chương trình giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương

Contents

Mục đích của giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương Yêu cầu của kế hoạch giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương Cách thức xây dựng kế hoạch cho giáo viên mầm non

Đang xem: Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương

Việt Nam có sự phân hóa thành từng vùng miền rõ ràng, các phương pháp và giảng dạy cho từng vùng địa phương cũng có sự khác biệt. Việc xây dựng giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương là việc rất thiết thực.

Mục đích của giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương

Giáo dục mầm non được xây dựng trên cơ sở phù hợp với từng địa phương. Có nghĩa là giáo viên xây dựng các kế hoạch giảng dạy theo từng mục tiêu của địa phương, nhằm đạt được mục tiêu phát triển của trẻ. 

Trẻ nhỏ được ba mẹ đưa đến trường, được học tập vui chơi tối ưu nhất thông qua quá trình khai thác triệt để các yếu tố thuận lợi của địa phương. Khai thác và dẫn dắt các giá trị văn hóa địa phương, vùng miền đến với trẻ.

*

Tìm hiểu về các quốc gia trên quả địa cầu

Yêu cầu của kế hoạch giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương

Yêu cầu chung của giáo dục mầm non là tập trung phát triển toàn diện cho trẻ mầm non . Ở các địa phương, một số trẻ được nuôi dưỡng và dạy dỗ tại gia đình, đến đủ 6 tuổi mới bắt đầu tham gia học tập ở lớp một. Các trẻ này thường chậm hơn các trẻ cũng trang lứa. Do đó, các địa phương khuyến khích các gia đình đưa trẻ đến trường từ tuổi mầm non. Nhằm đảm bảo sự phát triển đồng đều của các trẻ và đạt được mục tiêu đề ra của chương trình giáo dục trẻ mầm non.

*

Tình hình các trẻ trong bối cảnh địa phương

Dựa trên sự hiểu biết về sự phát triển, các giáo viên cần theo sát và đánh giá sự phát triển theo các giai đoạn của trẻ. Phối hợp các giá trị văn hóa và giá trị tinh thần tốt đẹp tại địa phương trong quá trình giảng dạy. Nhằm nắm bắt các yếu tố mạnh – yếu để điều chỉnh kế hoạch giảng dạy phù hợp.

Xem thêm: giải hệ phương trình 6 ẩn

Sự thay đổi về suy nghĩ, nhận thức và bên trong cơ thể trẻ khá nhanh chóng. Các yêu cầu về giáo dục giới tính cho trẻ mầm non được đưa ra trong quá trình giảng dạy. Trẻ khá nhạy cảm với các vấn đề xung quanh nên khi giảng dạy cần lưu ý cảm xúc của trẻ. Tránh các tình huống gây sự phân biệt đối xử, phân biệt giới tính. Đảm bảo tính công bằng, quyền bình đẳng và khả năng phát triển của trẻ thật đồng đều. 

*

Bình đẳng giới ở trẻ mầm non

Các địa phương khác nhau nên việc xây dựng và đầu tư về cơ sở vật chất cũng khác nhau. Sự thiếu hụt của trang bị hoàn toàn có thể xảy ra ở bất kỳ địa phương nào. Chỉ có xác định được cơ sở vật chất địa phương mới xây dựng được kế hoạch bài giảng phù hợp. 

Cách thức xây dựng kế hoạch cho giáo viên mầm non

Kế hoạch mầm non được xây dựng trên cơ sở sự phát triển của trẻ mầm non. Giáo viên tiếp nhận và tìm hiểu về kế hoạch phát triển của nhà trường và yêu cầu giáo dục từ địa phương. Triển khai và xây dựng kế hoạch theo từng cấp bậc ngày, tuần, tháng và năm. 

*

Kế hoạch xây dựng tiêu chí phát triển cho trẻ mầm non

Dựa trên kế hoạch, giáo viên lên kế hoạch chi tiết theo từng nội dung. Ngoài ra, cần chú ý đến một số yêu cầu khi xây dựng kế hoạch:

– Khả năng gây chú ý, sự hứng thú và kích thích trẻ tham gia.

– Nội dung phù hợp với lứa tuổi, lối sống, nhu cầu cơ bản của trẻ.

– Lựa chọn hoạt động và cung cấp đồ dùng phù hợp với cơ sở vật chất.

Giáo dục mầm non và bối cảnh địa phương có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự phối hợp giữa hai yếu tố sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ mầm non. 

Xem thêm: Cách Dạy Con Tính Nhẩm Lớp 1 Tính Nhẩm Nhanh Theo Phương Pháp Của Người Nhật

Xem thêm: Xây dựng phương pháp làm việc nhóm trong môi trường Tiểu học Vấn đề về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học Phương pháp dạy học tích hợp cho học sinh Tiểu học   Biện pháp giúp học sinh tăng động học hòa nhập với lớp học Xây dựng các tiêu chuẩn phát triển toàn diện ở trẻ mầm non

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Phương trình