đề cương luận văn tốt nghiệp đại học bách khoa

4. Áp dụngPHỤ LỤC

3. ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN

Khoa Quản Lý Công Nghiệp yêu cầu tất cả các sinh viên thực hiện LVTN chuẩn bị và bảo vệ đề cương trong tuần thứ ba từ khi bắt đầu nhận đề tài.

Mục đích của đề cương chi tiết:

Đề cương chi tiết giúp làm rõ những gì sinh viên muốn thực hiện, và tại sao lại làm điều đó;

Thuyết phục hội đồng rằng sinh viên có thể hoàn tất những điều mong muốn trong điều kiện thời gian và khả năng;

Đề cương đã được phê duyệt sẽ là “hợp đồng” giữa sinh viên và Hội đồng,

Đề cương chi tiết sẽ gồm các phần chính sau:

Tựa đề của đề cương rất quan trọng. Ngoài việc thể hiện nội dung luận văn, tựa đề còn giúp phân loại đề tài và là tham chiếu để tránh sự trùng lắp.

Giới thiệu về đề tài: phần này phải nêu rõ được cơ sở hình thành đề tài, phát biểu rõ vấn đề cần phải giải quyết từ đó hình thành nên đề tài. Cơ sở của đề tài có thể là lịch sử của đề tài và mối quan hệ của tác giả với vấn đề này, hoặc cũng có thể là lý thuyết liên quan đến đề tài. Từ những cơ sở này xác định vấn đề mà đề tài cần giải quyết.

Mục tiêu đề tài: Mục tiêu đề tài là kết quả luận văn sẽ giải quyết. Mục tiêu phải cụ thể và hướng đến trọng tâm của luận văn.

Phạm vi đề tài: trong khuôn khổ đề tài LVTN đại học, nêu rõ phạm vi thực hiện của đề tài về không gian, thời gian.

Phương pháp thực hiện: Nêu rõ nội dung thông tin cần và cách thức để tiến hành luận văn, các công cụ cần sử dụng, những khó khăn dự kiến và biện pháp khắc phục. Điều quan trọng là phải xác định được phương pháp sẽ sử dụng trong đề tài cũng như giải thích ngắn gọn tại sao phương pháp này phù hợp trong khi phương pháp khác không phù hợp.

Nội dung dự kiến: Phần này thể hiện mục lục dự kiến bao gồm các chương và phần chính của Luận văn.

Tiến độ thực hiện: nêu rõ tiến độ thực hiện đề tài từ khi bắt đầu nhận đề tài đến khi hoàn tất nộp luận văn kèm theo khối lượng thực hiện trong từng giai đoạn.

Tài liệu tham khảo: tài liệu sẽ sử dụng để tham khảo cho luận văn.

Tùy theo loại và đặc điểm đề tài, các LVTN có thể theo những dàn ý khác nhau. Tổng quát, có thể chia các đề tài LVTN thành hai loại: đề tài nghiên cứu lý thuyết và đề tài ứng dụng. Để góp phần tạo cơ sở chung cho việc đánh giá LVTN, dưới đây sẽ trình bày hai dàn ý mẫu để CBHD tham khảo.

DÀN Ý CHO ĐỀ TÀI LOẠI ỨNG DỤNG

Số trang

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1 Cơ sở, hoàn cảnh hoặc lý do hình thành đề tài.

Đang xem: đề cương luận văn tốt nghiệp đại học bách khoa

1.2 Mục tiêu của đề tài.

1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

1.4 Phạm vi giới hạn của đề tài

2 – 5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Khái niệm, vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài.

(Cần nhấn mạnh việc phân tích và đánh giá; không chép lại nguyên văn lý thuyết có sẵn trong sách).

2.2 Mô hình hóa hoặc hệ thống hóa vấn đề nghiên cứu.

2.3 Phương pháp giải quyết:

Có những phương pháp nào có thể giải quyết vấn đề

Đặc điểm, điều kiện áp dụng và ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp

Chọn phương pháp thực hiện

10 – 15

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG CÓ VẤN ĐỀ PHẢI GIẢI QUYẾT

3.1 Tổng quan về đối tượng (Doanh nghiệp, Ngành, Địa phương,…)

3.2 Mô tả chi tiết vấn đề cần giải quyết ở đơn vị đó

3.3 Nhận dạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng

10 – 15

CHƯƠNG 4: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Tùy thuộc từng lĩnh vực và đề tài cụ thể phần này có thể có những phần mục khác nhau.

25 – 35

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Bình luận về kết quả

5.2 Kết luận

5.3 Kiến nghị

3 – 5

DÀN Ý CHO ĐỀ TÀI LOẠI NGHIÊN CỨU

Số trang

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Cơ sở, hoàn cảnh hoặc lý do hình thành đề tài.

1.2 Mục tiêu của đề tài.

1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

1.4 Phạm vi giới hạn của đề tài

2 – 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Nêu những khái niệm, vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài.

Xem thêm: Cách Tính Điểm Thi Chuyên Vào Lớp 10 2017, Cách Tính Điểm Thi Vào Lớp 10 Năm 2017

(Cần nhấn mạnh đặc điểm phân tích, đánh giá và phê bình; không chỉ chép lại lý thuyết có sẵn trong sách).

2.2 Mô hình hóa hoặc hệ thống hóa vấn đề nghiên cứu

2.3 Xây dựng giả thuyết

10 – 15

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HOẶC THIẾT KẾ
NGHIÊN CỨU

3.1 Chọn phương pháp

3.2 Nhu cầu thông tin và Nguồn thông tin

3.3 Thiết kế mẫu

3.4 Phương pháp và công cụ thu nhập thông tin

3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu hoặc kiểm định giả thuyết.

10 – 15

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ

4.1 Mô tả dữ liệu

4.2 Kiểm định giả thuyết / Kết quả phân tích

4.3 Bình luận về kết quả (so sánh, đánh giá)

25 – 35

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Khái quát hóa (generalization) về những điều tìm thấy

5.2 Ý nghĩa (implication)

5.3 Những hạn chế

5.4 Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có)

3 – 5

4. Áp dụng

Sổ tay hướng dẫn thực hiện luận văn tốt nghiệp đại học này được áp dụng cho sinh viên khoa QLCN chính quy và Bằng II. Sinh viên và CBHD phải tuân thủ các yêu cầu trong sổ tay. Vào mỗi thời điểm làm luận văn, Giáo vụ sẽ thông báo chi tiết những yêu cầu cụ thể về kế hoạch, thời gian thực hiện luận văn, báo cáo giữa kỳ, nộp và hình thức nộp trong từng học kỳ cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đại Học Bách Khoa TPHCM, Quy chế về hướng dẫn tốt nghiệp và bảo vệ LVTN đại học và tiểu luận cao đẳng, Ban hành kèm theo Quyết định số 705/2002-QĐ-ĐHBK-ĐT ký ngày 24/05/2002.

Đại Học Bách Khoa TPHCM, 2002, Niên giám.

Lê Nguyễn Hậu và cộng sự, 1999, Hướng dẫn thực hiện luận văn tốt nghiệp tại khoa Quản Lý Công Nghiệp.

Nguyễn Tấn Phước, 2000, Phương pháp thực hiện luận văn tốt nghiệp và tiểu luận báo cáo thực tập, NXB Đồng Nai.

PHỤ LỤC

CÁC BIỂU MẪU

Mẫu 1: Bìa cứng và gáy LVTN

Mẫu 2: Bìa 2.

Mẫu 3: Mẫu nhiệm vụ luận văn tốt nghiệp.

Mẫu 4: Mẫu mục lục.

Mẫu 5: Mẫu một trang nội dung chính.

Mẫu 6: Mẫu Theo dõi tiến độ.

Mẫu 7: Báo cáo tiến độ giữa kỳ.

Mẫu 8: Phiếu chấm điểm hướng dẫn/phản biện luận văn.

Xem thêm: Cách Điều Trị Viêm Tinh Hoàn Mãn Tính, 3 Hiệu Quả

Mẫu 9: Phiếu chấm điểm bảo vệ

Mẫu 10: Mẫu đề xuất hướng dẫn luận văn tốt nghiệp.

Mẫu 11: Cách trình bày CD LVTN

MU 1A

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

(Font: Times New Roman, Bold, Size: 16)

*

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn