Cách Tính Trợ Cấp Thương Tật Hàng Tháng Do Tai Nạn Lao Động, Cách Tính Trợ Cấp Hàng Tháng Tai Nạn Lao Động

*

Quy định pháp luật về trợ cấp, bồi thường tai nạn lao động

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc. Khi xảy ra tai nạn lao động với nhân viên, chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ các quy định về trợ cấp, bồi thường tai nạn lao động để có thể thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ.

Đang xem: Cách tính trợ cấp thương tật hàng tháng

I. NGHĨA VỤ THAM GIA BẢO HIỂMTAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Người sử dụng lao động và người lao động làm việc theohợp đồnglao động không xác định thời hạn,hợp đồnglao động xác định thời hạn,hợp đồnglao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì ngườisử dụnglao động phải đóng bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Mức trích đóng: Người sử dụng lao động đóng: 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNGĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế.Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.

4. Bồi thường tai nạn lao động, trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

5. Giới thiệu để người lao động được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật.

6. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

7. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe người lao động sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc…

III. TRÁCH NHIỆM TRỢ CẤP, BỒI THƯỜNG TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

1. Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao độngcó trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động cho người lao động khi bịtai nạn lao độngvà bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên khi thuộc trường hợp sau:

Bị tai nạn lao động không do lỗi của người lao động.Bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn.

Mức bồi thường:

Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%.Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Trợ cấp tai nạn lao động

Người sử dụng lao độngcó trách nhiệm trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên trong các trường hợp sau:

Bị tai nạn lao động do lỗi của chính người lao động gây ra.Bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn.

Mức bồi thường:

Ít nhất bằng 40% mức Bồi thường tai nạn lao động với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác trong hợp đồng lao động.

3.Các trường hợp đặc biệt khác

Trường hợpngười sử dụng lao độngđã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.

Xem thêm: Kiến Trúc Sư Tư Vấn Xây Nhà Diện Tích Nhỏ Đẹp Sao Cho Hợp Lý Nhất Kn130038

Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức Bồi thường, trợ cấp nêu trên, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Nếungười sử dụng lao độngkhông đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp nêu trên,người sử dụng lao độngphải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quanbảo hiểm xã hộichi trả; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.

4.Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ bồi thường tai nạn lao động khi bị tai nạn lao động

Người lao động không được hưởng chế độ từngười sử dụng lao độngnếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:

Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

IV. TRÁCH NHIỆM CHI TRẢ CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều kiện hưởng chế độ bồi thường tai nạn lao động

Ngoài được bồi thường tai nạn lao động, người lao động tham gia bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

V. MỨC TRỢ CẤP

Trợ cấp một lần

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Trợ cấp hàng tháng

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngaytrong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong cáctrường hợpsau đây:

Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.Người lao động bị chết trongthời gianđiều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

VI. CHI PHÍ GIÁM ĐỊNH SỨC KHỎE

Suy giảm khả năng lao động dưới 5%: người sử dụng lao động trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên và đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.

Việc không tuân thủ chặt chẽ các qui định cơ bản về bồi thường tai nạn lao động sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về sau. Quý khách có thể chia sẻ thêm với đại diện của chúng tôi về giải pháp cho từng tình huống cụ thể.

Là nhà tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh tại Việt Nam từ trước năm 2006, Viva cung cấp dịch vụ độc quyền theo cách tích hợp, hài hoà đồng thời cả 05 nền tảng chuyên sâu gồm Luật kinh doanh – Kế toán tài chính – Quản lý thuế – Quản trị quan hệ lao động – Thủ tục hành chính trong kinh doanh cùng với sự kế thừa kinh nghiệm tổng cộng lên đến hằng trăm năm cho mỗi công việc.

Xem thêm: Cách Nâng Cấp Máy Tính, Laptop Lấy Liền Hcm, Cách Nâng Cấp Máy Tính Bàn Đơn Giản

Kiến thức chuyên môn sâu rộng và năng lực quản trị kết nối các nguồn lực địa phương giúp chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp các giải pháp chuyên môn đặc biệt, vượt lên các giới hạn thông thường và mong đợi của khách hàng.

Đăng Ký Tư Vấn

Dịch vụ Chuyên viên nhân sự – Lao động tiền lương

Quản Lý Các Thủ Tục Tuân Thủ Về Lao Động Tiền Lương

Quản lý quan hệ lao động ở Việt Nam – Các thủ tục tuân thủ

03 Lưu Ý Về Bảo Hiểm Xã Hội Và Các Khoản Trích Theo Lương Từ Năm 2018

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính