Cách Tính Tụ Điện 1 Pha – Hướng Dẫn Chọn Tụ Điện Mô Tơ Cho Máy Bơm

Cơ khí, cơ giới hóa đang được ứng dụng ngày càng nhiều trong sản xuất và động cơ điện 1 pha cũng không phải là ngoại lệ. Loại động cơ này đang ngày càng chứng tỏ ưu thế vượt trội của nó so với các loại động cơ khác. Cùng tìm hiểu về cấu tạo, ứng dụng cũng như nguyên lý hoạt động của động cơ điện 1 pha dưới đây.

Đang xem: Cách tính tụ điện 1 pha

1. Động cơ điện xoay chiều 1 pha là gì?

Động cơ điện 1 pha (còn được gọi là motor điện 1 pha) là loại động cơ mà dây quấn stato chỉ bao gồm có 1 cuộn dây pha, còn nguồn cấp chính là 1 dây pha và 1 dây nguội (có thêm tụ điện để làm lệch pha). Tuy nhiên, nếu chỉ có 1 cuộn dây pha thì khi đó động cơ sẽ không thể tự mở máy được, vì từ trường 1 pha lại chính là từ trường đập mạch.

Để động cơ 1 pha có thể mở máy lên được, các bạn có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau . Động cơ điện không đồng bộ (ký hiệu là KDB) 1 pha motor điện 1 pha thường được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, trở thành 1 phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như: máy nén khí, tời kéo, máy bơm nước, dụng cụ cầm tay,…

*

Motor điện 1 pha có dây quấn stato chỉ bao gồm có 1 cuộn dây pha

2. Cấu tạo động cơ điện 1 pha như thế nào?

Cơ cấu của động cơ không đồng bộ (ĐCKĐB) 1 pha còn tùy theo kiểu loại vỏ bọc là loại kín hoặc hở, là do hệ thống làm mát sử dụng cánh quạt thông gió đặt ở bên trong hay đưa ra bên ngoài động cơ.

Nhìn chung, motor điện 1 pha có 2 phần chính, đó là phần tĩnh và phần quay.

Phần tĩnh: Hay còn có tên gọi là stato, bao gồm 2 bộ phận chủ yếu là lõi thép và phần dây quấn.

Lõi thép: Đây là bộ phận dẫn từ của máy, chúng có hình dạng trụ rồng, lõi thép được ghép từ các lá thép kỹ thuật điện có độ dày 0.35 0.5mm, được dập theo hình vành khăn, còn phía trong có xẻ rãnh để có thể đặt dây quấn và được sơn phủ kín vào trước khi khép lại.

*

Motor điện 1 pha có 2 phần chính, đó là phần tĩnh và phần quay

Dây quấn: Dây quấn stato được làm bằng dây đồng hoặc là sợi dây nhôm (loại dây email) và được đặt trong các rãnh bên trong của lõi thép. Ngoài hai bộ phận chính này còn có các bộ phận phụ, có công dụng bao bọc lõi thép chính là vỏ máy được làm bằng nhôm hoặc bằng gang, có thể dùng để giữ chặt lõi thép phía dưới là chân đế nhằm mục đích bắt chặt vào bệ máy, đồng thời 2 đầu có 2 chiếc nắp được làm bằng vật liệu cùng loại với phần vỏ máy, trong nắp còn có ổ đỡ (hay còn gọi là bạc) dùng để đỡ cho trục quay của roto.

Phần quay của motor điện 1 pha, hay còn có tên gọi là roto, bao gồm có:

Lõi thép: Có dạng hình trụ được chế tạo bằng các lá thép kỹ thuật điện, được dập thành hình dĩa và ép chặt lại, ở trên mặt có các đường rãnh để có thể đặt các thanh dẫn hoặc cuộn dây quấn. Lõi thép cũng được ghép chặt vào trục quay và đặt trên 2 ổ đỡ của bộ phận stato.Dây quấn: Trên rôto có 2 loại là rôto lồng sóc và cuộn roto dây quấn. Loại rôto dây quấn có cuộn dây được quấn giống như bộ phận stato, loại này có ưu điểm là mô men quay lớn nhưng kết cấu lại rất phức tạp và giá thành cũng tương đối cao.Loại rôto lồng sóc: Kết cấu của loại này rất khác biệt so với dây quấn của stato. Nó được chế tạo bằng cách đúc nhôm cho vào các rãnh của roto, từ đó tạo thành các thanh nhôm, đồng thời được nối ngắn mạch ở 2 đầu và còn được đúc thêm các cánh quạt để có thể làm mát bên trong mỗi khi roto quay.

Phần dây quấn của động cơ được tạo từ các thanh nhôm và 2 vòng ngắn mạch có hình dạng trông giống như một cái lồng nên người ta còn gọi là rôto lồng sóc. Các đường rãnh trên phần roto thông thường được dập xiên với cái trục, nhằm cải thiện các đặc tính mở máy. Đồng thời, giúp giảm bớt hiện tượng rung chuyển do lực điện từ trong động cơ sẽ tác dụng lên rôto một cách không liên tục.

Xem thêm: Cho Tứ Diện Đều Abcd Cạnh A

*

Các đường rãnh trên phần roto thông thường được dập xiên với cái trục

Phần cố định gồm có: vỏ máy, lõi sắt, nắp máy, cuộn dây stato và chụp che quạt… Bộ phận quay gồm có: lõi thép quay, cuộn dây rôto (thông thường có dạng lồng sóc), trục quay, ổ trục, cánh quạt và công tắc ly tâm hoặc rơle. Ngoài ra, còn có tụ điện (tụ điện khởi động hoặc tụ điện quay và động cơ điện hai trị số điện dung), biển nhãn hiệu và tổ hợp nối dây của động cơ,…

Vỏ máy motor điện 1 pha

Vật liệu vỏ máy của phần cố định thường chế tạo bởi tấm thép, nhôm đúc hoặc gang. Tác dụng của vỏ máy dùng để giữ lõi sắt của stato, chụp đầu và mômen ngược chịu phụ tải, vỏ máy làm thành dạng có hình đậy kín, mở ra và phòng hộ. Vật liệu chế tạo vỏ máy thường dùng tấm thép dày 1,2÷2mm cuốn thành, mục đích là để giảm giá thành sản phẩm, ưu điểm của vỏ máy đúc bằng nhôm là có trọng lượng nhẹ. Đối với những vỏ máy có kích thước lớn thường dùng vỏ gang, tiện lợi khi gia công, giảm được chấn động, tăng được tính ổn định của vỏ máy.

Lõi thép stato

Lõi thép stato được cấu tạo bởi những lá tôn silic dày khoảng 0,35÷0,5mm xếp chồng lên nhau. Đầu tiên dùng cách dập nguội những lá tôn silic đó. Sau đó, xếp các tấm đó lại với nhau rồi dùng đinh rivê tán ép chặt lại; cũng có thể dùng biện pháp hàn hồ quang khí Ác-gông Arg để cố định các lá tôn silic vào nhau hoặc còn có cách ép dập trực tiếp các lá tôn silic chặt trong vỏ hợp kim nhôm (Dura).

Cuộn dây stato động cơ điện 1 pha

Thông thường có hai bối dây, một bối dây chính gọi là cuộn dây làm việc và một bối dây phụ, còn gọi là cuộn dây khởi động, chúng được đặt lệch nhau trong không gian một góc 90º. Như động cơ điện trong máy giặt quần áo, yêu cầu về đường kính, số vòng dây và cuộn dây của hai cuộn dây chính và phụ hoàn toàn như nhau để khi động cơ điện quay thuận và quay ngược thì hai cuộn dây này đổi cho nhau. Khi quay thuận (theo chiều kim đồng hồ) thì cuộn dây chính làm việc, cuộn dây phụ khởi động, khi quay ngược, cuộn dây chính biến thành cuộn dây phụ và cuộn dây phụ biến thành cuộn dây chính.Thông thường đối với động cơ điện một pha, số vòng của dây êmay các cuộn dây chính và phụ không giống nhau, đường kính của cuộn dây phụ thường nhỏ hơn.

Nắp máy

Vật liệu dùng làm nắp máy và vỏ máy giống nhau, yêu cầu dung sai lắp ghép của nắp máy phải chính xác, độ đồng tâm cao phải phù hợp với yêu cầu, ngoài ra, phải cứng vững (độ chắc chắn) bảo đảm cho rôto hoạt động.Khe hở (giữa rôto và stato) của động cơ điện không đồng bộ một pha là 0,2÷0,3mm. Khi lắp ráp và sửa chữa nếu không chính xác hoặc khi tháp lắp bị va đập vào nắp máy làm cho biến dạng đều sẽ ảnh hưởng tới mức độ của khe hở. Từ đó, dẫn tới làm cho rôto và stato khi làm việc sẽ cọ sát vào nhau.

Lõi thép rôto

Lõi thép rôto cũng được chế tạo bằng cách ép chồng những lá tôn silic mà thành, khác với lõi thép stato là ở chỗ các rãnh được dập nghiêng để giảm thiểu sự chấn động và tiếng ồn; đối với rãnh kín yêu cầu cách điện của các lá tôn silic không cao lắm, có thể không cần phải quét lớp sơn cách điện.

Cuộn dây rôto

Cuộn dây rôto thường đúc bằng nhôm, sử dụng loại nhôm nguyên chất L1÷L5. Khi sửa chữa, không được tiện đứt đầu của rôto. Nếu khi tiện nhỏ lại của đai đầu, điện trở của rôto sẽ tăng lên, tổn hao công suất lớn làm cho tính năng làm việc của động cơ điện xấu đi.Dùng những thanh đồng thay cho thanh nhôm làm cho điện trở của rôto giảm, tổn hao công suất thấp, tổn hao đồng giảm đi, có thể nâng cao hiệu suất của động cơ điện, nhưng mômen khởi động bị hạ thấp.

Trục quay động cơ điện 1 pha

Yêu cầu kỹ thuật đối với trục quay phải đảm bảo các kích thước, hình dáng nhất định, lại còn phải đảm bảo độ cứng bề mặt, nếu không trong khi làm việc trục quay sinh ra độ cong quá lớn làm cho khe hở không đều, thậm chí còn sinh ra sự cố (cọ sát). Thông thường trục quay được chế tạo bằng thép cacbon số 45, thép cacbon số 65 hoặc các loại thép đặc biệt khác.

Xem thêm: Kế Hoạch Tổ Chức Đám Cưới File Excel Chuẩn Bị Đám Cưới Bằng File Excel

Công tắc ly tâm motor điện 1 pha

Do cuộn dây phụ chỉ hoạt động khi động cơ bắt đầu làm việc, khi tốc độ đạt tới 72%÷83% tốc độ định mức cuộn dây phụ sẽ rời khỏi trạng thái làm việc, cho nên cần có công tắc ly tâm. Sau khi tốc độ quay tăng cao, vì tác dụng của lực ly tâm, làm cho tiếp điểm của công tắc ly tâm nhả ra, khiến cho cuộn dây phụ tách khỏi nguồn điện. Do cuộn dây phụ chỉ có tác dụng khi khởi động, cho nên số vòng dây tương đối nhiều, dây dẫn tương đối mảnh. Nếu công tắc ly tâm mất tác dụng thì cuộn dây phụ sẽ làm việc liên tục, dẫn đến làm việc quá tải có thể làm cuộn dây phụ bị cháy.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính