những tác động tiêu cực bên ngoài mà dễ dao động, thối chí, nản lòng. Chỉ như vậy mới có thể chủ động, bình tĩnh, sáng suốt và tự tin để tìm cách tháo gỡ khó khăn, tìm phương hướng và biện pháp tốt nhất để đi tới đích.

Nếu không có lập trường vững vàng, không “giữ chí cho bền”, khi nghe nhiều ý kiến góp ý của người khác, ta không có bản lĩnh, không biết chắt lọc đâu là đúng đâu là sai, ta cứ thay đổi theo ý kiến của mỗi người. Kết quả là mất thời gian, công sức mà việc vẫn không thành.

Sự thay đổi theo ý kiến đóng góp của những người xung quanh có thể đúng với hoàn cảnh của họ, không phù hợp với ta. Sự bàn tán ra vào của mọi người xung quanh không thích hợp với hoàn cảnh của ta, chỉ làm ta thêm lúng túng, nản lòng, giảm quyết tâm.

Như vậy, câu ca dao là lời khuyên hoàn toàn đúng đắn.

3) Luận

Ý nghĩa, tác dụng: Đây là lời khuyên chí tình, chí lý, là bài học về lẽ sống.

Bản thân chúng ta: Mỗi người cần rèn luyện ý chí trong mọi lúc, mọi hoàn cảnh, bởi nếu không có ý chí nghị lực, ta không làm gì được cả.

Là học sinh trong nhà trường, để việc học đạt được kết quả tốt phải trải qua bao vất vả gian nan. Hãy xác định mục đích, phương pháp học, rèn luyện tốt từ những việc nhỏ, cụ thể. Phải kiên trì, có ý chí ngay từ việc học bài, làm bài, nghe thầy cô giảng, tiếp thu bài tại lớp.

Xã hội, nhà trường luôn giáo dục, rèn luyện, trân trọng những con người có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, đáp ứng nhu cầu đi lên của thời đại.

Phê phán: Cuộc sống hôm nay còn nhiều người sống một cách thụ động, dễ thay đổi, hay chán nản, bi quan, thất vọng, buông xuôi. Những người đó sẽ không thể làm được việc gì lớn. Không có ý chí sẽ không thể có hoài bão, ước mơ, sự nghiệp. Câu ca dao trên chính là để nhắc nhở họ.

4) Nâng cao

Giữ chí cho bền khác hẳn thái độ ngoan cố, bảo thủ, không chịu tiếp thu cái đúng, cái mới. Vì vậy, “giữ chí” không có nghĩa là không chịu lắng nghe những điều hay lẽ phải ở người khác, không chịu đổi mới trong tư duy để phù hợp với sự tiến hóa của xã hội. Kinh nghiệm, thành công và thất bại của những người xung quanh, những lời khuyên bảo, góp ý của những người có hiểu biết sẽ giúp ta điều chỉnh các biện pháp tiến hành, giúp ta thấy rõ vấn đề từ nhiều góc độ, từ đó có cái nhìn chính xác nhất, để lựa chọn đường đi tốt nhất, phù hợp nhất, giúp ta củng cố thêm ý chí, quyết tâm đạt đến mục đích.

Ý chí phải giữ vững nhưng biện pháp tiến hành có thể linh hoạt, thay đổi cho phù hợp hoàn cảnh cụ thể. Đó là người có bản lĩnh, biết hướng tới mục đích một cách tốt nhất.

Kết bài

Ý nghĩa của câu ca dao: Giữ vững ý chí, không dao động trước hoàn cảnh khách quan từ nhỏ đến lớn. Nhắc nhở người thiếu bản lĩnh, dễ dao động. “Giữ chí cho bền” gắn với sự tôn trọng khoa học, tôn trọng chân lý, sẵn sàng tiếp thu cái đúng, cái mới, cái tiến bộ.

Đ: Mt nhà văn nói: “Sách là ngn đèn sáng bt dit ca trí tu con ngưi”. Em hãy gii thích ni dung câu nói trên.

Giữa đại dương bao la, những con thuyền luôn tìm về được bến bờ là nhờ những ngọn hải đăng ngày đêm toả sáng. Con người cũng vậy, giữa bể học mênh mông, chúng ta cần 1 ngọn đèn soi sáng con đường chúng ta đi. Và ngọn đèn đó chính là sách. Vì vậy một nhà văn đã từng nói : Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người.

Ngọn đèn sáng là gì? Từ những ngọn đèn đom đóm, đèn dầu đến những loại đèn hiện đại như ngày nay, tất cả đều là ngọn đèn sáng rọi chiếu soi đường, đưa loài người ra khỏi chỗ tối tăm. Ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn sáng mãi không bao giờ tắt, không lu mờ mà cũng chẳng lụi tàn. Sách được nhà văn ví như ngọn đèn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ con người. Vì vậy có thể nói rằng, những gì tinh tuý nhất được chắt lọc trong sự hiểu biết của con người đều hội tụ chính ở trong sách.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tính Tháng Tuổi Cho Trẻ Sơ Sinh, Cách Tính Tuổi Cho Bé Sinh Non

Vậy sách là gì? Sách không chỉ là một vật dụng thông thường mà nó chứa đựng những tư tưởng nhân văn, những ý nghĩa sâu xa khiến ta phải ngẫm nghĩ. Sách là cả một kho tàng về tri thức, là túi khôn của nhân loại được con người tích luỹ từ trăm ngàn năm nay. Dù là vật chất hay tinh thần thì sách cũng có giá trị thật lớn lao.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn