Cách Tính Vốn Cấp 2 – Các Khoản Cấu Thành Vốn Cấp 2

– Theo Thông tư số 41/2016, các Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận để quản lý tỷ lệ an toàn vốn.

Đang xem: Cách tính vốn cấp 2

– Thông tư 41/NHNN còn quy định Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo được các yêu cầu tối thiểu khi tổ chức thu thập và quản lý dữ liệu. Ngoài ra, hệ thống công nghệ thông tin phải đảm bảo được kết nối, quản lý tập trung, bảo mật và có quy trình rà soát, kiểm tra, xử lý sự cố.

– Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được áp dụng kết quả xếp hạng của các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập và phải sử dụng một cách thống nhất để để quản lý rủi ro và áp dụng hệ số rủi ro tín dụng.

– Một số quy định cụ thể tại Thông tư 41/2016 về tỷ lệ an toàn vốn như sau:

+ Tỷ lệ an toàn vốn và vốn tự có: Ngân hàng không có công ty con, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên cơ sở báo cáo tài chính tối thiểu 8%. Vốn tự có là cơ sở để tính tỷ lệ an toàn vốn và nó bảo gồm tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ.

+ Tài sản tính theo rủi ro thị trường: Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại tài sản để áp dụng hệ số rủi ro tín dụng như tiền mặt, vàng là 0%; các khoản phải đòi tổ chức tài chính quốc tế là 0%; các khoản phải đòi của doanh nghiệp vừa và nhỏ là 90%.

+ Thông tư số 41/2016/NHNN hướng dẫn việc giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với các khoản phải đòi, giao dịch của Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bằng các biện pháp như tài sản bảo đảm, bù trừ số dư nội bảng, bảo lãnh của bên thứ ba và sản phẩm phái sinh tín dụng.

+ Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường: Thông tư 41 quy định Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có văn bản quy định về các điều kiện, tiêu chí xác định các khoản mục thuộc phạm vi sổ kinh doanh để tính các trạng thái rủi ro trên sổ kinh doanh, đảm bảo tách biệt với sổ ngân hàng.

+ Bên cạnh đó, Thông tư số 41/TT-NHNN cho phép Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại và chuyển các khoản mục từ sổ kinh doanh sang sổ ngân hàng khi các khoản mục đó không còn đáp ứng được điều kiện, tiêu chí theo quy định.

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 41/2016/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016

THÔNGTƯ

QUYĐỊNH TỶ LỆ AN TOÀN VỐN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam số 46/2010/QH12ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CPngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấutổ chức củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) ban hành Thông tư quy định tỷ lệan toàn vốn đối với ngân hàng,chi nhánh ngân hàngnước ngoài.

Chương I

QUYĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điềuchỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định tỷ lệ an toànvốn đối với ngân hàng, chi nhánhngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

2. Đối tượng áp dụng gồm:

a) Ngân hàng: Ngân hàng thương mại nhànước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nướcngoài;

b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Thông tư này không áp dụngđối với các ngân hàng được đặt vào kiểm soát đặc biệt.

Điều 2. Giải thích từngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây đượchiểu như sau:

1. Tài sản tài chính là các loạitài sản sau:

a) Tiền mặt;

b) Công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vịkhác;

c) Quyền theo hợp đồng để:

(i) Nhận tiền mặt hoặc tài sản tàichính khác từ đơn vị khác; hoặc

(ii) Trao đổi các tài sản tài chính hoặcnợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo các điều kiện có thể có lợi chongân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

d) Hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanhtoán bằng các công cụvốn chủ sở hữu của ngân hàng.

2. Nợ phải trả tài chính là cácnghĩa vụ sau:

a) Mang tính bắt buộc để:

(i) Thanh toán tiền mặt hoặc tài sảntài chính cho đơn vị khác;

(ii) Trao đổi các tài sản tài chính hoặcnợ phải trả tàichính với đơn vị khác theo các điều kiện không có lợi cho ngân hàng, chi nhánhngân hàng nước ngoài; hoặc

b) Hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanhtoán bằng các công cụ vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

3. Công cụ tài chính là hợp đồnglàm tăng tài sản tài chính của một bên và nợ phải trả tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữucủa bên khác.

4. Công cụ vốn chủ sở hữu là hợpđồng chứng tỏ được những lợi ích còn lại về tài sản của đơn vị sau khi trừ đitoàn bộ nghĩa vụ của đơn vị đó. Công cụ vốn chủ sở hữu có tính chất nợ dongân hàng phát hành gồm cổ phiếu ưu đãi cổ tức và cáccông cụ vốn chủ sở hữu khác đáp ứngcác điều kiện sau:

a) Được mua lại theo quy định của phápluật và đảm bảo sau khi thựchiện vẫn tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ an toàn theo quy định;

b) Có thể dùng để bù đắp khoản lỗ mà ngân hàngkhông phải ngừng các giao dịch tự doanh;

c) Không phải trả cổ tức ưuđãi và chuyển cổ tức ưu đãisang năm tiếp theo trong trường hợp việc trả cổ tức ưu đãi dẫn đến kết quảkinh doanh của ngân hàng bị lỗ.

5. Nợ thứ cấp (subordinateddebt) là khoản nợ mà chủ nợ đồng ý thỏa thuận thanh toán sau các nghĩa vụ, chủ nợcó bảo đảm và không bảo đảm khác khi đơn vị vay nợ bị phá sản, giải thể.

6. Khách hàng là cá nhân, pháp nhân(bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có quan hệ tín dụng,gửi tiền với ngânhàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các đối tác quy định tại khoản7 Điều này.

7. Đối tác là cá nhân, phápnhân (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có giao dịchquy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài.

8. Khoản phải đòi của ngânhàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:

a) Các khoản cấp tín dụng, bao gồm cả khoảnủy thác cấp tín dụng và khoản mua có bảo lưu quyền truy đòi công cụchuyển nhượng, giấy tờ có giákhác, trừ các khoản mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác;

b) Giấy tờ có giá do đơn vị khác pháthành;

c) Quyền theo hợp đồng để nhận tiền mặthoặc tài sản tài chính khác từ đơn vị khác theo quy định của pháp luật, trừ cáckhoản quy định tại điểm a và b khoản này;

9. Danh mục cấp tín dụng bán lẻ là danh mụccác khoản cấp tín dụng cho khách hàng là cá nhân (không bao gồm các khoản cho vaybảo đảm bằng bất động sảnquy định tại khoản 10 Điều này, khoản cho vay thế chấp nhà quy định tại khoản11 Điều này, các khoản cho vay để kinh doanh chứng khoán) mà số dư cấp tín dụng (đã giảingân và chưa giải ngân) của một khách hàng đảm bảo đồng thời:

a) Không vượt quá 8 tỷ đồng ViệtNam;

b) Không vượt quá 0,2% tổng số dư củatoàn bộ danh mục cấp tín dụng bán lẻ (đã giải ngân và chưa giải ngân) của ngânhàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

10. Khoản cho vay bảo đảm bằng bất độngsản là khoản chovay đối với cá nhân, pháp nhân để mua bất động sản, thực hiện dự án bất động sảnvà được bảo đảm bằngchính bất động sản, dự án bất động sản hình thành từ khoản cho vay theo các quyđịnh của pháp luật về giao dịch đảm bảo.

11. Khoản cho vay thế chấp nhà là khoản chovay bảo đảm bằng bất động sản đối vớicá nhân để mua nhà đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) Nguồn tiền trả nợ không phảilà nguồn tiền cho thuê nhà hình thành từ khoản cho vay;

b) Nhà đã hoàn thành theo hợp đồng muabán nhà;

c) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài có đầy đủ quyền hợp pháp để xử lý nhà thế chấp khi khách hàng không trảđược nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo;

d) Nhà hình thành từ khoản cho vay thếchấp này phải được định giá độc lập (được bên thứ ba định giá hoặc được bộ phận độclập với bộ phận phê duyệt tín dụng của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài định giá) với nguyên tắc thận trọng (giá trị không cao hơn giá thị trường tại thờiđiểm xét duyệt cho vay) theo quy định của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài.

12. Khoản cấp tín dụng chuyênbiệt (Specialised lending) là các khoảncấp tín dụng để thực hiện dựán, đầu tư máy móc thiết bị hoặc mua hàng hóa, đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Khách hàng vay vốn là pháp nhân đượcthành lập chỉ để thực hiện dựán, khai thác máy móc thiết bị, kinhdoanh hàng hóa được hình thành từ nguồn vốn cấp tín dụng, không có hoạt động kinh doanhkhác;

b) Được bảo đảm bằng dự án, máy móc thiếtbị, hàng hóa được hình thành từ nguồn vốn cấp tín dụng và toàn bộ nguồn tiền trảnợ là nguồn tiền hình thành từ việc kinh doanh, khai thác dự án, máy móc, thiếtbị và hàng hóa đó;

c) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài có quyền theo hợp đồng cấp tín dụng để kiểm soát toàn bộ việc giải ngân theo tiến độ củadự án, đầu tư máy móc, thiết bị, mua hàng hóa và quản lý thu nhập, dòng tiền của việckinh doanh, khai thác dự án, máy móc, thiết bị và hàng hóa đó để thu hồi nợ theohợp đồng cấp tín dụng;

d) Được thực hiện dưới các hình thức:

(i) Cấp tín dụng tài trợ dự án(Project Finance) là khoản cấp tín dụng chuyên biệt để thực hiện dựán;

(ii) Cấp tín dụng tài trợ dự ánkinh doanh bất động sản (Income producing real estate) là các khoảncấp tín dụng chuyên biệt để thực hiện dự án kinh doanh bất động sản (văn phòng,trung tâm thương mại, khu đô thị, tòa nhà phức hợp, kho bãi, khách sạn, khu công nghiệp…);

(iii) Cấp tín dụng tài trợ máy móc thiết bị(Object Finance) là các khoản cấp tín dụng chuyên biệt để đầu tư máy móc,thiết bị (tàu thủy, máy bay, vệ tinh, tàu hỏa…);

(iv) Cấp tín dụng tài trợ hàng hóa (CommoditiesFinance)là các khoản cấp tín dụng chuyên biệt để mua hàng hóa (dầu thô, kim loại, ngũ cốc,…).

13. Bất động sản kinh doanh là bất độngsản được đầutư, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua để bán, chuyển nhượng, cho thuê,cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi.

14. Giao dịch Repo là giao dịchtrong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu tài sản tài chính cho một bênkhác, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu tài sản tàichính đó sau một thời gian xác định với một mức giá xác định.

15. Giao dịch Reverse Repo làgiao dịch trong đó một bên mua và nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản tàichính từ một bên khác, đồng thời cam kết sẽ bán lại và chuyển giao quyền sở hữutài sản tài chính đó sau một thời gian xác định với một mức giá xác định, bao gồmcả giao dịch mua có kỳ hạn tài sảntài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động chiết khấu công cụchuyển nhượng, giấy tờ có giá khác.

16. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệmđộc lập bao gồm:

a) Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s,Standard & Poor, Fitch Rating;

b) Các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệmđược thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.

17. Xếp hạng tín nhiệm tựnguyệnlà việc doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập tự nguyện thực hiện xếp hạngtín nhiệm, không có thỏa thuận với đối tượng được xếp hạng tín nhiệm.

18. Xếp hạng tín nhiệm thỏathuậnlà việc doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập thực hiện xếp hạng tínnhiệm theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập và đối tượng đượcxếp hạng tín nhiệm.

19. OECD là tổ chức Hợp tácKinh tế và Phát triển (Organization for Economic Cooperation and Development).

20. Tổ chức tài chính quốc tế gồm:

a) Nhóm ngân hàng thế giới gồm: Ngânhàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (The International Bank for Reconstructionand Development – IBRD), Công ty tài chính quốc tế (The International FinancialCompany – IFC), Hiệp hội Phát triển quốc tế (The International DevelopmentAssociation-IDA), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (The MultilateralInvestment Guarantee Agency- MIGA);

b) Ngân hàng Phát triển Châu Á (TheAsian Development Bank – ADB);

c) Ngân hàng Phát triển Châu Phi (TheAfricaDevelopment Bank – AfDB);

d) Ngân hàng tái thiết vàPhát triển Châu Âu (The European Bank for Reconstruction and Development -EBRD);

đ) Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (TheInter-American Development Bank – IADB);

e) Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (TheEuropean Investment Bank – EIB);

g) Quỹ Đầu tư Châu Âu (The EuropeanInvestment Fund – EIF);

h) Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (The NordicInvestmentBank – NIB);

i) Ngân hàng Phát triển Caribbean (TheCaribbean Development Bank – CDB);

k) Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (The IslamicDevelopment Bank – IDB);

l) Ngân hàng Phát triển cộng đồng Châu Âu (TheCouncil of Europe Development Bank – CEDB);

m) Tổ chức tài chính quốc tế khác có vốn điềulệ do chính phủ các nước đóng góp.

21. Giảm thiểu rủi ro là việc ngânhàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng các biện pháp làm giảm một phần hoặc toàn bộtổn thất có thể xảy ra docác rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

22. Sản phẩm pháisinhbao gồm:

a) Sản phẩm phái sinh theoquy định tại khoản 23 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng, gồm:

(i) Sản phẩm phái sinhtín dụng gồm các hợpđồng bảo hiểm tín dụng, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, hợp đồng đầu tư gắn với rủi rotín dụng, hợp đồng phái sinh tín dụng khác theo quy định của pháp luật;

(ii) Sản phẩm pháisinh lãi suấtgồm hợp đồng lãi suất kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất một đồng tiền, hợpđồng hoán đổi lãi suất hai đồng tiền hoặc hợp đồng hoán đổi tiền tệchéo, hợp đồng quyền chọn lãi suất, các hợp đồng phái sinh lãi suất khác theoquy định của pháp luật;

(iii) Sản phẩm phái sinh ngoại tệgồm các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giaodịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ, các giao dịch phái sinhngoại tệ khác theo quy định của pháp luật;

(iv) Sản phẩm pháisinh giá cả hàng hóa gồm các hợpđồng hoán đổi giá cả hànghóa, hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa, hợp đồng quyền chọn giá cả hàng hóa vàcác hợp đồng phái sinh giá cả hàng hóa khác theo quy định của pháp luật.

b) Chứng khoán pháisinhgồm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn và chứng khoán pháisinh khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán phái sinh và thị trường chứngkhoán phái sinh;

c) Sản phẩm phái sinhkháctheo quy định của pháp luật.

23. Tài sản cơ sở là tài sản tàichính gốc được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị sản phẩmphái sinh.

24. Rủi ro tín dụng bao gồm:

a) Rủi ro tín dụng là rủi ro dokhách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụtrả nợ theo hợpđồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các trườnghợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Rủi ro tín dụng đối tác là rủiro do đối tác khôngthực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanhtoán trước hoặc khi đến hạn của các giao dịch quy định tại khoản 4 Điều 8 Thôngtư này.

25. Rủi ro thị trường là rủi rodo biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán và giá hàng hóa trên thịtrường. Rủi ro thị trường bao gồm:

a) Rủi ro lãi suất là rủi ro dobiến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị của giấy tờ cógiá, công cụ tài chính có lãi suất, sản phẩm phái sinh lãi suất trên số kinh doanh củangân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Rủi ro ngoại hối là rủi ro do biếnđộng bất lợi của tỷ giá trên thị trường khi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài có trạng thái ngoại tệ;

c) Rủi ro giá cổ phiếu là rủiro do biến động bất lợi củagiá cổ phiếu trên thị trường đối với giá trị của cổ phiếu, giá trị chứngkhoán phái sinh trên sổ kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài;

d) Rủi ro giá hàng hóa là rủi ro dobiến động bất lợi của giá hàng hóa trên thị trường đối với giá trị của sản phẩmphái sinh hàng hóa, giá trị của sản phẩm trong giao dịch giao ngaychịu rủi ro giá hàng hóa của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

26. Rủi ro lãi suất trên sổ ngânhàng là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất đối với thu nhập,giá trị tài sản, giá trị nợ phải trả và giá trị cam kết ngoại bảng của ngânhàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh do:

a) Chênh lệch thời điểm ấn định mứclãi suất mới hoặc kỳ xác định lại lãi suất;

b) Thay đổi mối quan hệgiữa các mức lãi suất củacác công cụ tài chính khác nhau nhưng có cùng thời điểm đáo hạn;

c) Thay đổi mối quan hệ giữacác mức lãi suất ở các kỳ hạn khác nhau;

d) Tác động từ các sản phẩm quyền chọnlãi suất, các sản phẩm có yếutố quyền chọn lãi suất.

27. Rủi ro hoạt động là rủi rodo các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do cáclỗi, sự cố của hệthống hoặc do các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cựcphi tài chính đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả rủiro pháp lý). Rủi ro hoạt động không bao gồm:

a) Rủi ro danh tiếng;

b) Rủi ro chiến lược.

28. Rủi ro danh tiếng là rủi rodo khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư hoặc công chúng có phản ứng tiêu cựcvề uy tín của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

29. Rủi ro chiến lược là rủi rodo ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hoặc không có chiến lược, chínhsách ứng phó kịp thời trước các thay đổi môi trường kinh doanh làm giảm khả năng đạtđược chiến lược kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài.

30. Giá trị chịu rủiro (Exposures) là phần giá trị của tài sản, nợ phải trả, các cam kếtngoại bảng của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu tổn thất tàichính, tác động tiêu cực phi tài chính của rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường,rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và các rủi ro khác.

31. Giao dịch tự doanh là giaodịch mua, bán, trao đổi do ngânhàng, chinhánhngân hàng nước ngoài, công ty con của ngân hàng thực hiện theo quy định củapháp luật với mục đích mua, bán, trao đổi trong thời hạn dưới một năm để thu lợi từchênh lệch giá thị trường cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối vớicác công cụ tài chính, gồm:

a) Các công cụ tài chính trên thị trườngtiền tệ;

b) Các loại tiền tệ (bao gồm cả vàng);

c) Chứng khoán trên thị trường vốn;

d) Các sản phẩm phái sinh;

đ) Các công cụ tài chính khác đượcgiao dịch trên thị trường chính thức.

32. Sổ kinh doanh là danh mụcghi nhận các trạng thái của:

a) Giao dịch tự doanh (trừ các giao dịchquy định tại điểm b khoản 33 Điều này);

b) Giao dịch để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh pháthành công cụ tài chính;

c) Giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủiro của các giao dịch tự doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

d) Giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sảntài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác và các giao dịchđể đối ứng với cácgiao dịch này.

33. Sổ ngân hàng là danh mụcghi nhận trạng thái của:

a) Giao dịch repo, reverse repo;

b) Giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủiro cho các khoản mục của Bảng cân đối tài sản (bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng) của ngânhàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các giao dịch đã phân loại vào Sổ kinh doanh củangân hàng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài quy định tại điểm c, khoản 32 Điều này;

c) Giao dịch mua bán tài sản tài chínhvới mục đích dự trữ khả năngthanh khoản;

d) Các giao dịch còn lại không thuộc sổkinh doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 3. Cơ cấu tổ chứcvà kiểm toán nội bộ về quản lý tỷ lệ an toàn vốn

1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài phải có cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, ủy quyền và chức năng,nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận để quản lý tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo tuân thủcác quy định tại Thông tư này và phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, mức độ rủi rotrong hoạt động, chu kỳ kinh doanh, khả năng thích ứng với rủi ro và chiến lược kinhdoanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài phải thực hiện kiểm toán nội bộ đối với tỷ lệ an toàn vốn theo quy địnhcủa Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chinhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 4. Dữ liệu và hệthống công nghệ thông tin

1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài phải có dữ liệu đầy đủ và hệ thống công nghệ thông tin phù hợp để tính tỷ lệan toàn vốn theo quy địnhtại Thông tư này.

2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài phải tổ chức thu thập và quản lý dữ liệu đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau đây:

a) Có cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệmvụ của các cá nhân, bộ phận; quy trình; công cụ để quản lý dữ liệu đảmbảo các yêu cầu chất lượng và tính đầy đủ của dữ liệu;

b) Có quy trình thu thập, đối chiếu dữliệu (nội bộ và bên ngoài), lưu giữ, truy cập, bổ sung, dự phòng, sao lưu vàtiêu hủy dữ liệu đảmbảo tính tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này;

c) Đáp ứng yêu cầu theo quy định nội bộcủa ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và quy định của Ngân hàng Nhànước về chế độ báo cáo, thống kê.

3. Hệ thống công nghệ thông tin phải đảmbảo các yêu cầu tối thiểu sau đây:

a) Kết nối, quản lý tập trungtoàn hệ thống, đảm bảo bảo mật, an toàn và hiệu quả khitính tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này;

b) Có công cụ được kết nối với các hệthống khác để tính toán Vốn tự có, Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng, vốn yêu cầu chotừng loại rủi ro và tỷ lệ an toàn vốn đảm bảo chính xác, kịp thời;

c) Có quy trình rà soát, kiểm tra, dựphòng, xử lý sự cố, bảo trì định kỳ, thường xuyên;

d) Đáp ứng yêu cầu theoquy định nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và quy định củaNgân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo, thống kê.

Xem thêm: Giải Tập Bản Đồ Tranh Ảnh Bài Tập Lịch Sử 9, Giải Tập Bản Đồ Lịch Sử 9

Điều 5. Doanh nghiệpxếp hạng tín nhiệm độc lập

1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiđược áp dụng kết quả xếp hạng của các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lậpđược thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về dịch vụ xếp hạng tínnhiệm để tính tỷ lệan toàn vốn theo quy định tại Thông tư này khi doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệmđộc lập đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Tính khách quan: Việc xếp hạng tínnhiệm phải chặt chẽ, có hệ thống, được đánh giá lại theo số liệu lịch sử đảm bảochính xác ít nhất là một năm;được thực hiện liên tục, kịp thời trước thay đổi về tình hình tài chính;

b) Tính độc lập: Doanh nghiệp xếp hạngtín nhiệm không chịu sức ép về chính trị, kinh tế làm ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tínnhiệm;

c) Tính minh bạch: Việc xếp hạng tínnhiệm được công bố rộng rãi chocác bên (trong nước và nước ngoài) có lợi ích chính đáng liên quan;

d) Tính công khai: Doanh nghiệp xếp hạngtín nhiệm phải công khaicác thông tin về phương pháp xếp hạng, khái niệm vỡ nợ, ý nghĩa của từng thứ hạngtín nhiệm, tỷ lệ vỡ nợ thực tế của từng thứ hạng tín nhiệm và chuyển đổi xếp hạng;

đ) Năng lực: Doanh nghiệp xếp hạng tínnhiệm phải có đủ nguồn lực để tiến hành xếp hạng đạt chất lượng tốt, thực hiện phươngpháp xếp hạng định tính kết hợp với định lượng và tiếp xúc thường xuyên, liên tụcvới các cấp của đối tượng được xếp hạng để tăng cường chất lượng giá trị xếp hạng tínnhiệm;

e) Độ tin cậy: Việc xếp hạng tínnhiệm phải được các tổ chức (nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, đối tácthương mại) tin dùng. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải có các quy trình nội bộđể tránh sử dụngsai mục đích các thông tin mật liên quan đến đối tượng được xếp hạngtín nhiệm.

2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài phải sử dụng thống nhất thứ hạng tín nhiệm do doanh nghiệp xếp hạng tínnhiệm độc lập cung cấp để quản lý rủi ro và áp dụng hệ số rủi ro tín dụng theoquy định tại Thông tư này.

3. Thang thứ hạng tín nhiệm của doanh nghiệpxếp hạng tín nhiệm độc lập được xác định phân bố tương ứng theo mức độrủi ro khi tính tỷ lệ an toàn vốn như sau:

a) Thứ hạng tín nhiệm của Moody’s,Standard & Poor và Fitch Rating được phân bố:

Standard & Poor’s

Moody’s

Fitch Rating

AAA, AA+, AA, AA-

Aaa, Aa1, Aa2, Aa3

AAA, AA+, AA, AA-

A+, A, A-

A1, A2, A3

A+, A, A-

BBB+, BBB, BBB-

Baa1, Baa2, Baa3

BBB+, BBB, BBB-

BB+, BB, BB-

Ba1, Ba2, Ba3

BB+, BB, BB-

B+, B, B-

B1, B2, B3

B+, B, B-

CCC+ và thứ hạng thấp hơn

Caa1 và thứ hạng thấp hơn

CCC+ và thứ hạng thấp hơn

b) Trường hợp doanh nghiệp xếp hạngtín nhiệm độc lập có thang thứ hạng tín nhiệm khác thang thứ hạng tín nhiệm quy địnhtại điểm a khoản này thì doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập đó phải chuyển đổi thứ hạng tínnhiệm tương ứng, phù hợp với thang thứ hạng tín nhiệm của Moody’s hoặc Standard& Poor hoặc Fitch Rating để xác định mức độ rủi ro của khách hàng, đối tác, khoảnphải đòi khi tính tỷ lệ an toàn vốn.

4. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài sử dụng thứ hạng tín nhiệmcủa các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập đảm bảo nguyên tắc sau đây:

a) Chỉ được sử dụng xếp hạngtín nhiệm thỏa thuận, không sử dụng xếp hạng tín nhiệm tự nguyện của doanh nghiệpxếp hạng tín nhiệm độc lập;

b) Trường hợp một khách hàng có từ haithứ hạng tín nhiệmtrở lên của các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác nhau thì ngânhàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng thứ hạng tín nhiệm tương ứnghệ số rủi ro tín dụng cao nhất để áp dụng đối với khách hàng đó;

c) Không sử dụng thứ hạng tín nhiệm củatập đoàn để áp dụng hệ số rủi ro tín dụng đối với công ty con, công ty liên kếttrong tập đoàn đó;

d) Chỉ sử dụng thứ hạng tín nhiệmđể áp dụng hệ số rủi ro đối vớixếp hạng tín nhiệm cùng loại đồng tiền;

đ) Trường hợp một khoản phải đòi có mộtthứ hạng tín nhiệm thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng thứ hạngtín nhiệm đó để áp dụng hệ số rủi ro tín dụng cho khoản phải đòi đó theo quy định tạiThông tư này;

e) Trường hợp một khoản phải đòi có từhai thứ hạng tín nhiệm trở lên của cácdoanh nghiệp xếp hạng tínnhiệm độc lập khác nhau thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng thứhạng tín nhiệm tương ứng hệ số rủi rotín dụng cao nhất để áp dụng đốivới khoản phải đòi đó;

g) Trường hợp khoản phải đòikhông có thứ hạng tín nhiệm thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụngtheo thứ tự như sau:

(i) Nếu khách hàng,đối tác có các khoảnphải đòi, nợ phải trả tài chính khác có thứ hạng tín nhiệm riêng thì ngân hàng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng thứ hạng tín nhiệm củakhoản phải đòi, nợ phải trả tàichính khác đó để áp dụng hệ sốrủi ro tín dụng cho khoản phải đòi không có thứ hạng tín nhiệm khi khoản phảiđòi này được ưu tiên thanh toán trước khoản phải đòi, nợ phải trả tài chính cóthứ hạng tín nhiệm;

(ii) Nếu khách hàng, đối tác có thứhạng tín nhiệm thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng thứ hạngtín nhiệm của khách hàng, đối tác để áp dụng hệ số rủi ro cho các khoảnphải đòi không có thứ hạng tín nhiệmmà không được bảo đảm và được ưutiên thanh toán trước khoản nợ thứ cấp của khách hàng, đối tác đó;

(iii) Nếu khách hàng, đối tác có thứhạng tín nhiệm đủ điều kiện áp dụng theo tiết (ii) điểm g khoản này và có khoảnphải đòi, nợ phải trả tài chính khác có thứ hạng tín nhiệm riêng đủ điều kiệnáp dụng theo tiết (i) điểm g khoản này thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài sử dụng thứ hạng tín nhiệm của khách hàng, đối tác hoặc khoản phải đòi, nợphải trả tài chính khác có thứ hạng tín nhiệm tùy thuộc vào hệ số rủi ro nàocao hơn để áp dụng hệ số rủi ro tín dụng cho khoản phải đòi không có thứ hạng tín nhiệm;

(iv) Đối với các trường hợp khôngđược quy định tại tiết (i), (ii), và (iii) điểm g khoản này thì ngân hàng, chinhánh ngân hàng nước ngoài phải coi là khoản phải đòi không có thứ hạng tín nhiệm.

Chương II

QUYĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. TỶ LỆ AN TOÀNVỐN VÀ VỐN TỰ CÓ

Điều 6. Tỷ lệ an toànvốn

1. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)tính theo đơn vị phần trăm (%) được xác định bằng công thức:

*

Trong đó:

C: Vốn tự có;

RWA: Tổng tài sảntính theo rủi ro tín dụng;

KOR: Vốn yêu cầucho rủi ro hoạt động;

KMR: Vốn yêu cầucho rủi ro thị trường.

2. Ngân hàng không có công tycon, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyênduy trì tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu 8%.

3. Ngân hàng có công ty con phảiduy trì:

a) Tỷ lệ an toàn vốn xác địnhtrên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng tối thiểu 8%;

b) Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhấtxác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng tốithiểu 8%. Trường hợp ngân hàng có công ty con là công ty kinh doanhbảo hiểm thì tỷ lệan toàn vốn hợp nhất được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất củangân hàng nhưng không hợp nhất công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm theo nguyêntắc hợp nhất của pháp luật về kế toán và báo cáo tài chính đối với tổ chức tíndụng.

4. Đối với các khoản mục bằng ngoại tệ,ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy ra đồng Việt Nam khi tính tỷ lệ an toàn vốn như sau:

a) Thực hiện theo quy định về hạchtoán trên các tài khoản ngoại tệ của pháp luật vềhệ thống tài khoản kế toán;

b) Đối với rủi ro ngoại hối thìthực hiện như sau:

(i) Tỷ giá giữa đồng ViệtNam và đô la Mỹ: là tỷ giá trung tâm do Ngânhàng Nhà nước công bố vào ngày báo cáo;

(ii) Tỷ giá giữa đồng ViệtNam và các ngoại tệ khác: là tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản củangân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào cuối ngày báo cáo.

5. Căn cứ kết quả giámsát, kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng, chi nhánhngân hàng nước ngoài, trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chinhánh ngân hàng nước ngoài, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nướcyêu cầu ngân hàng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài duy trì tỷ lệ an toàn vốn cao hơn sovới mức quy định tại Thông tư này.

Điều 7. Vốn tự có

1. Vốn tự có của ngân hàng, chinhánh ngân hàng nước ngoài là cơ sở để tính toán tỷlệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này.

2. Vốn tự có bao gồm tổng Vốn cấp1 và Vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèmtheo Thông tư này.

Mục 2. TÀI SẢN TÍNHTHEO RỦI RO TÍN DỤNG

Điều 8. Tài sản tínhtheo rủi ro tín dụng

1. Tổng tài sản tính theo rủiro tín dụng (RWA) bao gồm tổng tài sản tính theo rủi rotín dụng (RWACR) và tổng tài sản tính theo rủiro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính theo công thức:

RWA = RWACR+ RWACCR

Trong đó:

– RWACR: Tổng tài sảntính theo rủi ro tín dụng;

– RWACCR: Tổng tài sảntính theo rủi ro tín dụng đối tác.

2. Tổng tài sản tính theo rủi rotín dụng (RWACR) là tổng các tài sản trên Bảng cân đối kếtoán được tính theo công thức sau đây:

RWACR= åEjx CRWj + åMax {0, (Ei* – SPi)} x CRWi

Trong đó:

Ej: Giá trị tàisản (không phải là khoản phải đòi) thứ j;

CRWj: Hệ số rủi rotín dụng của tài sản thứ j theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;

Ei*: Giá trị sốdư của khoản phải đòi thứ i (Ei) được xác định theo khoản 3 Điềunày, sau khi điều chỉnh giảm theo các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng quy địnhtại Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này;

SPi: Dự phòng cụthể của khoản phải đòi thứ i;

CRWi: Hệ số rủi rotín dụng của khoản phải đòi thứ i theo quy định tại Điều 9 Thôngtư này.

3. Giá trị số dư của khoản phảiđòi (bao gồm cả số dư gốc vàlãi, phí nếu có) của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tính theocông thức:

Ei = Eoni+ Eoffi x CCFi

Trong đó:

Ei: Giá trị sốdư xác định theo nguyên giá của khoản phải đòi thứ i;

Eoni: Số dư phầnnội bảng của khoảnphải đòi thứ i;

Eoffi: Số dư phầnngoại bảng của khoản phải đòi thứ i;

CCFi: Hệ số chuyểnđổi của phần ngoại bảng của khoản phải đòi thứ i theo quy định tại Điều 10Thông tư này.

4. Tài sản tính theo rủiro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính đối với:

a) Giao dịch tự doanh;

b) Giao dịch repo và giao dịchreverse repo;

c) Giao dịch sản phẩm pháisinh để phòng ngừa rủi ro;

d) Giao dịch mua bán ngoại tệ,tài sản tài chính với mục đích phục vụ nhu cầu của kháchhàng, đối tác quy địnhtại mục d khoản 32 Điều 2 Thông tư này.

5. Các giao dịch đã tính rủi rotín dụng đối tác không phải tính rủi ro tín dụng khi tính tỷ lệ an toàn vốn. Tài sảntính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính theo hướng dẫntại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Hệ số rủi rotín dụng (CRW)

1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài thực hiện phân loại tài sản theo quy định tại Điều này và hướng dẫn tại Phụ lục6 để áp dụng hệ số rủi ro tín dụng.

Khi tính tỷ lệ an toàn vốnhợp nhất, ngânhàng được áp dụng hệ số rủi ro theo quy định tại nước sở tại đối với các khoảnphải đòi của công ty con, công ty liên kết, chi nhánh của ngân hàng tại nướcngoài.

2. Đối với tài sản là tiền mặt,vàng và các khoảntương đương tiền mặt của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hệ số rủiro tín dụng là 0%.

3. Đối với tài sản là khoản phảiđòi Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban nhândân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, các ngân hàng chính sách, hệ số rủi ro tín dụng là 0%. Đối với khoảnphải đòi Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Côngty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam (DATC), hệ số rủi ro là 20%.

4. Đối với tài sản là khoản phảiđòi tổ chức tài chính quốc tế, hệ số rủi ro tín dụng là 0%.

5. Đối với tài sản là khoản phảiđòi chính phủ, ngân hàng Trung ương các nước, hệ số rủi ro tín dụng áp dụngtheo thứ hạng tín nhiệm như sau:

Thứ hạng tín nhiệm

Từ AAA đến AA-

Từ A+ đến A-

Từ BBB+ đến BBB-

Từ BB+ đến B-

Dưới B- hoặc không có xếp hạng

Hệ số rủi ro tín dụng

0%

20%

50%

100%

150%

6. Đối với tài sản là khoản phảiđòi các tổ chức công lập của chính phủ (non-centralgovernment public sector entities (PSEs), chính quyền địa phương các nước, hệ sốrủi ro tín dụng áp dụng theo hệ số rủi ro đối với khoản phải đòi chính phủ đótheo quy định tại khoản 5 Điều này.

7. Đối với tài sản là khoản phảiđòi tổ chức tài chính (bao gồm cả tổ chức tín dụng), hệ số rủi ro tín dụng áp dụngnhư sau:

a) Đối với tổ chức tài chính nướcngoài (bao gồm cả tổ chức tín dụng nước ngoài) không phải là tổ chức tài chính quốctế quy định tạikhoản 20 Điều2Thông tư này, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng theo thứ hạng tín nhiệm như sau:

Thứ hạng tín nhiệm

Từ AAA đến AA-

Từ A+ đến BBB-

Từ BB+ đến B-

Dưới B- hoặc không có xếp hạng

Hệ số rủi ro tín dụng

20%

50%

100%

150%

b) Đối với chi nhánh ngân hàng nướcngoài hoạt động tại Việt Nam áp dụng hệ số rủi ro tín dụng theo thứ hạng tínnhiệm của tổ chức tín dụng nước ngoài là ngân hàng mẹ.

c) Đối với tài sản là các khoảnphải đòi tổ chức tín dụng trong nước, trừ các khoản phải đòi dưới hình thứcgiao dịch reverse repo đã được tính rủi ro tín dụng đối tác theo quy định tại khoản4 Điều 8 Thông tư này, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng như sau:

Thứ hạng tín nhiệm

AAA đến AA-

A+ đến BBB-

BB+ đến BB-

B+ đến B-

Dưới B- và Không có xếp hạng

Khoản phải đòi có thời hạn ban đầu từ 3 tháng trở lên

20%

50%

80%

100%

150%

Khoản phải đòi có thời hạn ban đầu dưới 3 tháng

10%

20%

40%

50%

70%

8. Đối với tài sản là các khoảnmua, đầu tư nợ thứ cấp, chứng khoán nợ khác của ngân hàng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài khác phát hành không bị trừ khỏi Vốn cấp 2 quy định tại mục 19 PhầnI, điểm A, mục 21 Phần II điểm A, mục 13 điểm B Phụ lục 1 Thông tư này, hệ số rủiro tín dụng áp dụng theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 7 Điều này.

9. Đối với tài sản là khoản phảiđòi doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài, trừ các khoản phải đòi quy định tại khoản 10 Điều này, hệ số rủi ro tíndụng áp dụng như sau:

a) Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏđược xác định theo quy định của pháp luật về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừavà nhỏ, hệ số rủi ro là 90%;

b) Đối với các doanh nghiệp khác,ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định chỉ tiêu doanh thu, tỷlệ đòn bẩy, vốn chủ sở hữu được xác định trên cơ sở số liệu Báo cáotài chính năm (Báo cáo tài chính hợp nhất) được kiểm toán tại thời điểm gần nhất đối với cácdoanh nghiệp phải kiểm toán độc lập; Báo cáo tài chính năm (được kiểm toán, nếu có) nộp chocơ quan thuế (có bằng chứng đã nộpcho cơ quan thuế) tại thời điểm gần nhất đối với doanh nghiệp không phải kiểmtoán độc lập theo quy định của pháp luật như sau:

– Doanh thu lấy số liệu trên Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh;

– Tỷ lệ đòn bẩy = Tổng Nợ vay/Tổng tàisản;

Trong đó: Tổng Nợ vay (total debt) đượcxác định bằng tổng của các khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn với khoảnmục vay và nợ thuê tài chính dài hạn theo quy định hiện hành về kế toán.

– Vốn chủ sở hữu lấy số liệu trên Bảngcân đối kế toán.

(i) Hệ số rủi ro tín dụngáp dụng theo chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy, vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp như sau:

Doanh thu dưới 100 tỷ đồng

Doanh thu từ 100 tỷ đồng đến dưới 400 tỷ đồng

Doanh thu từ 400 tỷ đồng đến 1500 tỷ đồng

Doanh thu trên 1500 tỷ đồng

Tỷ lệ đòn bẩy dưới 25%

100%

80%

60%

50%

Tỷ lệ đòn bẩy từ 25% đến 50%

125%

110%

95%

80%

Tỷ lệ đòn bẩy trên 50%

160%

150%

140%

120%

Vốn chủ sở hữu âm hoặc bằng 0

250%

(ii) Hệ số rủi ro tín dụng 200% đượcáp dụng đối với các doanh nghiệp không cung cấp Báo cáo tài chính cho ngânhàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để tính các chỉ tiêu doanhthu, tỷ lệ đòn bẩy, vốn chủ sởhữu;

(iii) Đối với các doanh nghiệpthành lập mới (không bao gồm các trường hợp thành lập do tổ chức lại, chuyển đổihình thức pháp lý,…), hoạt động chưa được 01 năm, hệ số rủi ro tín dụng là150%.

c) Đối với khoản cấp tín dụng chuyênbiệt là khoản cấp tín dụng tài trợ dự án, tài trợ máy móc thiết bị và tài trợhàng hóa, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng hệ số cao hơn giữa hệ số rủiro tín dụng 160% và hệ số rủi ro tín dụngđối với doanh nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều này.

10. Đối với tài sản là khoản cho vaybảo đảm bằng bất động sản, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng như sau:

a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài phải xác định Tỷlệ bảo đảm (viết tắt là LTV) đối với khoảnphải đòi được đảm bảo bằng bất động sảnnhư sau:

(i) Tỷ lệ bảo đảm (LTV) = Tổng sốdư khoản phải đòi/Giá trị của tài sản bảo đảm. Trong đó:

– Tổng số dư khoản phải đòibao gồm tổng số dư (đã giải ngân và số dư chưa giải ngân) của khoản phải đòi vàsố dư (đã giải ngân và số dư chưa giải ngân) của các khoản phải đòi khác được bảođảm bằng bất động sản đó tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

– Giá trị của tài sản bảo đảm là giá trịcủa bất động sản bảo đảm cho các khoản phải đòi đó được xác định tại thời điểmxét duyệt cho vay.

(ii) Tỷ lệ bảo đảm (LTV) phảiđược xác định lại khi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thông tingiá trị của tài sản bảo đảm bị suy giảm trên 30% so với giá trị tại thời điểmxác định gần nhất.

b) Hệ số rủi ro tín dụng áp dụngđối với khoản phải đòi được bảo đảm bằng bất động sản không kinh doanh theo chỉtiêu Tỷ lệ bảo đảm (LTV) như sau:

LTV

LTV dưới 40%

LTV từ 40% trở lên đến dưới 60%

LTV từ 60% trở lên đến dưới 80%

LTV từ 80% trở lên đến dưới 90%

LTV từ 90% trở lên đến dưới 100%

LTV từ 100% trở lên

Hệ số rủi ro

30%

40%

50%

70%

80%

100%

c) Đối với khoản phải đòi được đảmbảo bằng bất động sản kinh doanh, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng theo chỉ tiêu Tỷlệ bảo đảm (LTV) đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản kinhdoanh như sau:

LTV dưới 60%

LTV từ 60% trở lên đến dưới 75%

LTV từ 75% trở lên

Khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản kinh doanh

75%

100%

120%

d) Đối với khoản phải đòi được đảmbảo bằng bất động sảnlà hỗn hợp bất động sản kinh doanh và bất động sản không kinh doanh, hệ số rủi rotín dụng được xác định riêng cho từng bất động sản kinh doanh và bất động sảnkhông kinh doanh tương ứng theo tỷ lệ tổng diện tích mặt bằng của bất động sản;

đ) Hệ số rủi ro tín dụng 150%được áp dụng đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản mà ngânhàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có thông tin về Tỷ lệ bảo đảm (LTV);

e) Hệ số rủi ro tín dụng 200% đượcáp dụng đối với tài sản là khoản cấp tín dụng tàitrợ dự án kinh doanh bất động sản.

11. Đối với tài sản là khoản cho vaythế chấp nhà, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàithực hiện như sau:

a) Xác định Tỷ lệ bảo đảm (LTV)theo quy định tại khoản 10 Điều này và Tỷ lệ thu nhập (viết tắt là DSC) đối vớikhoản cho vay thế chấp nhà như sau:

(i) Tỷ lệ thu nhập (DSC) = Tổng sốdư phải hoàn trả trong năm/Tổng thu nhập trong năm của khách hàng.

Trong đó:

– Tổng số dư phải hoàn trả trong nămbao gồm số dư nợ gốc và số dư nợ lãi;

– Tổng thu nhập trong năm của kháchhàng là thu nhập trong năm tính DSC của khách hàng sau khi đã trừ thuế thu nhậptheo quy định và không bao gồm thu nhập từ việc cho thuê nhà hình thành từ khoảncho vay đó. Trường hợp, khách hàng cá nhân là đại diện ủy quyền cho hộ gia đìnhtham gia quan hệ vay vốn thì tổng thu nhập trong năm của khách hàng được xác địnhtheo tổng thu nhập củacác thành viên đồng trả nợ của hộ gia đình.

(ii) Tỷ lệ thu nhập (DSC) phải được xác địnhlại khi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thông tin thay đổi về tổngthu nhập của khách hàng.

b) Hệ số rủi ro áp dụng cho khoảncho vay thế chấp nhà ở theo Tỷ lệ bảo đảm (LTV) và Tỷ lệ thu nhập (DSC) nhưsau:

Các khoản cho vay thế chấp nhà ở

LTV dưới 40%

LTV từ 40% trở lên đến dưới 60%

LTV từ 60% trở lên đến dưới 80%

LTV từ 80% trở lên đến dưới 90%

LTV từ 90% trở lên đến dưới 100%

LTV từ 100% trở lên

DSC từ 35% trở xuống

25%

30%

40%

50%

60%

80%

DSC trên 35%

30%

40%

50%

70%

80%

100%

c) Hệ số rủi ro tín dụng 200% đượcáp dụng đối với khoản cho vay thế chấp nhà mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài không có thông tin về Tỷ lệ bảo đảm (LTV) và/hoặc Tỷ lệ thu nhập (DSC).

12. Đối với tài sản là danh mục cấptín dụng bán lẻ, hệ số rủi ro tín dụng là 75%.

13. Đối với khoản nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụngáp dụng như sau:

a) Đối với khoản nợ xấu có dự phòngcụ thể nhỏ hơn 20% giá trị của khoản nợ xấu (trừ khoản nợ xấu là khoản cho vaythế chấp nhà có dự phòng cụ thể nhỏ hơn 20% giá trị của khoản nợ xấu), hệ số rủiro tín dụng là 150%;

b) Đối với khoản nợ xấu có dựphòng cụ thể từ 20% đến 50% giá trị của khoản nợ xấu, khoản nợ xấu là khoản chovay thế chấp nhà có dự phòng cụ thể nhỏ hơn 20% giá trị của khoản nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụnglà 100%;

c) Đối với khoản nợ xấu có dựphòng cụ thể lớn hơn 50% giá trịcủa khoản nợ xấu, khoản nợ xấu là khoản cho vay thế chấp nhà và có dự phòng cụthể từ 20% giá trị của khoản nợ xấu trở lên, hệ số rủi ro tín dụng là50%.

14. Đối với tài sản là các khoảnphải thu phát sinh từ việc bán nợ xấu (không bao gồm các khoản phải thu phátsinh trong quá trình bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tíndụng Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam), hệ số rủi rotín dụng là 200%.

15. Đối với tài sản là công cụ vốnchủ sở hữu, mua cổ phiếu của doanh nghiệp (trừ các khoản đầu tư đã trừ khỏi vốntự có quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này) và các khoản cho vay để đầu tư,kinh doanh chứng khoán, khoản cho vay giao dịch ký quỹ của công tychứng khoán, hệ số rủi ro tín dụnglà 150%.

16. Đối với tài sản là các khoảncho thuê tài chính, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng hệ số cao hơn giữahệ số rủi ro tín dụng 160% và hệ số rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp thuêtài chính theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều này.

17. Đối với tài sản là các khoảnmua lại khoản phải thu có bảo lưu quyền truy đòi của công ty tài chính, công tycho thuê tài chính theo quy định, hệ số rủi ro tín dụngáp dụng hệ số rủi ro của khoảnphải đòi đối vớibên bán khoản phải thu.

Đối với các khoản mua lại khoản phải thu củacông ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, hệ số rủi ro tín dụngáp dụng hệ số rủi ro của khoản phải đòi.

18. Đối với các tài sản khác trênbảng cân đối kế toán trừ các tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12,khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16 và khoản 17 Điều này, hệ số rủi ro tín dụnglà 100%.

Điều 10. Hệ số chuyểnđổi (CCF)

1. Hệ số chuyển đổi 10% áp dụngđối với:

a) Cam kết ngoại bảng (bao gồm cảhạn mức tín dụng chưa sử dụng) mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cóquyền hủy ngang hoặc tự động hủy ngang khi khách hàng vi phạm điều kiện hủyngang hoặc suy giảm khả năng thực hiện nghĩa vụ;

b) Hạn mức tín dụng chưa sử dụng củathẻ tín dụng.

2. Hệ số chuyển đổi 20% áp dụng đốivới các giao dịch phát hành hoặc xác nhận thư tín dụng thương mại dựa trên chứngtừ vận tải, có thời hạn gốc từ 1 năm trở xuống.

3. Hệ số chuyển đổi 50% áp dụng đốivới:

a) Các giao dịch phát hành hoặcxác nhận thư tín dụng thương mại dựa trên chứng từ vận tải, có thời hạn gốctrên 1 năm;

b) Nợ tiềm tàng dựa trên hoạt độngcụ thể (ví dụ: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu,thư tín dụng dự phòng cho hoạt động cụ thể);

c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán,giấy tờ có giá.

4. Hệ số chuyển đổi 100% áp dụngđối với:

a) Các cam kết ngoại bảng tươngđương khoản cho vay (ví dụ: cam kết cho vay không hủy ngang là cam kết cho vaykhông thể hủy bỏ hoặc thay đổi dưới bất kỳhình thức nào đối với những cam kết đãđược thiết lập, trừ trường hợp phải hủy bỏ hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật;các khoản bảo lãnh, thư tín dụngdự phòng bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho khoản nợ hoặc trái phiếu; hạn mức tín dụngchưa giải ngân không hủy ngang,…);

b) Các khoản chấp nhận thanh toán(ví dụ: ký hậu chấp nhận thanh toán bộ chứng từ,…);

c) Nghĩa vụ thanh toán của ngânhàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong giao dịch bán giấy từ có giá có bảolưu quyền truy đòi khi bênphát hành không thực hiệncam kết;

d) Các hợp đồng kỳ hạn về tài sản,tiền gửi và các chứng khoán trả trước một phần mà ngân hàng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài cam kết thực hiện;

đ) Các cam kết ngoại bảng chưa đượcquy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, điểm a, điểm b, điểm c, và điểm d khoản4 Điều này.

5. Đối với cam kết ngoại bảng làcam kết cung cấp một cam kết ngoại bảng (ví dụ: cam kết cấp bảo lãnh, cam kếtphát hành thư tín dụng,…), hệ số chuyển đổi là hệ số thấp hơn giữa hệ số chuyểnđổi của cam kết cung cấp cam kết ngoại bảng và hệ số chuyển đổi của cam kết ngoạibảng được cam kếtcung cấp.

Điều 11. Giảm thiểu rủiro tín dụng

1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài được điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi, giao dịch theo các biệnpháp giảm thiểu rủi ro tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này.

Xem thêm: Soạn Bài Văn Bản Đề Nghị Lớp 7 Mẫu, Soạn Bài Văn Bản Đề Nghị

2. Việc giảm thiểu rủi ro tín dụngquy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện bằng một hoặc kết hợp các biệnpháp sau đây:

a) Tài sản bảo đảm;

b) Bù trừ số dư nội bảng;

c) Bảo lãnh của bên thứ ba;

d) Sản phẩm phái sinh tín dụng.

3. Việc giảm thiểu rủi ro tín dụngquy định tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:

a) Biện pháp giảm thiểu rủi ro tíndụng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan. Hồ sơ (giấy tờ,văn bản,…) của sản phẩm phái sinh tín dụng và bù trừ số dư nội bảng phải được cácbên ký hợp lệ, phải nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia, có hiệu lực pháplý và thường xuyên được r

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính