Dàn Ý Bài Tập Làm Văn Số 6 Lớp 8 : Đề 1 → Đề 3 (41 Mẫu), Lập Dàn Ý Cho Đề 3 Bài Tập Làm Văn Số 6 Lớp 8

Báo gia đình * Sức khoẻ * Yêu * Bài viết số 6 lớp 8 đề 2: Từ bài bàn luận về phép học hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

Tóm tắt nội dung

1 Đề bài: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.

Đang xem: Dàn ý bài tập làm văn số 6 lớp 8

“Học” và “hành” là hai khái niệm khác nhau, nhưng chúng lại song hành cùng nhau mới có được kết quả tốt. Học là việc ta tiếp thu kiến thức qua sách vở từ bên ngoài – bên trong nhà trường. Còn hành lại là những trải nghiệm thực tế của những bài học kia để đúc rút kinh nghiệm. 

Nội dung bài viết

stt thả thính mùa thu |bản nhận xét đánh giá và xếp loại cán bộ hàng năm | xe vision 2021 khi nào ra mắt |giá sh mode 2020

Đề bài: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.

Dàn ý bài viết số 6 lớp 8 đề 2

Hướng dẫn làm bài tập làm văn số 6 lớp 8 đề số 2, bài viết số 6 lớp 8 đề 2 nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học với hành. Một nhà văn Nhật Bản từng nói như này: Điều làm nên sự khác biệt giữa bạn và người khác chính là tri thức. 

Với ý nghĩa ấy, việc học và sự hiệu quả là thiêng liêng và cao quý vô ngần. Biển học vô bờ nhưng làm cách nào để học một cách có hiệu quả, để học mà không phải chỉ là lí thuyết suông đó mới là mấu chốt. Bởi học lí thuyết chỉ là một màu xám xịt chỉ cây đời mới mãi mãi xanh tươi. Vậy nên, hiểu thấu được giá trị của việc này, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp khuyên ta: Học phải đi đôi với hành, và trong bài luận “Bàn về phép học của mình, tiên sinh đã cho chúng ta thấy ý nghĩa của việc học chân chính. Từ đó, gợi lên trong tôi nhiều suy nghĩ về thái độ và cách học tập đúng đắn để đem lại lợi ích và sự hiệu quả. Vậy thì hôm này mình sẽ giúp các bạn bài viết số 6 lớp 8 đề 2: Từ bài Bàn luận về phép học của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, hãy suy nghĩ về mối quan hệ giữa học với hành. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.

*
*
*

Mối quan hệ giữa học và hành

Trong thời đại khoa học công nghệ như hiện nay, việc áp dụng lí thuyết vào thực tiễn để lao động và làm việc là vô cùng cần thiết. Từ những chỉ dẫn sẵn có, người kĩ sư phải biết vận dụng nó để điều hành máy móc. Qua thời gian học tập trên giảng đường, người kiến trúc sư phải thiết kế được bản vẽ của những công trình. Chính Bác Hồ- lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam đã vận dụng thành công và sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào con đường cách mạng của dân tộc ta, dẫn dắt nhân dân thoát khỏi lầm than, nô lệ, giành lại nền tự chủ, hòa bình, độc lập cho đất nước. Thực hành là khâu sau cùng để kiểm tra và chứng thực quá trình học tập lâu dài và bền bỉ của chúng ta. Thế nhưng, thực hành cần có một cái gốc vững chắc là lí thuyết để làm nền tảng cho mọi hành động sau này. Thiếu lí thuyết, việc thực hành sẽ gặp nhiều trở ngại, con người sẽ trở nên lúng túng, bối rối.

Xem thêm: Hàm Excel Sắp Xếp Theo Thứ Tự Abc Và Tăng, Sắp Xếp Dữ Liệu Trong Phạm Vi Hoặc Bảng

Là một người học sinh, chúng ta cần nhận thức rõ về mối quan hệ gắn bó giữa học và hành để đạt được nhiều thành công trong học tập và cuộc sống. Trước tiên, chúng ta cần nắm vững kiến thức từ những bài giảng của thầy cô, tìm hiểu thêm kiến thức từ sách vở, những phương tiện truyền thông và ngoài đời sống. Từ cơ sở những hiểu biết tích lũy được, còn cần áp dụng một cách khéo léo và sáng tạo vào việc giải quyết những vấn đề, công việc trong thực tế. Bên cạnh đó, việc xác định cho mình một mục đích học tập rõ ràng, một phương pháp học tập đúng đắn cũng vô cùng càn thiết.

Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn hiện nay là nước ta còn quá coi trọng lí thuyết mà chưa đầu tư nhiều cho thực hành. Vấn đề này một mặt đến từ nhận thức của học sinh, mặt khác còn do chúng ta chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hành để áp dụng những kiến thức từ sách vở vào cuộc sống.

Xem thêm: Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 5 Tập 1 Bài 81 Trang 99, 100 Bài 81: Luyện Tập Chung

Tổ chức UNESCO từng đề xuất một mục đích học tập, đó là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Vì thế, mỗi người chúng ta hãy nghe theo lời dạy của Nguyễn Thiếp, phối hợp chặt chẽ, nhuần nhị giữa học và hành để có thể thành công trong mọi mặt đời sống, chứng minh được năng lực của bản thân và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Với những bài văn ở trên, hi vọng giúp được các bạn trong quá trình học tập. Xin chào và hẹn gặp lại!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Bài tập