Cách Tính Tuổi Cho Trẻ Đi Học Lớp 1 Mới Nhất Năm 2021, Độ Tuổi Vào Lớp Mẫu Giáo Và Lớp 1

Các vấn đề liên quan đến việc chuẩn bị cho các bé vào lớp một luôn được các bậc phụ huynh quan tâm, lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc, lo lắng của một số phụ huynh về một vài vấn đề quan trọng trong cách tính tuổi, chọn trường của bé khi vào lớp một. 

Cách tính tuổi vào lớp 1

Tại Điều 33 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi của học sinh tiểu học như sau:

Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm.

Đang xem: Cách tính tuổi cho trẻ đi học lớp 1

– Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không nhiều hơn 03 năm (09 tuổi) so với quy định.

*

Trẻ em 6 tuổi sẽ được học lớp 1 và được tính theo năm

– Trường hợp trẻ em vào học lớp một nhưng vượt quá 03 năm (09 tuổi) so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Như vậy, thông thường, trẻ em 6 tuổi sẽ được học lớp 1 và được tính theo năm. Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt thì có thể học muộn hơn.

Công thức để tính năm vào lớp 1 sẽ là: Năm sinh của bé vào lớp 1 + 6 = Năm vào học lớp 1.

Học sinh lớp 1 được chọn trường ở đâu?

Quyền của học sinh tiểu học được quy định tại Điều 35 Điều lệ trường tiểu học như sau:

“a) Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.

b) Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

c) Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.

Xem thêm: Đồ Án Tốt Nghiệp An Toàn Thông Tin, Đề Tài Nghiên Cứu An Toàn Thông Tin (Nckh

d) Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.”

Như vậy, theo quy định trên, học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng được lựa chọn học ở một trường trên địa bàn cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

*

Ngày nay các trường tiểu học quốc tế ngày càng nhiều

Tuy nhiên, ở các thành phố lớn, do dân số quá đông đúc nên việc có sổ tạm trú KT3 (sổ tạm trú không thời hạn) không giúp trẻ chắc chắn có một “suất” tại trường tiểu học công lập.

Ngoài ra, nếu mong muốn, học sinh cũng có quyền chuyển đến trường tiểu học ngoài địa bàn cư trú. Tuy nhiên, việc chuyển đến trường khác không phải nơi cư trú có được chấp nhận không là tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận nhà trường.

Ngày nay các trường tiểu học quốc tế ngày càng nhiều, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà các phụ huynh luôn nghĩ đến khi chọn trường cho con.

Học sinh tiểu học được rút ngắn, học vượt lớp

Theo quy định tại Điều 35 Điều lệ trường tiểu học, học sinh tiểu học có quyền:

– Được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.

– Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.

Như vậy, nếu học sinh có điều kiện thể lực tốt về cân nặng, chiều cao,… và phát triển trí tuệ sớm thì phụ huynh có thể yêu cầu nhà trường xem xét để được rút ngắn thời gian thực hiện chương trình học, học vượt lớp.

Xem thêm: Bản Vẽ Đồ Án Bê Tông Cốt Thép 2 ~ Hau, Đồ Án Bê Tông Cốt Thép 2

Trong quá trình chọn trường cho con, các bậc phụ huynh thường mải miết tìm trường cho con nhưng lại bỏ qua việc hỏi ý kiến xem trẻ có thích học trong môi trường đó không? Cho dù là trẻ chuẩn bị vào lớp một hay đã lớn thì việc hỏi ý kiến và mong muốn của trẻ, cho trẻ thấy mình được tôn trọng. Và khi trẻ cũng thích môi trường học tập đó, thì việc hòa nhập với môi trường học mới của trẻ sẽ diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Vì vậy khi chọn trường, phụ huynh nên dẫn con trẻ theo cho trẻ tham quan từ đó quan sát và hỏi qua ý kiến trẻ trước khi đưa ra quyết định.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính